Năm tốt gồm: Chấp hành chính sách tốt; 2 Tham gia quản lý tốt; 3 Lao động sản xuất tốt; 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 72 - 82)

huy thắng lợi của chiến dịch “Hà Nam Biên Hoà” và đợt 1 của chiến dịch “Mùa Đại Phong”, nêu cao khí thế thi đua với Đại Phong, mà củng cố phát triển hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất tồn diện, trước mắt chăm sóc vụ thu, vụ mùa, để hồn thành thắng lợi vụ mùa, góp phần quyết định thắng lơi kế hoạch sản xuất nông nghiệp 1961, tạo cơ sở thuận lợi tiến hành vụ đông xuân 1961 - 1962. Tỉnh ủy đề ra chỉ tiêu phát triển phong trào hợp tác hóa trong đợt thi đua đảm bảo 80% số thôn hoặc vài ba thôn nhỏ là 1 hợp tác xã, 95% hộ gia nhập hợp tác xã, đưa 25% hợp tác xã bậc thấp lên cao.

Trong củng cố và phát triển phong trào hợp tác hoá, Đảng bộ tỉnh mở các đợt chỉnh huấn để củng cố vững chắc thêm về tư tưởng tổ chức và công tác quản lý cho quản trị và xã viên. Đi đôi với củng cố hợp tác xã tiếp tục phát triển thêm xã viên mới, mở rộng quy mô thôn và đưa lên cao. Những tháng cuối năm 1961, toàn tỉnh dấy lên phong trào thi đua trở thành “Trai gái Đại Phong”, “Xã viên Đại Phong” và “Đội sản xuất Đại Phong”. Các đợt thi đua tiếp theo liên tục được phát động như tháng 10 thi đua “6 tốt”, tháng 11 thi đua “Sản xuất đông xuân Đại Phong vượt mức kế hoạch”, tháng 12 thi đua “Đông xuân Hà Biên anh dũng”. Trong chiến dịch “Đơng xn Hà Biên anh dũng” đã có hàng trăm người đạt danh hiệu kiện tướng, cá nhân xuất sắc, danh hiệu “Trai gái Đại Phong”.

Kết quả đến cuối năm 1961, toàn tỉnh xây dựng được 837 HTX với 95.011 hộ nông dân chiếm 94,53% số hộ nông dân trong tỉnh. 145 HTX đã chuyển lên bậc cao với 22.458 hộ chiếm 22,34% tổng số hộ xã viên. Việc mở rộng quy mô HTX theo đơn vị thơn đã căn bản hồn thành. Đã có 527/666 thơn xây dựng HTX tồn thơn, chiếm 84%. Toàn tỉnh đã xây dựng được 53 HTX liên thôn với quy mô 2-3 thơn và 3 HTX tồn xã. Tại Đại hội liên hoan anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ III (5- 1962), các hợp tác xã Minh Tiến, hợp tác xã Đình Ngọ (Duy Tiên) và hợp tác xã Thơn Bùi (Bình Lục) được tun dương và tặng cờ đơn vị tiên tiến. Trong phong trào thi đua với Đại Phong, nhiều hợp tác xã tiên tiến đã xuất hiện. Hợp tác xã thôn Bùi được công nhận là một trong 250 “Hợp tác xã Đại Phong” của tồn miền Bắc. [59,334]

Bảng 2.1: Quy mơ các hợp tác xã trong năm 1961 Quy mô HTX Sô lượng HTX

Loại HTX dưới 50 hộ 43 Loại HTX từ 51 – 100 hộ 311 Loại HTX từ 101 – 150 hộ 196 Loại HTX từ 151 – 200 hộ 93 Loại HTX từ 201 – 250 hộ 56 Loại HTX từ 251 – 300 hộ 19 Loại HTX từ 300 trở lên 19

(Nguồn: Ban công tác nơng thơn(1962), Dự thảo Báo cáo tình hình và phương hướng nhiệm vụ cơng tác quản lý HTX nông nghiệp, Hồ sơ lưu trữ UBND Hà Nam)

Cùng với phong trào HTX nông nghiệp, HTX mua bán và HTX vay mượn cũng phát triển. Tồn tỉnh có 165.148 xã viên HTX vay mượn chiếm 65% và 140.44 xã viên HTX mua bán chiếm 57,6%. Cơng tác huy động vốn của HTX vay mượn có nhiều tiến bộ. Doanh số huy động vốn cả năm được 2.172.000 đồng, so với số dư cuối năm là 975.384 đồng đạt 140% kế hoạch.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, các HTX thủ công nghiệp trong tỉnh đã tích cực cải tiến cơng cụ, đổi mới thiết bị, xây dựng lán xưởng. Các HTX đã lên kế hoạch ba khoán như khoán thời gian, khoán chỉ tiêu sản phẩn, khoán chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên liệu. Tiến hành hợp 10 HTX thành 5 HTX lớm gồm 227 xã viên và 3 tổ sản xuất. Các HTX đã phát động phong trào thi đua với HTX Thành Công. Qua phong trào thi đua với HTX Thành Công các HTX thủ công nghiệp trong tỉnh đã được củng cố, lực lượng mọi mặt được tăng cường thêm một bước và đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Tồn tỉnh có 91,52% số thợ thủ cơng trong diện cải tạo đã được tổ chức vào các hình thức HTX trong đó có 22,4% tham gia vào các HTX bậc cao, tổ chức 13.717 người vào các tổ cung tiêu, sản xuất trong các HTX được mở rộng thêm có 7% số HTX có từ 100-337 xã viên, 53% số HTX có từ 30- 100 xã viên. Cơ sở vật chất của các HTX được tăng cường hơn trước, một số HTX tích cực cải tiến cơng cụ, mua sắm đổi mới thiết bị xây dựng lán xưởng. Trình độ giác ngộ chính trị, ý thức làm chủ, tinh thần phục vụ sản xuất được nâng cao.[68,5] Tuy nhiên phong trào hợp tác hóa năm 1961 cịn có những hạn chế nhiều chỉ tiêu quan trọng còn thấp, đề ra 50% số HTX loại khá nhưng chỉ thực hiện được 39%,

được mở rộng hơn trước, số HTX có từ 150 hộ trở lên cịn ít. Việc đưa HTX lên bậc cao cịn nhiều thiếu sót và chưa thực hiện nghiêm chỉnh. Một số nơi tự ý đưa lên cao hoặc hợp quá lớn trong khi chưa có đủ điều kiện đã quy định và chưa được duyệt. Ở HTX bậc cao chưa chú ý đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi. Khâu yếu nhất của các HTX vẫn là khâu quản lý, cán bộ quản lý thiếu và yếu nhiều HTX chưa xây dựng được kế hoạch sản xuất, phương hướng kinh doanh chưa rõ ràng. Cơng tác quản lý lao động, tài vụ cịn nhiều lúng túng, tình trạng lãng phí lao động cịn phổ biến, năng suất lao động cịn thấp. Trình độ giác ngộ ý thức làm chủ tập thể, cần kiệm xây dựng của xã viên chưa cao.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh về tiến hành vậng động cải tiến quản lý trong các HTX ngày 15-5-1962, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động cải tiến quản lý HTX nơng nghiệp, gồm 11 đồng chí do đồng chí Trần Đồn Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng ban đồng thời tiến hành thí điểm cải tiến quản lý HTX ở 50 HTX thuộc các vùng sản xuất và các loại quy mơ khác nhau. Qua thí điểm, các HTX đã bước đầu có những tiến bộ về cơng tác quản lý và đẩy mạnh sản xuất. Ý thức làm chủ của xã viên và tinh thần trách nhiệm lãnh đạo của cán bộ, đảng viên được nâng cao lên rõ rệt. Nhiều HTX đã mở rộng diện tích lúa thu, áp dụng định mức lao động mới trong khốn việc, chia nhóm nhỏ và chú ý cải tiến cơng cụ nên đã rút ngắn được thời gian thu hoạch và cầy bừa vụ mùa, hạn chế được thiệt hại. Lãnh đạo HTX đã nắm sát hơn tình hình sản xuất và quản lý HTX. Các HTX ngoài coi sản xuất lúa là trọng tâm thì chăn ni gà lợn vịt tập thể cũng đã phát triển.

Từ những thành công của các HTX thí điểm cải tiến quản lý, Tỉnh ủy quyết định phát động rộng rãi cuộc vận động cải tiến và nâng cao công tác quản lý HTX và chủ trương trong năm 1962 tiến hành 2 đợt: đợt 1 từ 20/7 đến 8/1962 tổng kết ở khoảng gần 200 cơ sở; Đợt 2 từ 9/1962 đến 10/1962. Mỗi đợt sẽ chia làm 3 bước:

Bước 1: Tuyên truyền phổ biến rộng rãi ý nghĩa, mục đích của cuộc vận động phát động phong trào thu đua đẩy mạnh sản xuất trước mắt và chuẩn bị số liệu kiểm điểm tình hình trong cán bộ.

Bước 2: Tổ chức học tập, tổng kết quản lý, xây dựng phương hướng kế hoạch sản xuất và quy định chế độ từ chi bộ tới xã viên.

Bước 3: Đại hội xã viên quyết định chính thức hướng dẫn tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội tới sản xuất và giáo dục đồng thời phát động thi đua thực hiện tới khi tiến hành cuộc vận động.

Để phong trào cải tiến thực sự hiệu quả Tỉnh ủy đã mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ chủ chốt huyện xã, HTX và hơn 1 vạn cán bộ, đảng viên. Sau một thời gian quán triệt rộng rãi mục tiêu, biện pháp và nội dung của cuộc vận động hầu hết cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những nhận thức sâu sắc và sự cần thiết phải cải tiến để phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất. Ngay từ đợt 1 của cuộc vận động, các HTX đã được củng cố và kiện toàn tổ chức, bổ sung cơ sở vật chất, tình trạng xã viên bỏ ra khỏi HTX đã giảm song các HTX vẫn chưa lập được kế hoạch sản xuất. Bước vào đợt 2, việc lập kế hoạch sản xuất là yêu cầu đặt ra hàng đầu đối với từng xã và HTX. Các HTX đã căn cứ và ngày công lao động thực tế của xã viên mà định mức lao động, xếp bậc công việc và định mức tiêu chuẩn tính cơng. Cùng với việc lập kế hoạch sản xuất, công tác cải tiến quản lý đã diễn ra đồng bộ với cải tiến tổ chức và củng cố phát triển Đảng, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX. Bên cạnh đó việc kiện tồn tổ chức quần chúng nông dân phù hợp với quy mô HTX cũng được quan tâm chỉ đạo, tăng cường sự đoàn kết trong HTX. Bằng việc tuyên truyền, giáo dục thơng qua vai trị của các đồn thể thanh niên và hội phụ nữ đã góp phần ổn định tư tưởng cho những hộ gia đình có ý định xin ra khỏi HTX. Mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng của xã viên HTX đã được giải quyết hợp lý. Các chính sách như 5% ruộng đất để lại cho xã viên, công hữu ao nuôi cá, phân phối theo lao động… được thực hiện đầy đủ hơn. Nhờ phát động liên tục các phong trào thi đua sản xuất và những cố gắng trong việc củng cố HTX, đã đưa phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp năm 1962 ở Hà Nam lên một bước mới. Qua cuộc vận động, cải tiến quản lý HTX, tồn tỉnh đã có 95,75% số hộ nông dân tham gia vào 750 HTX nông nghiệp. Tỉ lệ HTX bậc cao tăng lên

33,1%. Quy mơ HTX đã được mở rộng, bình qn mỗi HTX có 128 hộ. Các HTX bước đầu xác định được phương hướng sản xuất, trình độ quản lý được nâng cao, chế độ quản lý dân chủ được mở rộng. Chế độ 3 khoán được mở rộng và nâng cao hơn, trong tồn tỉnh đã có 82% số HTX thực hiện 3 khốn. Nhiều HTX đã tổ chức lao động theo nhóm nhỏ, áp dụng khốn việc nên đã hạn chế được tình trạng lãng phí lao động, rút ngắn thời gian thu hoạch từ 10-25 ngày. Sự lãnh đạo của các cấp

ủy Đảng, nhất là của chi bộ đối với phong trào hợp tác hóa được tăng cường. Trong phong trào thi đua với Đại Phong, đã xuất hiện nhiều HTX tiên tiến. HTX loại khá tăng từ 31% (năm 1960) lên 40,83%, loại kém từ 17% giảm xuống còn 11,78%.[59, 339]

Cùng với sự lớn mạnh của HTX nông nghiệp, phong trào HTX mua bán và vay mượn cũng được củng cố và phát triển. Đến cuối năm 1962, số xã viên HTX mua bán trong toàn tỉnh đã đạt tỷ lệ 72% và HTX vay mượn đạt 65,4% so với số hộ lao động trong nơng nghiệp. Năm 1962 trong tồn tỉnh có 133 HTX vay mượn trong đó có 41 HTX loại khá, 63 HTX loại trung bình, 29 HTX loại kém.

Cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã ở Hà Nam, Nghệ An và một số tỉnh khác đã đạt được những thành tựu nhất định. Dựa vào những kinh nghiệm và kết quả của phong trào cải tiến của các tỉnh này đầu năm 1963, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 70 – NQ/TW (19/2/1963) chủ trương mở một cuộc vận động lấy tên cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện, mạnh mẽ và vững chắc" ở tất cả các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong thời gian ba năm (1963-1965).

Rút kinh nghiệm đã đạt được trong phong trào cải tiến quản lý HTX năm 1962, dựa vào chủ trương của Bộ Chính trị, Đảng bộ tỉnh chủ trương tiếp tục thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong toàn tỉnh và tiến hành 2 đợt vận động cải tiến quản lý ở 229 HTX:

Đợt 2 (từ 15/4 đến 15/6/1963): tiến hành cải tiến quản lý ở 39 xã thuộc 4 huyện (trừ Kim Bảng) gồm 75 HTX có 1920 hộ bình qn 1 hợp tác xã 128 hộ, có hợp tác xã bậc thấp, có hợp tác xã bậc cao, hợp tác xã nhỏ nhất là 37 hộ (Hùng Tiến), lớn nhất là 264 hộ (Chương Lương ). Về quy mơ HTX: loại dưới 100 hộ có 30 hợp tác xã 40%; loại từ 1001 đến 150, có 21 hợp tác xã 28%; loại từ 151 đến 200 có 15 hợp tác xã 26%; loại từ 200 trở lên có 12%..

Đợt 3 (15/9 đến 15/12/1963): tiến hành ở 5 huyện, gồm 154 HTX thuộc 89 xã. Trong đó có 33% là HTX bậc cao và 67% HTX bậc thấp. Về quy mô HTX: Loại dưới 100 hộ chiếm 38,3%, từ 101 đến 200 hộ chiếm 49,3%, loại từ 201 hộ trở lên chiếm 12,4%.

Cả hai đợt vận động đều đã đạt kết quả tốt, chất lượng của đợt sau cao hơn các đợt trước, kể cả 237 HTX đã cải tiến quản lý trong năm 1962, thì tồn tỉnh có 466 HTX

(60% HTX trong tỉnh) đã qua cải tiến vòng I. Qua cải tiến, phương thức sản xuất được xác định tương đối đúng đắn, các mặt sản xuất có bước phát triển, cơ sở vật chất được xây dựng nhiều hơn trước, cơng tác quản lý cũng có nhiều tiến bộ. Quan hệ sản xuất XHCN ở nơng thơn được củng cố và hồn thiện thêm một bước. Năm 1963 đã phát triển thêm 779 hộ dân tham gia vào HTX nâng tỉ lệ hộ nơng dân vào HTX lên 96,26%. Có 14 HTX chuyển lên bậc cao với 34,9% số hộ nông dân. Tổng số hộ trong một HTX trung bình là 126 hộ. Số HTX thực hiện chế độ 3 khoán cũng tăng lên, năm 1962 có 624 HTX thực hiện 3 khốn, đến năm 1963 tăng lên 653 HTX. Việc chấp hành chính sách trong các HTX được chú ý, nhất là chính sách lương thực. Phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp đã được củng cố lớn mạnh hơn trước, lực lượng mọi mặt của HTX đã được tăng cường, phong trào ngày càng đi dần vào bề sâu, tính ưu việt của HTX ngày càng thể hiện được rõ rệt, nhờ đó đã có tác dụng động viên quần chúng liên tiếp tiến lên đấu tranh khắc phục những khó khăn nhất là khó khăn về chống thiên tai, bảo đảm sản xuất phát triển toàn diện. Trước yêu cầu của phong trào cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và nới rộng HTX mua bán nhằm củng cố quan hệ sản xuất XHCN ở nông thơn địi hỏi phải ra sức củng cố HTX vay mượn, làm tốt cơng tác tín dụng nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều cho sản xuất nơng nghiệp góp phần tích cực giúp HTX nơng nghiệp cải tiến tốt công tác tài vụ. Quán triệt nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, phong trào HTX vay mượn đã tích cực đi sâu đơn đốc vận động các cơ quan đồn thể các HTX nơng nghiệp gửi tiền mặt vào các quỹ vào ngân hàng qua HTX vay mượn, đồng thời vận động quần chúng nhân dân gửi tiền tiết kiệm. Công tác củng cố HTX vay mượn, bồi dưỡng đào tạo cán bộ về mặt nghiệp vụ cũng được chú trọng. Ngân hàng đã tổ chức các lớp huấn luyện ngắn ngày cho 115 cán bộ kế hoạch và 94 cán bộ là chủ tịch các HTX vay mượn nắm được những vấn đề cần thiết phục vụ cho công tác. Bên cạnh việc củng cố HTX vay mượn còn phát triển thêm được 1.070 xã viên trong tỉnh tham gia.

Phong trào HTX mua bán tiếp tục được phát triển. Trong tồn tỉnh có 133 xã thì có 132 xã đã xây dựng được cơ sở HTX mua bán và nhận đại lý bán hàng HTX , mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)