Năm 959 tồn tỉnh Hà Nam có 20 HTX thủ công nghiêp với 433 xã viên, HTX thủ công nghiệp kiêm nông nghiệp với 738 xã viên , 2 tập đoàn sản xuất với 27 xã viên, 8 công trường thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 41 - 47)

nghiệp kiêm nông nghiệp với 738 xã viên , 2 tập đồn sản xuất với 27 xã viên, 8 cơng trường thủ công với 438 xã viên, 11 tổ sản xuất hợp tác với 78 xã viên , 82 tổ sản xuất trong HTX nông nghiệp

dân trong tỉnh tham gia, nâng số hộ tham gia vào HTX trong toàn tỉnh lên 89.220 hộ, nhất là vùng đồng bào công giáo số hộ vào HTX tăng từ 23% lên 79% số hộ gần gấp 3 lần các đợt trước cộng lại. 127 xã trong số 133 xã, 664 thơn, trong đó 666 thơn trong tồn tỉnh đã căn bản hồn thành tổ chức hợp tác xã bậc thấp đã đưa được 5,6% lên hợp tác xã bậc cao, đã mở rộng quy mô tổ chức hợp tác xã từ 56 hộ lên 78 hộ.

Đợt củng cố và phát triển HTX mùa thu không những phát triển rất nhanh về số lượng mà còn nâng cao thêm về chất lượng ngồi 160 hợp tác xã mới xây dựng cịn hầu hết đều qua sản xuất từ một vụ trở lên, do công tác phát triển mạnh và công tác củng cố được chú ý nên phần đông xã viên tin tưởng ở hợp tác xã, số người chân trong chân ngoài cũng giảm đi nhiều, một số trước xin ra sau củng cố đã yên tâm ở lại xây dựng hợp tác xã. Ban quản trị được củng cố và bổ sung, nhiều cán bộ hợp tác xã đã được huấn luyện và bồi dưỡng, công tác quản lý cũng tiến bộ hơn trước, 270 hợp tác xã thực hiện 3 khoán. [11,2]

Đợt mùa thu đã đạt thắng lợi về nhiều mặt không những chỉ phát triển và củng cố tốt hợp tác xã nông nghiệp mà đồng thời cũng thực hiện phát triển căn bản hoàn thành cả tổ chức hợp tác xã mua bán và tín dụng. Số hộ nông dân tham gia vào HTX mua bán là 77,5% và HTX vay mượn là 71% . Phong trào “3 ngọn cờ hồng” ở nơng thơn được hồn thiện làm cho kinh tế ở nông thôn phong phú, đa dạng, sản xuất tiếp tục phát triển, bộ mặt nông thôn.

Đến tháng 6 – 1960 Hà Nam tổ chức được 8.130 thợ thủ công tham gia vào hợp tác hóa. Số HTX thủ cơng nghiệp đã tăng lên 77 HTX với 3.125 thợ thủ công1.[121] Sau ba năm cải tạo, đến cuối năm 1960, Hà Nam đã căn bản hồn thành hợp tác hố nơng nghiệp trong đó chủ yếu là HTX bậc thấp. Tồn tỉnh có 1.145 HTX sản xuất nơng nghiệp (trong đó có 33 HTX bậc cao); 393 HTX liên hiệp tồn thơn xã. Phong trào hợp tác xã nông nghiệp đã thu hút 89.717 hộ tham gia (đạt tỷ trọng 89,2%) trong đó có 84.032 hộ tham gia vào HTX bậc thấp (83,5%), 5.685 hộ tham gia vào HTX bậc cao (6,3%) [81,42].

1Tính đến tháng 6-1960 trong tồn tỉnh Hà Nam có 77 HTX thủ công nghiệp với 3.125 người; 16

Về quy mô HTX cuối năm 1960 Hà Nam có 67 HTX có quy mơ dưới 30 hộ; 257 HTX có quy mơ từ 30 đến 50 hộ; 559 HTX có quy mơ từ 51 đến 100 hộ; 241 HTX có quy mơ từ 101 đến 200 hộ; 14 HTX có quy mơ từ 201 đến 300 hộ và 4 HTX có quy mơ từ 301 đến 500 hộ. Số xã viên bình quân của một HTX là 78 hộ (ở HTX bậc thấp là 75 hộ, HTX bậc cao 172 hộ). [81,43]

Số ruộng đất tham gia vào HTX 42.257 ha và 15.655 con trâu bò tham gia vào HTX.

Bên cạnh việc tập trung cao độ cho phong trào hợp tác hóa, việc củng cố và phát triển tổ đổi cơng vẫn được chú trọng. Theo báo cáo tình hình nhiệm vụ HTX nơng nghiệp 6 tháng cuối năm 1960 trong tồn tỉnh có 1.706 tổ đổi cơng ở 85/133 xã gồm 2.700 hộ trong đó có 1469 tổ vụ việc và 237 tổ thường xun có bình cơng chấm điểm. Ở huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục có 1275 tổ vụ việc gồm 18.174 hộ, 184 tổ thường xuyên thu hút 2.320 hộ.[8,3]

Sau 3 năm cải tạo toàn tỉnh có 81.961 người tham gia vào HTX vay mượn, đạt tỷ lệ 80,1% so với tổng số hộ nông dân lao động và 81.201 xã viên tham gia vào HTX mua bán đạt tỷ lệ 80,1% so với số hộ nơng dân.

Bảng 1.1: Tình hình phát triển của HTX vay mượn trong 3 năm cải tạo

Đơn vị tính 1957 1958 1959 1960 Số xã viên người 6.713 12.835 22.682 81.961 Tỉ lệ phát triển so với số hộ

nông dân lao động

% 6,9 13,1 23,0 81,0

(Nguồn: Ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa tỉnh Hà Nam (1961), Chi cục Thống kê Hà Nam, tr46)

Số xã viên tham gia vào HTX mua bán không ngừng tăng. Năm 1957, trong tồn tỉnh có 36.712 xã viên HTX mua bán chiếm 37,4% so với hộ nông dân, đến năm 1960 số xã viên HTX mua bán trong toàn tỉnh đã lên đến 81.201 xã viên chiếm 81% [81, 45]. Tính trong 3 năm cải tạo 1958-1960 trong tồn tỉnh Hà Nam 17.936 trong tổng số19.505 người làm nghề thủ công vào các HTX sản xuất.

Phương thức làm ăn tập thể đã bước đầu giải quyết được những khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp. Nhờ có phong trào hợp tác hố nơng dân được tổ chức lại là một động lực tập hợp thúc đẩy quần chúng nhân dân tiến hành công tác thuỷ lợi, khắc phục hạn hán, úng thuỷ chống thiên tai. Phong trào hợp tác hóa đã tạo điều kiện

hoạch hố cơng tác thuỷ lợi nhờ đó mà mở rộng được diện tích gieo cấy. Năm 1957, diện tích gieo cây lương thực trong toàn tỉnh là 66.882 ha đến năm 1960 đã tăng lên 72.665ha. Cụ thể qua từng năm:

Bảng 1.2: Diện tích gieo cấy cây lương thực

Đơn vị: ha 1957 1958 1959 1960 Tổng số 66.882 74.803 79.383 72.665 Lúa cả năm 61.130 69.788 74.208 66.968 Vụ chiêm 40.241 40.154 39.967 40.084 Vụ mùa 20.889 29.634 34.241 26.902 Ngô 2.451 2.201 2.450 2.607 Khoai 2.272 1.511 1.923 2.163 Sắn 111 98 85 179

Đậu (không kể đậu tương) 614 621 717 718

(Nguồn: Ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa tỉnh Hà Nam (1961), Chi cục Thống kê Hà Nam, tr66)

Phong trào cải tiến nông cụ, cải tiến kỹ thuật trong các hợp tác xã được đẩy mạnh nhờ đó năng suất lương thực cũng tăng. Năm 1959 tổng thu hoạch về lúa trong toàn tỉnh đạt 144.080 tấn tăng hơn năm 1958 là 5.375 tấn. Năng suất lúa cả năm đạt 2.050kg/ha. Năng suất thu hoạch của các HTX nhìn chung đều đạt cao hơn so với nơng dân riêng lẻ. Năm 1959 đã có nhiều ruộng thí nghiệm của HTX đạt năng suất cao từ 3.611kg đến 6.445kg/ha. Tại huyện Duy Tiên thống kê tại 12 HTX thì có 11 HTX tăng từ 10% năng suất trở lên, trong đó HTX Chng tăng 28%, Cường Tiến tăng 100%, Văn Xá và Hồn Dương có từ 99% đến 100% số hộ tăng thu. Tại xã Mộc Bắc, tồn xã có 6 HTX, năng suất bình qn là 2.703kg/ha, ruộng cấy của tổ đổi công và hộ cá thể bình quân là 2.371kg/ha. Các loại cây trồng phụ khác trong nông nghiệp như ngô, khoai đều đạt sản lượng cao. Ngô ở Đọi Sơn HTX thu được 120kg/sào trong khi nông dân cá thể chỉ thu được 80kg/sào. Khoai của HTX Nhân Bình thu được 25 thúng/sào trong khi hộ nơng dân cá thể chỉ thu được 10 thúng/sào.

Thắng lợi của sản xuất nông nghiệp trong năm 1959 đã làm cho đời sống của nhân dân tăng cao bình quân sản lượng lương thực là 564.3kg/người (trong đó riêng lúa là 308 kg/ người). Đời sống nhân dân được cải thiện, sức mua của nhân dân năm 1959 tăng hơn 1958 là 18%. Trên cơ sở thắng lợi đó đã củng cố thêm lịng tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Chính phủ, khối đoàn kết trong nhân dân được chặt chẽ thêm, những xích mích tranh chấp trong nhân dân đã giảm đi nhiều, khối công nông liên minh ngày càng thêm củng cố vững mạnh. Nông dân ngày càng tin tưởng hơn vào tính ưu việt của sản xuất tập thể. Ở những nơi có HTX củng cố tốt những thắc mắc của quần chúng hấu hết được giải quyết. Quan hệ giữa HTX với tổ đổi cơng và các hộ nơng dân cá thể có nhiều biểu hiện tốt. HTX Bạch Thương, Tiên Hiệp Duy Tiên đã huy động trâu bị nhân cơng của HTX đi cấy giúp tổ đổi công và hộ cá thể, tổ đổi công Đông Du đã cày bừa giúp HTX trong những lúc khó khăn. Việc cải tiến kỹ thuật của HTX đã lôi cuốn tổ đổi công và các hộ nông dân cá thể làm theo do đó phong trào thi đua sản xuất đã được đẩy mạnh.

Thành tích của HTX đã làm cho tư tưởng của một số hộ trung nông trước đây ra mặt ganh đua với HTX lúc này cũng đã nhượng bộ (Hồng Tây, Bình Minh). Ở những nơi quản lý sản xuất khá, thu hoạch có nhiều hứa hẹn, sau khi học tập 2 con đường, có nhiều nơng dân tự nguyện xin vào HTX. Nhiều cán bộ đảng viên trước kia e ngại về HTX thì nay đã thấy sự cần thiết phải có HTX, nhiều ngành đã có kế hoạch phục vụ HTX.

Là hai bộ phận không thể thiếu trong phong trào hợp tác hóa ở nơng thơn. Hoạt động của HTX vay mượn và HTX mua bán đã có những đóng góp tích cực trong phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp, hỗ trợ nông nghiệp phát triển.

HTX vay mượn đã huy động được nguồn vốn tiết kiệm trong nhân dân. Trong 4 năm (1956-1959) HTX vay mượn đã huy động được 167.994đ tiết kiệm trong nhân dân.

Bảng 1.3: Quá trình hoạt động của HTX vay mượn

Năm Cổ phần Tiền gửi tiết kiệm Bình quân mỗi tháng mỗi cơ sở Số vốn cho vay sản xuất và sinh hoạt 1956 8.593đ 3.656đ 87đ 9.866đ

1957 2.316đ 7.246đ 66đ 18.620đ 1958 10.998đ 31.246đ 71đ 307.689đ 1959 28.607đ 125.846đ 123đ 608.279đ

Tổng 49.504đ 167.994đ 944.454đ

(Nguồn: BCH Đảng bộ tỉnh Hà Nam, Báo cáo tình hình HTX vay mượn từ năm 1956 đến năm 1959, Hồ sơ lưu trữ văn phòng Tỉnh ủy Hà Nam, tr3)

Với số vốn huy động được trong nhân dân, HTX vay mượn đã đem cho cho các HTX nông nghiệp, các tổ đổi cơng vay để mua sắn nơng cụ, trâu bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. HTX vay mượn đã giúp đỡ cho 645 hợp tác xã nông nghiệp, 1.518 đổi công, 5.568 cá thể vay sản xuất nông nghiệp, mua sắm được 1.750 con trâu, 60 con bò cày, 523 cây bừa các loại, 5.171 bè lưới, 13 guồng nước, 6 máy tuốt lúa, 41 thuyền chở thóc, 2.850 con lợn giống, 16.620 con vịt, thả 235 mẫu 8 sào ao cá, xây dựng 31 lò gạch, 21 lò kéo mật, 13 lị ngói. Ngồi ra cịn cho vay 21.842đ giúp cho 5.358 người giải quyết khó khăn về sinh hoạt như uống thuốc khi đau ốm, sửa nhà, cưới vợ, mua áo quần, chơn cất cho người trong gia đình bị chết. [2,4] Đợt củng cố Đơng Xn năm 1960, HTX vay mượn đã huy động được 255.197đ gấp 2 lần cả năm 1959. Có 48 xã huy động được bình quân mỗi tháng từ 500 đến 2.000đ, 55 xã huy động từ 100 đến 500đ và còn 30 xã kém huy động được dưới 100đ mỗi tháng. Nhiều xã đã gây được phong trào tiền gửi trong nhân dân như các xã Thanh Hương, Thanh Phong, Thanh Sơn, Đại Cương, Tiên Hương, Nhân Hậu, Nhân Bình. Nhờ huy động được nguồn vốn trong nhân dân HTX đã cho vay 252.605đ, giúp cho 845 hợp tác xã nơng nghiệp, 192 tổ đổi cơng có thêm vốn mua mới được 341 con trâu, 37 con bò, 198 cày cải tiến, 120 bộ nông cụ các loại, giúp chăn nuôi 94 con bê, nghé, 230 con dê, 23.300 con vịt, thả 2.032 mẫu 7 sào ao cá, kinh doanh 37 lị gạch, 7 lị vơi, 9 lị ngói và làm các nghề phụ khác. Ngồi ra cịn tiếp thêm vốn cho 2.359 gia đình chăn ni, làm nghề phụ và giải quyết một phần khó khăn về sinh hoạt như lương ăn, sản xuất, sửa nhà, uống thuốc, xây dựng gia đình.[9,4-5]

Bên cạnh những thành tích đạt được phong trào hợp tác hóa vẫn cịn có những hạn chế tồn tại đó là:

Phong trào phát triển tương đối nhanh và rộng song chất lượng rất yếu. Bên cạnh những hợp tác xã, tổ đơi cơng có năng xuất cao hơn sản xuất cá thể thì nhiều hợp tác xã do trình độ quản lý kém dẫn đến tình trạng cha chung khơng ai khóc; tư tưởng ỷ lại, làm dối, làm ẩu, làm cho có thành tích để tính cơng khơng có trách nhiệm rõ ràng dẫn đến thực trạng ở một số nơi xã viên cày nông, bừa dối, người chơi không làm cỏ, nhiều thửa ruộng cấy chạy, cấy thưa cốt cho kín ruộng, vì vậy năng suất kém có những hợp tác xã năng suất sản xuất thậm chí kém cả một số người riêng lẻ, có những hợp tác xã cịn bị hụt thu, lỗ vốn do chi phí sản xuất cao.

Ý thức bảo vệ tài sản chung cũng không được quan tâm, trong 3 năm 1958-1960 số trâu chết vì bỏ đói, rét, kém chăm sóc trong 3 năm qua lên tới 1.400 con.

Tình trạng tham ơ,1 lãng phí2 khá phổ biến và trầm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân có tâm lý lo lắng hồi nghi tính hơn hẳn của hợp tác xã cho rằng hợp tác hoá là yêu cầu của lãnh đạo chứ chưa phải yêu cầu rộng rãi của quần chúng. Hồi nghi tính hơn hẳn của hợp tác xã hoặc có thừa nhận hợp tác xã hơn cũng là một cách gượng gạo miễn cưỡng. Người ngoài hợp tác xã lo ngại vào hợp tác xã. Xã viên hợp tác xã thì muốn xin ra làm riêng.

Chủ trương của Đảng trong phát triển phong trào hợp tác hóa là trên tinh thần tự nguyên, tích cực đi sâu phát động giáo dục quần chúng nhưng nhiều nơi đã có hiện tượng gị ép quần chúng vào hợp tác bằng nhiều hình thức phương pháp khác nhau, số người tham gia chưa thật tự nguyện. Bị ép buộc vào HTX có nơi nơng dân đã bán trâu bị rồi mới vào HTX. Việc phát triển hợp tác xã thành các HTX lớn yêu cầu khả năng lãnh đạo quản lý hợp tác xã của cán bộ càng phải cao hơn, nhưng cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phong trào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)