Thắng lợi của phong trào hợp tác hóa ở Hà Nam đã làm thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo bước phát triển mới cho sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 93 - 97)

1 Kế hoạch giá trị sản lượng TCN trong năm 963 là 3.000.000 đồng trong đó kế hoạch 9 tháng đầu năm là 9.527.960 đồng Thực hiện kế hoạch của ngành thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm đạt

3.1.2. Thắng lợi của phong trào hợp tác hóa ở Hà Nam đã làm thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo bước phát triển mới cho sản xuất.

sản xuất ở nông thôn, tạo bước phát triển mới cho sản xuất.

Trước khi thực hiện phong trào hợp tác hóa, nền kinh tế của Hà Nam nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung cơ bản là một nền kinh tế tiểu nông với quan hệ sản xuất chủ yếu là sản xuất cá thể. Thực hiện chủ trương của Đảng về cải tạo XHCN trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và tư bản tư doanh thơng qua con đường hợp tác hóa, phong trào hợp tác hóa ở Hà Nam đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và củng cố và tăng cường chế độ sở hữu tập thể. Nông dân, thợ thủ công, tiểu thương lần lượt được tổ chức vào các tổ đổi công và các hợp tác xã, đến năm 1960 Hà Nam đã căn bản hồn thành xây dựng HTX bậc thấp, trong đó các công cụ sản xuất chủ yếu như ruộng đất, trâu bị, nơng cụ của xã viên đã được tập trung thống nhất sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của xã viên, nơng dân. Việc căn bản hồn thành cải tạo quan hệ sản xuất theo hình thức HTX bậc thấp đã đưa đến những biến đổi xã hội sâu sắc trong quan hệ xã hội. Quan hệ sản xuất XHCN bước đầu hình thành và tạo ra động lực mới cho phát triển sức sản xuất trong các ngành và lĩnh vực kinh tế, đồng thời, tạo ra “luồng gió mới” với khí thế đầy sơi động trong đời sống kinh tế - xã hội của Hà Nam, tác động mạnh mẽ, tích cực đến đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân trong tỉnh. Chế độ người bóc lột người ở nơng thơn đã căn bản bị xóa bỏ, lao động tập thể dần thay thế cho lao động riêng lẻ.

Từ năm 1961-1965, việc chuyển các HTX bấc thấp lên bậc cao với thực hiện cơng hữu hóa tư liệu sản xuất chủ yếu của xã viên đã làm thay đổi diện mạo của nông thôn Hà Nam từ một nền kinh tế dựa trên sở hữu cá thể là chính chuyển sang nền kinh tế dựa trên sở hữu tập thể là chính, lối sản xuất riêng lẻ phân tán được thay thế bằng hình thức làm ăn tập thể. Kinh tế HTX giữ vai trị chủ đạo ở nơng thơn. HTX

trở thành ngôi nhà chung của xã viên. Với việc xác lập hình thức làm ăn tập thể nông dân được tổ chức lại trong các HTX đã xố bỏ chế độ người bóc lột người, hiện tượng phân hóa giàu nghèo trong nơng thơn khơng cịn nữa, đời sống nhân dân được cải thiện.

Về mặt quan hệ, tổ chức quản lý sản xuất: Với việc xác lập và hoàn thiện dần quan hệ sở hữu tập thể XHCN ở nông thôn Hà Nam đã làm cho việc tổ chức quản lý sản xuất có những bước tiến. Hợp tác hóa đã mở ra khả năng thu hút các lực lượng lao động, đưa sản xuất của nông dân từ cá thể với hiệu quả sản xuất chưa cao khi vào HTX, kế hoạch sản xuất đã từng bước được triển khai thực hiện.

Nhờ có phong trào hợp tác hố nơng dân được tổ chức lại đã tạo động lực tập hợp thúc đẩy nhân dân tiến hành công tác thuỷ lợi, phong trào làm thủy lợi diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương. Bên cạnh việc xây dựng đập Cát Tường (Bình Lục), máng Mạc Thượng (Lý Nhân), đào sơng Bược và sông Giát (Duy Tiên), sông Hồng Tây (Kim Bảng), cịn huy động hàng triệu ngày công để tu sửa mương máng cũ, bồi bổ 544 con mương với tổng chiều dài 3.220.989 mét. Chỉ tính riêng năm 1959 tồn tỉnh đã đắp được 654.994m3 đất thuộc đê Sông Hồng, gấp 3 lần năm 1958 – 1957 cộng lại; ngoài ra các HTX cịn đắp cơi thân đê sơng Đáy và sông Châu Giang được 147.650m3, tinh thần cán bộ nhân dân hăng hái tham gia chỉ trong 7 ngày đã hoàn thành một khối lượng to lớn. [5,11].

Trong những năm 1961-1964 toàn tỉnh đã củng cố, xây dựng trên 3.400 cơng trình thủy nơng các loại, trong đó có 600 kênh mương dài 1.010 km, hơn 2.000 bờ vùng dài 1.980 km, trên 1.000 cầu cống, đã huy động trên 12 triệu ngày công , đào đắp trên 23 triệu m3 đất. Nhờ làm tốt phong trào thủy lợi đến năm 1964 trong tồn tỉnh có 99,5% số HTX đã có quy hoạch, 97% số HTX đã có đội thủy lợi chun mơn. Tổng khối lượng đào đắp lên tới 1.643.763m3 đất với gần 7 triệu ngày công. Tỉnh cũng đã xây dựng được 11 trạm bơm điện với 89 máy bơm, 144 máy bơm dầu và đã huy động hàng chục vạn nhân dân tham gia các đợt chống úng, chống hạn. Phong trào thủy lợi đã chủ động tưới tiêu cho 37.457 ha đất canh tác, sản xuất nông nghiệp được ổn định và ngày càng phát triển vững chắc. [59,359-340]

Phong trào thủy lợi đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, mạnh mẽ và phát huy được tác dụng nhất là trong những lúc khó khăn. Năm 1959 có 67.740 ha diện tích lúa đã được tưới nước . Vụ Đơng Xn 1961-1962, diện tích lúa bị hạn lên tới

50.490ha, chiếm 47% diện tích lúa đơng xn. Trước tình hình hạn hán nghiêm trọng kéo dài, được sự chỉ đạo tổ chức của tỉnh ủy nhân dân trong tỉnh đã tích cực làm thủy lợi chống hạn, nạo vét kênh mương. Nhân dân trong tỉnh đã bỏ ra 431.684 ngày công, dùng 2.628 guồng nước và 50.264 gầu để tát nước chống hạn. Nhờ những cố gắng to lớn đó chỉ trong vịng nửa tháng diện tích lúa bị hạn đã thu hẹp. Trong tồn tỉnh chỉ cịn 5.018 mẫu lúa bị hạn. Kết thúc đợt hạn hán vụ đông xuân, vụ mùa 1962 nhân dân Hà Nam lại phải đối mặt với nạn ngập úng. Trong tồn tỉnh có 2.100 mẫu mạ và 13.945 mẫu lúa mới cấy bị ngập. Để bảo vệ sản xuất, đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã tích cực tham gia chống úng. Sau hơn 2 tháng vật lộn chống úng, toàn tỉnh đã huy động 215.446 ngày công, sử dụng 8.248 gầu, 2.325 guồng và 56 máy bơm chống úng, cấy được 28.488ha, đạt 109% kế hoạch diện tích. [59,336-337]

Đầu năm vụ đông xuân năm 1963 liên tiếp xảy ra hạn hán có kỳ diện hạn lên đến 63,804 mẫu cấy lúa chiếm 59,65% diện tích kế hoạch vụ đơng xuân. Tiếp đến vụ mùa năm 1963 mưa liên tiếp diễn ra đã làm cho diện tích cấy lúa bị ngập lên đến 47.774 mẫu chiếm 77,26% diện tích lúa đã cấy. Trước tình hình đó nhân dân Hà Nam đặc biệt là những xã viên HTX nơng nghiệp đã có nhiều cố gắng nhằm hạn chế thiên tai, đẩy mạnh sản xuất. Tồn tỉnh đã bỏ ra 1.838.598 ngày cơng đắp bờ khoanh vùng, đào mương chống hạn, chống úng.

Phong trào hợp tác hoá sản xuất được đẩy mạnh hơn trước, các hợp tác xã đã chú trọng đến việc tăng diện tích, tăng vụ. Bình qn diện tích trồng trọt trong 4 năm 1961-1964 tăng hơn so với ba năm cải tạo 1958-1960 từ 80.138ha (1958-1960) lên 82.297\ha (1961-1964). Nâng hệ số sử dụng đất từ 1,54 (1958-1960) lên 1,69

(1961-1964). Trong những năm 1961-1964 hơn 15.000 ha lúa 1 vụ thành lúa 2, 3 vụ [59, 359]

Nhờ có phong trào hợp tác hố nên phong trào cải tiến nông cụ, cải tiến kỹ thuật được đẩy mạnh. Phong trào cải tiến kỹ thuật, cầy sâu, bừa kỹ, cấy đúng thời vụ của các HTX đã hơn hẳn cách làm của các tổ đổi công và cá thể. “Theo báo cáo thống kê của trên dưới 100 xã trong tỉnh cầy bằng cầy 51, cầy cải tiến và cầy từ 2 lượt trở lên của hợp tác xã chiếm 68,33% diện tích, tổ đổi cơng và cá thể cấy 2 lượt trở lên chiếm có 38,96% diện tích. Bừa 10 lượt trở lên của HTX chiếm 45,31% diện tích; tổ đổi cơng và hộ cá thể có 26,04% diện tích. Diện tích cấy 20x20 và dầy hơn của

HTX chiếm 56% diện tích; tổ đổi cơng và hộ cá thể cấy 20x20 và dầy hơn 32,68% diện tích. Diện tích hợp tác xã bón phân 58,38%; tổ đổi công và hộ cá thể 41,37%”. Việc trang bị máy móc, nơng cụ phục vụ sản xuất được chú trọng. Các HTX được trang bị cày, bừa, làm cỏ, máy bơm nước các HTX đã thành lập được các tổ khoa học kỹ thuật. Phong trào cải tiến công cụ và sử dụng công cụ cải tiến trong các hợp tác xã nông nghiệp cũng phát triển. Vụ đơng xn năm 1962, bình qn trong tồn tỉnh cứ 2,9 ha có một cày cải tiến, 9 ha có một bứa cải tiến 1,1 ha có một bừa cỏ hoặc cào cỏ cải tiến, 36 ha có một guồng nước, 26 ha có một trục lăn hoặc máy tuốt lúa. Đến tháng 9-1964, cứ 2,4 ha có một cày cải tiến, 5 ha có một bừa cải tiến, 36 ha có một guồng nước, 26 ha có một máy tuốt lúa. Số máy kéo tăng từ 2 chiếc năm 1961 lên 26 chiếc năm 1964. [59,362]

Khi vào HTX kế hoạch sản xuất từng bước được xây dựng và triển khai thực hiện là cho hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Trong các HTX nông nghiệp, đã ngày càng xác định được phương hướng sản xuất làm cho sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn, cơ cấu nơng nghiệp có sự chuyển dịch. Diện tích đất trồng cây lương thực có xu hướng giảm, diện tích đất trồng cây cơng nghiệp có xu hướng tăng lên. Năm 1961 diện tích trồng cây lương thực của cả tỉnh là 80.862 ha đến năm 1963 giảm xuống còn 72.722 ha, diện tích trồng cây cơng nghiệp tăng từ 3.488 ha (1961) lên 4.029 ha (1963). Diện tích hoa màu và cây lương thực tăng.

Cùng với sản xuất, chăn nuôi phát triển mạnh, nhất là thả cá chăn ni, ở Thanh Hà có 7 hợp tác xã đã thả tới 321 mẫu cá ruộng, có tới 280.000 con cá, nơi ít nhất như hợp tác xã Hồ Ngãi cũng thả được 2 vạn con, Ung Liêm 12 vạn con, Dương Xá 5 vạn con v v... toàn tỉnh có tới 70% số hợp tác xã kinh doanh thả cá [10,10]. Diện tích ni thả cá và sản lượng cá năm 1960 tăng gấp 4 lần so với giai đoạn năm 1957, năm 1957 tồn tỉnh có 956ha diện tích ni cá đến năm 1960 đã tăng lên 4.382ha [81,80]. Năm 1961 diện tích thả cá ruộng đã được mở rộng tới 7.864ha đạt 126,5% kế hoạch và tăng gấp đôi năm 1960. Chăn nuôi gia súc cũng được đẩy mạnh, đầu tháng 4-1961 theo điều tra ở 20 xã, có 56% số hộ ni lợn đến tháng 7, số hộ nuôi lợn đã tăng lên 62,6%. Riêng huyện Lý Nhân có 75% và huyện Thanh Liêm có 68%. Trong 2 năm 1961-1962, cơ cấu nơng nghiệp có sự chuyển dịch trong đó diện tích trồng trọt có xu hướng giảm về tỷ trọng từ 58% bình quân 3 năm cải tạo xuống còn 53,5%, tỷ trọng

ngành chăn ni tăng từ 22,3% lên 22,4% trong đó đàn trâu tăng 6,53%, đàn lợn tăng 10,9%, vịt tăng 1,21% [17,8]

Năm 1963 đàn trâu trong tồn tỉnh có 16.546 con bằng 93,1% so với kế hoạch tăng 6,7% so với năm 1962, đàn bị có 5.804 con bằng 101,3% so với kế hoạch, tăng 5,1% s với năm 1962 [19,7]. Năm 1964 tồn tỉnh có 382 HTX (48,6%) chăn ni trâu bị cày kéo kết hợp với sinh sản và năm 1964 tính chung ở các HTX có 1423 con bê nghé đẻ thêm trong đó số ni được khoảng 89%.

Chăn nuôi tập thể cũng rất phát triển. Năm 1963 trong tồn tỉnh có 66 HTX chăn nuôi lợn tập thể đến năm 1964 đã tăng lên 104 HTX (13,2%). Tổng số lợn ni trong tồn tỉnh là 2811 con. Số HTX ni dê năm 1963 có 15 HTX với 365 con đến năm 1964 có 19 HTX ni dê với 2964 con tăng gấp 8 lần so với năm 1963. Số HTX nuôi cá ruộng tăng từ 350 HTX lên thành 576 HTX.[72,5]

Thủ công nghiệp từ chỗ phân tán nhỏ lẻ được tập trung lại để sản xuất nhờ đó đã thúc đẩy việc cải tiến trong sản xuất thủ công nghiệp. Các HTX thủ công nghiệp đã cung cấp các sản phẩm phục vụ cho quần chúng nhân dân, cung cấp tư liệu sản xuất như cày bừa cải tiến, cào cỏ phục vụ cho nhu sản xuất nông nghiệp. Năm 1963 HTX thủ công nghiệp đã cung cấp 1.710 cày cải tiến, 600 bừa cải tiến và 12.145 cuốc các loại phục vụ cho nông nghiệp.[85,3]

Với những kết quả đạt được, phong trào hợp tác hóa đã khẳng định được tính ưu việt của mình hơn hẳn so với lối làm ăn riêng lẻ. Nó làm cho nơng dân thực sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mơ hình sản xuất mới trong nơng nghiệp nơng thơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)