Phong trào hợp tác hóa ở tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 71 - 72)

2 Hợp tác xã Tiên Hương tổng kết lãng phí vụ mùa tới 1000 cơng lao động vì đi muộn về sớm, để lúa cho thiếu nhi đập lãng phí tới 8 tạ thóc, hợp tác xã Duy Minh khơng dũ thóc rơm ướt cứ đem ra

2.2.2. Phong trào hợp tác hóa ở tỉnh Hà Nam

Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thực hiện cơng nghiệp hóa XHCN. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu để đi lên chủ nghĩa xã phải dựa trên sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, làm cho nơng nghiệp trở thành cơ sở của cơng nghiệp hóa. Để phát triển nơng nghiệp Đảng chủ trương cần phải phát triển quan hệ sản xuất XHCN, trong đó chủ yếu là vận động nông dân tham gia và các HTX. Phong trào HTX với phương thức làm ăn tập thể đã làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đồng thời thông qua sản xuất nông nghiệp, các HTX đã được củng cố và phát triển.

Để đưa phong trào hợp tác xã phát triển tỉnh đã mở chiến dịch “Đơng xn Hà Nam - Biên Hồ quyết tiến quyết thắng” - đây là chiến dịch Hà Nam thi đua với Biên Hòa kết nghĩa cày cấy kịp thời vụ, làm thủy lợi và bón phân. Sau bảy ngày chiến dịch nhiều chỉ tiêu đã đạt được và vượt mức kế hoạch. Thắng lợi bước đầu của chiến dịch Hà Biên đã cổ tinh thần hăng hái lao động, xây dựng HTX của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Trong lúc khí thế xây dựng HTX ở Hà Nam đang phát triển mạnh mẽ thì phong trào HTX Đại Phong giành được những thắng lợi to lớn đã khích lệ các địa phương miền Bắc tổ chức phong trào học tập thi đua với HTX Đại Phong. Trong khơng khí sơi nổi của phong trào hợp tác hóa ở miền Bắc tháng 4/1961 tỉnh ủy Hà Nam quyết định phát động phong trào thi đua với hợp tác xã Đại

Phong và phát động sản xuất lấy tên chiến dịch là “Mùa Đại Phong” từ ngày 22/5/1961.

Phong trào thi đua với hợp tác xã Đại Phong đã tạo ra khí thế cách mạng trong sản xuất nơng nghiệp của nhân dân Hà Nam phát triển mạnh mẽ. Trong phong trào thi đua với Đại Phong, Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ giữ vai trị xung kích. Hội liên hiệp Phụ nữ Hà Nam đã tổ chức cho chị em học tập, thảo luận nội dung và đăng ký thi đua “5 tốt”1, Đoàn thanh niên tỉnh đã phát động phong trào “Những người xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”.

Phong trào thi đua với hợp tác xã Đại Phong đã góp phần giành được những thắng lợi lớn trong chăm bón thu chiêm và sản xuất vụ thu, vụ mùa năm 1961. Nhân dân Hà Nam thu hoạch một vụ chiêm tốt nhất từ hồ bình lập lại, cấy 1 vụ vượt kế hoạch nhanh nhất so với tồn miền Bắc. Quy mơ hợp tác xã được mở rộng trình độ quản lý và giác ngộ chính trị được nâng cao, lực lượng mọi mặt của hợp tác xã được tăng cường lớn mạnh một bước. Kết thúc đợt 1 của chiến dịch “Mùa Đại Phong” tồn tỉnh có 92,2% hộ nơng dân vào hợp tác xã, trong đó 17,2% là bậc cao; 91% hộ vào hợp tác xã tín dụng; 86% hộ vào hợp tác xã mua bán. Số hợp tác xã bậc cao lên tới 109 hợp tác xã, tỷ lệ 17,2%. Hợp tác xã với quy mơ lớn đã có 3 hợp tác xã tồn xã (HTX Mộc Bắc với 1137 hộ, HTX Thanh Nguyên trên 600 hộ, HTX Khả Phong 900 hộ), 505 hợp tác xã tồn thơn trên 300 hộ như Thọ Lão, Hồng Tây, so với tỷ lệ 666 thôn đã đạt 75,82%, vượt kế hoạch cả năm của Trung ương là 5,82%.[12, 7] Phong trào thi đua với hợp tác xã Đại Phong là một cuộc vận động cách mạng rộng lớn trong quần chúng, nhằm mục đích vừa cải tạo, củng cố quan hệ sản xuất vừa đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân, nâng mức sống của nơng dân tập thể, hồn thành kế hoạch 5 năm. Để đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa trong tỉnh lên một bước mới, Đảng bộ tỉnh quyết định chọn hợp tác xã Khả Phong (Kim Bảng) là một lá cờ đầu trong phong trào Mùa Đại Phong. Đồng thời để làm đà cho phong trào thi đua toàn diện với Đại Phong gây được những chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất và thu vụ mùa và củng cố phát triển hợp tác xã thêm một bước, Đảng bộ quyết định phát động đợt 2 của chiến dịch “Mùa Đại Phong” lấy tên là đợt “Thi đua tháng 8”, thời gian từ 19/8 đến 30/9/1961. Mục đích của đợt thi đua này nhằm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)