Vận động nông dân tham gia vào HTX phải dựa trên tinh thần tự nguyện, khơng nên gị ép chạy theo phong trào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 107 - 111)

1 Kế hoạch giá trị sản lượng TCN trong năm 963 là 3.000.000 đồng trong đó kế hoạch 9 tháng đầu năm là 9.527.960 đồng Thực hiện kế hoạch của ngành thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm đạt

3.2.3. Vận động nông dân tham gia vào HTX phải dựa trên tinh thần tự nguyện, khơng nên gị ép chạy theo phong trào

nguyện, khơng nên gị ép chạy theo phong trào

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao, HTX hoạt động như một doanh nghiệp dựa trên các giá trị và nguyên tắc tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, cơng bằng và đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong việc giúp các hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Vì vậy việc tham gia vào HTX phải hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tuyệt đối không được cưỡng ép người nông dân, phải để người nông tự suy nghĩ, tự nhận rõ lợi ích thiết thân và tự nguyện hợp tác với nhau. Để cho họ nhận thấy rằng do sự phát triển tự nhiên của kinh tế và xã hội mà cần phải hợp tác lại và sự hợp tác này đem lại lợi ích thiết thân cho người lao động có như vậy hợp tác xã mới phát triển và phát huy được ưu thế của mình.

Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức muốn nhanh chóng xóa bỏ tận gốc chế độ bóc lột, xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, chặn đứng con đường phát triển tự phát của CNTB ở nông thôn, thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mở đường cho sức sản xuất từ trình độ lạc hậu tiến lên trình độ hiện đại, xây dựng cơ sở để tiến hành cơng nghiệp hóa XHCN, củng cố khối liên minh công nông trong thời kỳ lịch sử mới, Đảng chủ trương kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc qua con đường phong trào hợp tác hóa tiến lên CNXH. Và coi đó là bước đi tất yếu mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh cách mạng kỹ thuật để xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về mặt kinh tế. Với chủ trương đó, phong trào vận động quần chúng nhân dân tham gia vào các HTX đã diễn ra một cách ồ át ở

các địa phương. Nhiều nơi đã diễn ra tình trạng gị ép, chạy theo thành tích dẫn đến vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.

Ngay từ những ngày đầu đề ra chủ trương phát triển phong trào hợp tác hóa, vận động quần chúng nhân dân tham gia vào các hợp tác xã, Đảng bộ tỉnh đã chủ trương vận động nông dân tham gia vào các hợp tác xã phải dựa trên nguyên tắc tự nguyên, dân chủ, và cùng có lợi. Bên cạnh những địa phương làm tốt công tác vận động tuyên truyền để nhân dân tham gia vào các HTX một cách tự nguyên, thì ở một số nơi, khi vận động nhân dân tham gia vào các HTX đã mang tính chất thành tích, chạy theo phong trào, không tuân theo nguyên tắc đã đề ra. Việc vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi tham gia vào HTX đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu thực hiện. Năm 1959 kiểm điểm trong 9 cơ sở của Bắc Lý – Lý Nhân có 347 xã viên gia nhập, mỗi cơ sở có 1-2 xã viên chưa tự nguyện. Trong 5 huyện có 5.993 hộ vào HTX thì có 113 hộ chưa tự nguyện. Nhất là đối với đảng viên, có quan niệm rằng đã là đảng viên thì phải có nhiệm vụ vào HTX khơng áp dụng ngun tắc tự nguyện, do đó áp dụng phương pháp gò ép đối với một số đảng viên, dẫn đến tình trạng đảng viên buộc phải vào HTX nhưng gia đình thì vẫn được làm ngồi (ở Cơng Lý có đảng viên vào một mình cịn vợ và mẹ khơng vào). Có nơi đe doạ quần chúng: “Đi vào con đường riêng lẻ là con đường đầy trông gai rắn độc”, “Không vào HTX sẽ bị cắt đăng ký”, “Khơng vào HTX thì rồi đây sẽ bị tịch thu ruộng đất như Trung

Quốc”[3,29].

Có nơi dùng biện pháp mệnh lệnh về kinh tế như dọa cắt đăng ký sợi làm nghề dệt vải, làm nghề phụ, không tuyển đi công trường làm mà chỉ giao cho hợp tác xã làm để nông dân phải vào hợp tác xã. [6,13]

Việc đưa nơng dân vào HTX chưa xuất phát từ chính nhu cầu thực của người nông dân, mà do yêu cầu từ trên xuống, chưa phải vì mục tiêu kinh tế mà vì mục tiêu chính trị bởi vậy khi tham gia vào HTX người dân chưa thực sự chủ động, tích cực, chưa đáp ứng được yêu cầu của phương thức sản xuất mới dẫn đến ý thức sản xuất và làm chủ tập thể còn kém và chưa hiệu quả.

KẾT LUẬN

Phong trào hợp tác hóa là một cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất nhằm cải tạo quan hệ sản xuất cũ cá thể sang quan hệ sản xuất mới tập thể. Sau khi cách mạng ruộng đất thành cơng, trước tình hình mới, Đảng chủ trương cần phải tiến hành hợp tác hóa nhằm cải tạo chế độ sở hữu, cải tạo quan hệ sản xuất, biến nền kinh tế tư nhân, cá thể thành nền kinh tế tập thể. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về tiến hành cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh bằng cách đưa các thành phần kinh tế này vào hợp tác hóa nhằm xây dựng một quan hệ sản xuất mới, đưa nền kinh tế quốc dân thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam,

phong trào hợp tác hóa đã trở thành phong trào cách mạng sâu rộng ở nông thôn. Thông qua vận động, tuyên truyền về tính ưu việt của phương thức làm ăn tập thể, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào các tổ đổi công và các HTX. Kết thúc 3 năm cải tạo tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh phong trào hợp tác hóa bậc thấp trong tồn tỉnh đã căn bản hồn thành.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960) đã xác định chỉ có đưa miền Bắc tiến lên CNXH mới có thể củng cố và phát triển được những thắng lợi cách mạng đã giành được, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Đảng chủ trương đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH hoàn thành cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, mở rộng quan hệ sản xuất XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân [101,569]. Trong công tác cải tạo, cải tạo nơng nghiệp là khâu chính của tồn bộ cơng cc cải tạo XHCN. Trong cải tạo nơng nghiệp, hồn thành việc hợp tác hóa bậc thấp đưa tồn bộ HTX bậc thấp lên bậc cao. Thực hiện chủ trương của Đảng trong suốt những năm 1961-1965, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất. Thông qua phong trào thi đua với HTX Đại Phong, Duyên Hải, Thành Công, qua cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật phong trào hợp tác hóa được củng cố và phát triển, quy mơ HTX được mở rộng đưa được trên 50% HTX nông nghiệp lên HTX bậc cao.

Phong trào hợp tác hóa với phương thức làm ăn tập thể đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Sản xuất nông nghiệp từng bước được đầu từ về kỹ thuật, phân bón, máy móc thiết bị cải tiến trong sản xuất. Phong trào làm thủy lợi trong các hợp tác xã đã hạn chế và khắc phục được những khó khăn do thiên tai gây ra đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích trồng trọt. Chăn ni gia gia súc, chăn nuôi cá phát triển. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nạn cho vay nặng nãi ở nông thôn dần dần được khắc phục. Bên cạnh đó phong trào cũng tồn tại những hạn chế trong phương thức quản lý HTX, ý thức làm chủ của xã viên HTX còn chưa cao do vậy mà hiệu quả kinh tế từ phong trào HTX còn nhiều hạn chế.

Đi lên CNXH là phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Con đường đi lên CNXH là lâu dài, phức tạp, phải đi từng bước và khơng được nóng vội. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, đường lối phát triển CNXH ở Việt Nam

được đề cập tới thông qua báo cáo Hồn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân

chủ nhân dân của Tổng Bí thư Trường Chinh trong đó khẳng định con đường tiến

lên CNXH của Việt Nam phải trải qua ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ nhất định. Trong giai đoạn thứ ba, giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra rất lâu dài, trải qua nhiều kế hoạch dài hạn để củng cố cơ sở cho CNXH. Trong suốt quá trình cải tạo XHCN nên kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dân chủ nhân dân với nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế tập thể là một bộ phận trong nền kinh tế quốc dân. Các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản vẫn được duy trì trong một thời gian dài. HTX và HTX nông nghiệp là một thành phần kinh tế tập thể quan trọng trong nền kinh tế nhiều thành phần, cùng với nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, tồn tại lâu dài trong quá trình đi lên CNXH ở nước ta. Vì vậy trên quan điểm khơng phân biệt các thành phần kinh tế, cần quan tâm, giúp đỡ, củng cố và phát triển các HTX – nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể. Trong quá trình chuyển đổi và phát triển các HTX mới, tuyệt đối khơng thể gị ép người nơng dân tham gia mà phải trên cơ sở lợi ích đặc biệt là lợi ích của người sản xuất có như vậy HTX mới thực sự phát huy được vai trị tích cực của mình trong phát triển kinh tế và xây dựng quan hệ sản xuất XHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)