Mặc dù phong trào HTX đã làm thay đổi căn bản quan hệ sản xuất ở nông thơn nhưng vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 100 - 102)

1 Kế hoạch giá trị sản lượng TCN trong năm 963 là 3.000.000 đồng trong đó kế hoạch 9 tháng đầu năm là 9.527.960 đồng Thực hiện kế hoạch của ngành thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm đạt

3.1.4. Mặc dù phong trào HTX đã làm thay đổi căn bản quan hệ sản xuất ở nông thơn nhưng vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế.

nông thơn nhưng vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế.

Trong quá trình xây dựng các HTX do chưa nhận thức được việc tổ chức hợp tác hóa là một quá trình lâu dài phải tiến hành với từng bước đi vững chắc. Bước đi và hình thức thích hợp đầu tiên để đưa nơng dân miền Bắc vào con đường làm ăn tập thể là xây dựng các tổ đổi công nhằm giáo dục tinh thần tập thể trong sản xuất. Khi các tổ đổi công phát triển mới thực hiện việc xây dựng HTX bậc thấp. Tuy nhiên do tư tưởng chủ quan, nóng vội nên cuộc vận động thành lập các tổ đổi công và HTX đã diễn ra một cách ồ ạt trong một thời gian ngắn dẫn đến chất lượng của các HTX chưa cao. Nhiều nơi sử dụng mệnh lệnh hành chính vi phạm nguyên tắc tự nguyện buộc người dân tham gia vào phong trào HTX.

Việc chuyển từ HTX bậc thấp lên HTX bậc cao là một quá trình phức tạp từ thấp đến cao và địi hỏi cần phải có thời gian. HTX bậc thấp là một hình thức quá độ từ chế độ sở hữu cá thể lên chế độ sở hữu tập thể XHCN, có tác dụng làm cho người dân cá thể dễ tiếp thu và từng bước làm quen với lề lối làm ăn tập thể. Tuy nhiên do Đảng nhận thức một cách quá đơn giản về con đường hợp tác hóa, lại áp dụng máy móc mơ hình hợp tác hóa của các nước khác vào Việt Nam, nên khi vừa mới hoàn thành việc xây dựng phong trào HTX người dân chưa kịp làm quen với lề lối làm ăn tập thể, trình độ của lực lượng sản xuất cịn thơ sơ, tư liệu sản xuất vẫn cịn lạc hậu thì Đảng đã đề ra chủ trương xây dựng HTX bậc cao. Bởi vậy mặc dù phong trào HTX phát triển rộng rãi, được đông đảo nhân dân tham gia và quy mô ngày càng mở rộng nhưng cả xã viên lẫn ban quản trị đều lúng túng với hình thức sản xuất mới.

Phong trào HTX càng phát triển, càng nhiều HTX bậc thập chuyển lên HTX bậc cao thì mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất kém phát triển với quan hệ sản xuất tiên tiến càng bộc lộ sâu sắc. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý, về chế độ phân phối đã bộc lộ tính chất phi hiệu quả của mơ hình HTX. Cho rằng sản xuất tập thể sẽ hơn sản xuất cá thể, năng suất lao động sẽ tăng cao hơn thế nhưng trên thực tế càng phát triển phong trào HTX thì năng suất lao động càng giảm. Trong hai năm 1958 và 1959 việc phát triển các tổ đổi công phong trào hợp tác xã đã thực sự phát huy thế mạnh, năng suất lương thực tăng cao. Tuy nhiên năm 1960, năm phong trào khi phong trào hợp tác hóa phát triển mạnh mẽ thu hút đơng đảo nhân dân tham

gia vào HTX thì năng suất lương, thực khơng hề tăng mà cịn giảm hơn so với trước thời cải tạo.

Tốc độ tăng bình quân hàng năm của giá trị tổng sản lượng nông nghiệp trong 3 năm cải tạo (1958-1960) là 2,5% trong khi đó tốc độ tăng bình qn hàng năm của giá trị tổng sản lượng nông nghiệp trước cải tạo là 7,3% (1955-1957).

Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, phong trào HTX đã thu hút được 98% nông dân tham gia vào HTX nông nghiệp và 92% thợ thủ công tham gia vào các HTX thủ công nghiệp, số lượng HTX bậc cao và quy mô hợp tác xã tăng lên nhưng năng suất và sản lượng vẫn chưa đạt được so với giai đoạn trước khi thực hiện hợp tác hóa. Sản lượng lúa cả năm 1963 chỉ đạt có 1.660kg/ha, năm 1964 đạt 1.917kg/ha trong khi đó sản lượng lúa cả năm 1957 đạt 1.925kg/ha. Bình quân năng suất lúa trong những năm 1961-1964 thấp hơn bình quân năng suất lúa những năm 1958-1960. Phong trào HTX chỉ phát triển về số lượng mà chưa nâng cao về chất lượng. Nhiều mơ hình hợp tác xã làm ăn khơng hiệu quả, vốn đầu tư nhiều nhưng năng suất thấp, thậm chí cịn làm ăn thua lỗ điển hình là HTX Quỳnh Châu (Duy Tiên) chi phí phân bón hết 558kg thóc/mẫu trong khi thu hoạch chỉ được 600kg thóc/mẫu. Phong trào HTX đã khơng phát huy được tính ưu việt của quan hệ sản xuất, đi ngược với bản chất tốt đẹp của quan hệ sản xuất mới. Tình trạng làm ẩu, làm dối, gây lãng phí, ăn cắp nguyên liệu, bớt xém tham ô diễn ra ở cả xã viên và cán bộ quản trị.

Ngay từ những ngày đầu xây dựng phong trào hợp tác xã đã có những dấu hiệu bất ổn. Nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân có tâm lý lo lắng hồi nghi tính hơn hẳn của hợp tác xã cho rằng hợp tác hoá là yêu cầu của lãnh đạo chứ chưa phải u cầu rộng rãi của quần chúng. Hồi nghi tính hơn hẳn của hợp tác xã hoặc có thừa nhận hợp tác xã hơn cũng là một cách gượng gạo miễn cưỡng. Ở một số nơi xã viên tham gia vào HTX sau một thời gian đã xin ra khỏi HTX, một số HTX nông nghiệp sau khi thành lập có nguy cơ tan rã (trường hợp HTX Đinh Ngọ có 39 hộ xã viên kết nạp trước vụ chiêm năm 1959 đến cuối năm 1959 cả 39 xã viên xin ra). Sau vụ chiêm năm 1959 trong tồn tỉnh có tới 578 hộ trong 175 cơ sở xin ra khỏi HTX. Tại xã Hoàng Tây huyện Kim Bảng kết nạp 62 xã viên sau vụ chiêm năm 1959 có tới 30 xã viên xin ra. Tại xã Đinh Ngọ kết nạp được 39 xã viên, xin ra cả 39, tỷ lệ 100%. Huyện Lý Nhân có 1.591 hộ, xin ra 65 hộ, tỷ lệ 4%; số hộ bần nơng có 1.003, xin ra 49, tỷ lệ 4,8%; số trung nơng có 162 xin ra 16, tỷ lệ 10%. Huyện Kim

Bảng có 2.268 hộ, xin ra 94 hộ, tỷ lệ 4%, số hộ bần nơng có 1.745, xin ra 62, tỷ lệ 3,5%; số hộ trung nơng có 523, xin ra 32, tỷ lệ 6,1%. [10,8]

Cuộc vận động cải tiến quản lý HTX được tiến hành mới chỉ tăng số lượng lao động tham gia vào các HTX mà chưa nâng cao được chất lượng, số lượng HTX kém và nát vẫn còn rất nhiều. Giá trị ngày công lao động trong các hợp tác xã không những khơng tăng mà cịn ngày càng giảm đi. Tuy nhiên do thắng lợi to lớn trong xây dựng các hình thức HTX nên những dấu hiệu bất ổn của mô hình tập thể trong những năm này chưa bộc lộ rõ nét.

3.2. Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)