Trong quá trình xây dựng kinh tế tập thể khơng thể vội vã xóa bỏ các hình thức kinh tế cá thể mà cần phải phát triển một nền kinh tế nhiều thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 105 - 107)

1 Kế hoạch giá trị sản lượng TCN trong năm 963 là 3.000.000 đồng trong đó kế hoạch 9 tháng đầu năm là 9.527.960 đồng Thực hiện kế hoạch của ngành thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm đạt

3.2.2. Trong quá trình xây dựng kinh tế tập thể khơng thể vội vã xóa bỏ các hình thức kinh tế cá thể mà cần phải phát triển một nền kinh tế nhiều thành

hình thức kinh tế cá thể mà cần phải phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần trong một thời gian dài.

Để đi lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ phải trải qua thời kỳ quá độ. Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để nhằm xây dựng một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Trong bản báo cáo Hồn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân

tiến lên chủ nghĩa xã hội của Tổng Bí thư Trường Chinh đề cập tạo Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ II đã xác định nền kinh tế của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là kinh tế dân chủ nhân dân. Kinh tế dân chủ nhân dân Việt Nam gồm có những bộ phận: bộ phận kinh tế nhà nước gồm những xí nghiệp do Nhà nước kinh doanh; bộ phận hợp tác xã gồm những tổ chức kinh tế do hợp tác xã kinh doanh; bộ phận kinh tế nhỏ tức kinh tế của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ; bộ phận kinh tế tư bản tư nhân gồm những xí nghiệp của tư sản dân tộc. Ngồi ra, cịn bộ phận tư bản nhà nước gồm những xí nghiệp do tư bản tư nhân cùng chung vốn với Nhà nước kinh doanh, hoặc các xí nghiệp và tài nguyên của Nhà nước nhượng cho tư nhân kinh doanh có điều kiện.[95,106]

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (khóa II) tháng 12-1957 chuyên bàn về cơng tác kinh tế tài chính đã nhận định về vai trị của nền kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân: Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân giữ một địa vị còn rất quan trọng về sản xuất cũng như về thương mại. Trong nông nghiệp, hầu hết là sản xuất nhỏ và riêng lẻ, phong trào hợp tác mới ở trình độ đổi cơng, khu vực quốc doanh nông nghiệp rất nhỏ bé; về công nghiệp và thương mại, mặc dầu ta đã cố gắng xây dựng lực lượng quốc doanh, cho đến nay khu vực tư nhân vẫn chiếm đại bộ phận: 55% tổng sản lượng công nghiệp (chưa kể các nghề phụ ở nông thôn và các ngành tự sản xuất tự tiêu thụ; nói riêng về hàng tiêu dùng thì tới 60%); 58% tổng trị giá hàng hố bán lẻ (chưa kể các bộ phận lẻ tẻ khác không thống kê được). Việc sử dụng khả năng kinh tế của tư nhân trên cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo của Nhà nước, trên cơ sở tăng cường không ngừng lực lượng của khu vực kinh tế quốc doanh là một việc trọng yếu. Vấn đề sử dụng khả năng kinh tế

của tư nhân không phải chỉ là vấn đề kinh tế mà cịn là vấn đề chính trị. Đó là vấn đề vận dụng sách lược cách mạng và chính sách mặt trận của Đảng và việc lãnh đạo kinh tế tài chính. Đó là vấn đề quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong quá trình xây dựng chế độ kinh tế dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trước mắt, đó là một trong những khâu chính trong việc khơi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, khu vực kinh tế nhà nước và hợp tác xã trong một thời gian không ngắn, chưa thể thay thế được mọi hoạt động kinh tế của tư nhân. [98,697-698]

Chúng ta thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, ôm đồm quá là dễ sinh ra quan liêu, lãng phí, tham ơ, hỏng việc. Trái lại, khuyến khích các nhà cơng thương bỏ vốn mở mang kinh doanh sản xuất dưới sự lãnh đạo của Nhà nước là có lợi. Chính sách đối với công thương nghiệp tư nhân hiện nay cần rộng rãi, mềm dẻo, nhịp độ điều chỉnh phải nhẹ nhàng và hình thức phải phong phú. Đối với thợ thủ cơng và người bn bán nhỏ, về mặt chính trị cũng như về mặt kinh tế, cần có sự đối đãi thích đáng vì họ là quần chúng cơ bản của chúng ta. [98,698-699]

Tuy nhiên do xuất phát từ nhận thức muốn xóa bỏ tận gốc chế độ bóc lột, chặn đứng con đường phát triển tự phát của CNTB ở nơng thơn Đảng chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tiểu thương, kinh tế tư nhân xây. Việc xây dựng kinh tế tập thể, xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân đã làm hạn chế khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường "rút ngắn" quá trình lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng "rút ngắn" khơng phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí, coi thường quy luật, như muốn xoá bỏ nhanh sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế "phi chủ nghĩa xã hội" hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa, v.v.. Trái lại, phải tơn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thức, bước đi thích hợp. Phát triển theo con đường "rút ngắn" là phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là điểm xuất phát rất thấp, sản xuất nhỏ là phổ biến. Điều đó có nghĩa là trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta còn

rất thấp kém và do đó sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn cịn phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chẳng những khơng cần phải xố bỏ mà cịn cần được tạo mọi điều kiện để phát triển. Nó là một hình thức sở hữu cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nên kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ vẫn là nền kinh tế nhiều thành phần. Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan và lâu dài, có lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng và tính hiệu quả về kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)