Lãnh đạo phong trào phát triển tổ đổi công và hợp tác xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 27 - 38)

Là một tỉnh thuần nông, công nghiệp và thủ công nghiệp không phát triển lại bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh vì vậy ngay sau khi giải phóng nhân dân Hà Nam nhanh chóng bắt tay vào khơi phục kinh tế, tiến hành thực hiện cải cách ruộng đất trong toàn tỉnh.

Thực hiện nghị quyết Hội Nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 về đường lối phát triển nông thôn sau cải cách ruộng đất là lãnh đạo nông dân dần dần tiến lên chủ nghĩa xã hội, dần dần từng bước đưa họ vào con đường làm ăn tập thể bằng cách hướng dẫn họ đi vào con đường hợp tác, tương trợ thông qua việc củng cố và phát triển rộng rãi hình thức đổi cơng, hợp tác xã mua bán và HTX tín dụng. Ngày 1-4-1956, Tỉnh ủy Hà Nam ra Chỉ thị nêu rõ “ Lấy tổ đổi công làm trung tâm vận động sản xuất,

làm cơ sở thực hiện kế hoạch khơi phục kinh tế, phát triển văn hóa’. Ngày 29-4-

1956, Hội nghị đổi cơng tồn tỉnh được tổ chức. Hội nghị đã đánh giá phong trào và đề ra phương hướng là “Cần phải xây dựng phong trào đổi công vững mạnh với

phương châm vừa củng cố vừa phát triển, lấy củng cố là chủ yếu”. [75,51]

Sau Hội nghị tỉnh đã mở 20 lớp huấn luyện cho 2.916 cán bộ xã và tổ trưởng tổ đổi

công, phong trào tổ đổi công đã trở thành phong trào lớn trong toàn tỉnh. Đến hết tháng 6-1956, trong số 5.062 tổ ở 94 xã đã có 926 tổ được củng cố và hoạt động tốt.

Trong thời gian này, tổ đổi cơng thực sự là nịng cốt cho phong trào sản xuất, chống hạn, chống úng, đắp đê chống lụt… [75,51]

Tuy nhiên phong trào xây dựng tổ đổi công chỉ phát triển rầm rộ trong thời gian

đầu. Đến cuối năm 1956 đầu năm 1957, phong trào đổi cơng trong tỉnh chỉ cịn một số ít tổ đổi cơng hoạt động song mang nặng tính hình thức, khơng có tác dụng trong phong trào sản xuất. Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của cải cách ruộng đất và sửa sai nên hầu hết các tổ đổi công đều nằm im hoặc tan vỡ. Trước tình hình đó Trung ương Đảng đề ra chủ trương “ Ở những nơi đã sửa sai thì cơng tác trung tâm số 1 là xây dựng tổ đổi công, đẩy mạnh sản xuất”. Tháng 10-1957, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức học tập Chỉ thị 31 và 37 của Trung ương cho 808 cán bộ là bí thư chấp hành Nơng hội và tổ trưởng tổ đổi công, nhằm nâng cao nhận thức và uốn nắm những tư tưởng lệch lạc về phong trào tổ đổi công, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ đảng viên, tăng cương cán bộ tuyên truyền phong trào đổi cơng, sử dụng lực lượng tích cực trong thanh niên, đào tạo các tổ trưởng, tổ phó đổi công, tranh thủ lực lương thương binh, bộ đội phục viên để xây dựng phong trào đổi công. Sau các đợt học tập cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, việc xây dựng tổ đổi công trong tỉnh đã chuyển biến. Cuối tháng 12 -1957, toàn tỉnh đã củng cố và xây dựng được 2.700 tổ đổi cơng, góp phần giải quyết tốt những vấn đề trong sản xuất, làm thủy lợi chống hạn, úng lụt. Trong công cuộc cải tạo XHCN ở nông thôn, đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ đổi công, tiến dần lên thành lập các HTX nơng nghiệp, Đảng chủ trương tích cực vận động nơng dân tham gia xây dựng HTX mua bán và HTX vay mượn. Thực hiện Chỉ thị 15 của Trung ương Đảng về thành lập HTX tín dụng ở địa phương, tháng 5-1956 dưới sự giúp đỡ của cán bộ Trung ương, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cơng tác xây dựng thí điểm hợp tác xã vay mượn ở Đồng Hóa, Nhật Tân và Hồng Tây thuộc huyện Kim Bảng. Với phương châm làm từng bước một cách vững chắc, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, có trọng tâm, trọng điểm, có kế hoạch lãnh đạo chặt chẽ, làm đến đâu củng cố đến đó. Trong khi lãnh đạo thực hiện nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi và quản trị dân chủ”. Sau khi rút kinh nghiệm ở các hợp tác xã vay mượn điểm, việc xây dựng hợp tác xã vay mượn tiếp tục mở rộng ở hai huyện Duy Tiên và Bình Lục được 12 cơ sở. Đến tháng 8 – 1956, tồn tỉnh đã có 6.914 xã viên hợp tác xã vay mượn gồm 8.839 cổ phần với số tiền là 2.232.800 đồng, trên 1 triệu đồng được gửi vào ngân hàng nhà nước; 1.350

hộ nông dân được vay vốn để phát triển sản xuất. Tuy nhiên do cơng tác xây dựng hợp tác xã vay mượn cịn mới mẻ, cán bộ chưa có kinh nghiệm cùng với những khó khăn do sai lầm của cải cách ruộng đất nên các hợp tác xã vay mượn hoạt động rất yếu, trong năm 1957 số cơ sở không xây dựng được thêm, số xã viên cũng phát triển rất ít. [59, 275-276]

Bước sang năm 1958 năm đầu của kế hoạch ba năm phát triển nền kinh tế quốc dân thực hiện cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư tư bản tư doanh bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa. Ngày 26-4-1958 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam ra Nghị quyết xây dựng phát triển phong trào đổi công, coi công tác phát triển tổ đổi công là công tác trung tâm số 1 ở nông thôn “Công tác quan trọng bậc nhất ở nơng thơn hiện nay là tích cực củng cố phong trào đổi cơng để đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp, đảm bảo hồn thành kế hoạch của nhà nước. Vì vậy cơng tác trung tâm số một ở nông thôn hiện nay là vận động nông dân đẩy mạnh sản xuất. Hà Nam đại bộ phận là đồng chiêm từ nay đến khi thu hoạch chiêm chỉ cịn độ 1 tháng, cho nên cơng tác củng cố phát triển tổ đổi công năm 1958 lại càng quan trọng và cấp thiết, do đó các huyện, các xã cần quan tâm đúng mức đẩy mạnh phong trào tổ đổi cơng hợp tác xã để hồn thành tốt thu hoạch chiêm và làm mùa sắp tới [27, 4-5].

Trong công tác cải tạo quan hệ sản xuất mới ở nông thôn bên cạnh việc phát triển phong trào tổ đổi công đưa quần chúng dần dần vào làm ăn có kế hoạch, Đảng bộ tỉnh chủ trương đẩy mạnh phong trào tiến lên một bước là tổ chức các HTX nông nghiệp: “Căn cứ vào kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế và đi đôi với việc cải tạo quan hệ sản xuất ở nông thơn. Tuy phong trào đổi cơng tác có chủ trương, nhưng đó chỉ là bước đầu cho việc chuẩn bị thực hiện kế hoạch. Muốn đảm bảo được kế hoạch và đẩy mạnh phong trào tiến lên, đồng thời giải quyết những mâu thuẫn khó khăn trong sản xuất, mà phong trào đổi công không giải quyết được, ta phải tiến lên một bước là tổ chức hợp tác xã nông nghiệp.[26,1]. Ngày 11-4-1958, Tỉnh ủy ra Quyết nghị Về việc xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp thí điểm trong tỉnh và quyết định chọn 2 xã là Liên An (Bình Lục ), Ngọc Sơn (Kim Bảng ) để xây dựng HTX nơng nghiệp thí điểm trong tỉnh. Việc xây dựng thí điểm này nhằm 2 mục đích: 1. Rút được kinh nghiệm bổ sung cho chính sách để xây dựng và mở rộng hợp tác xã nông nghiệp sau này, cụ thể là về các mặt như: đường lối tổ chức hợp tác xã,

chính sách ruộng đất, hoa lợi, quỹ, công tác nghiệp vụ, xây dựng các tổ chức quần chúng, công tác lãnh đạo.

2. Xây dựng những hợp tác xã thí điểm này thành một gương tốt cho nông dân noi theo, cụ thể là: đảm bảo đúng nguyên tắc đã dự thảo. Đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất cải tiến kỹ thuật, đảm bảo kế hoạch Nhà nước. Thực hiện tốt các chính sách khác của Đảng. Nâng cao đời sống xã viên và trình độ giác ngộ mọi mặt cho phong trào đổi công noi theo. Trong thực hiện xây dựng hợp tác xã nông nghiệp dựa vào 3 nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. [26, 1-2]

Việc xây dựng thí điểm hai HTX diễn ra vơ cùng khó khăn, phức tạp. Bởi nơng dân vốn quen với nếp làm ăn đơn lẻ, thay đổi thói quen lao động đã khó, việc làm thay đổi hẳn quan niệm, nhận thức về lợi ích kinh tế lại càng khó. Sau gần 2 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6) tuyên truyền vận động và tổ chức, hai HTX nơng nghiệp thí điểm đã ra đời. HTX nơng nghiệp Thụy Xuyên (Ngọc Sơn) thu hút 22 hộ xã viên với 15 mẫu ruộng. HTX nông nghiệp Tiền Phong thuộc thơn Ơ Mễ (Liên An) thu hút 20 hộ xã viên. Từ thành cơng của 2 HTX thí điểm, Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ sở tiếp tục vận động, giáo dục nhân dân thấm nhuần mục đích và lợi ích kinh tế từ làm ăn tập thể với hình thức HTX, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 14 nêu chỉ tiêu đến cuối năm 1958 phải đảm bảo xây dựng được 20 HTX trong đó có từ đến 5 HTX thí điểm.

Tháng 1-1959, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III đã diễn ra. Trên cơ sở quán triệt đường lối, Nghị quyết của Đảng đặc biệt là Nghị quyết Trung Đảng lần thứ 14 (11- 1958) về thực hiện cải tạo nông nghiệp, cải tạo thủ công nghiệp, cải tạo công

thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội; tổ chức nông dân lại, dựa trên cơ sở hợp tác hoá để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nông nghiệp được cải tạo và phát triển đẩy mạnh công cuộc phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân. Đảng bộ tỉnh đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cải tạo ở Hà Nam là: “Phải tiến

hành cải tạo, phát triển kinh tế trên cả 3 mặt: nông nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp. Trên 3 mặt đó lấy cải tạo nơng nghiệp là chính để đẩy mạnh phong trào đổi cơng, hợp tác. Có kế hoạch cụ thể chấn chỉnh tổ chức phù hợp với tình hình phong trào phát triển hợp tác xã, đồng thời tiến hành song song các mặt cơng tác văn hóa, giáo dục, trị an, quốc phịng coi đó là nội dung tồn diện về cách mạng xã hội chủ nghĩa”. [75,102]

Tháng 4 năm 1959 Hội nghị Tỉnh ủy họp bàn về công tác củng cố mở rộng phong trào hợp tác xã và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố tổ đổi công là mấu chốt để xây dựng hợp tác xã: “Hiện nay cần lấy củng cố tổ đổi công, hợp tác xã đã xây dựng là chủ yếu đồng thời tiến hành phát triển hợp tác xã ở những nơi có đủ điều kiện giữa củng cố tổ đổi công và hợp tác xã, phải lấy củng cố tổ đổi công làm mấu chốt, vì khơng tích cực củng cố tổ đổi cơng sẽ hạn chế rất nhiều việc mở rộng phong trào hợp tác xã” [31, 7-8].

Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là cải tạo nông nghiệp, để tạo một bước chuyển biến trong công tác cải tạo công thương, trong hai ngày 20 và 21-4-1959 Hội nghị Tỉnh ủy Hà Nam đã họp và đề ra nhiệm vụ cải tạo và phát triển công, thương nghiệp của tỉnh. Hội nghị đã nghiên cứu chỉ thị 129 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tạo tiểu thương “cần làm cho những người buôn bán nhỏ nhận rõ tiền đồ, nhận rõ lợi ích của việc tổ chức lại mà tự nguyện đi vào con đường hợp tác tương trợ, dần dần cải biến lề lối làm ăn riêng lẻ của họ thành lề lối làm ăn tập thể mà đưa họ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tổ chức những người buôn bán nhỏ vào tổ hợp tác mua bán hoặc cửa hàng hợp tác”[100,177] và Chỉ thị số 81 của Ban Bí thư về cải tạo thủ công nghiệp “Ra sức tổ chức lại nền sản xuất thủ công nghiệp, tiến dần theo con đường hợp tác hoá để nâng cao dần sức sản xuất và cải thiện dần đời sống của người lao động thủ công”. [99,152]

Qua nghiên cứu chỉ thị của Trung ương và thực tế tình hình cải tạo cơng, thương nghiệp trong tỉnh, Tỉnh ủy đã đề ra nhiệm vụ cải tạo công thương nghiệp của tỉnh trong năm 1959:

1. Ra sức củng cố mậu dịch quốc doanh và HTX mua bán nhằm mục đích đảm bảo và thúc đẩy việc cải tạo và phát triển nông nghiệp, cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, đối với lao động thủ công và tiểu thương hàng rong bn bán vặt trong đó quan trọng nhất là phục vụ cải tạo, phát triển nông nghiệp. 2. Đẩy mạnh cải tạo XHCN với thương nghiệp tư bản tư doanh và thủ công nghiệp nâng mức cải tạo từ 2,5% sau 3 tháng đạt 20,5% thợ thủ công tham gia vào các HTX. Trong công tác cải tạo XHCN với thương nghiệp, thủ công nghiệp cần nắm vững phương châm tích cực lãnh đạo tiến bước vững chắc đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của quần chúng. Chú trọng phát triển đến đâu củng cố tới đó. Đối với cải

tạo thủ công nghiệp phải đẩy mạnh sản xuất, thực hiện khẩu hiệu làm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”.

3. Tăng cường quản lý thị trường, giữ vững giá cả. [33,6]

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 16 (4-1959) đã nhận định muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc một mặt phải ra sức phát triển nền kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã mặt khác, phải tích cực cải tạo các thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư bản chủ nghĩa tư doanh, đem chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thay thế dần cho chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hội nghị đã ra Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp coi “hợp tác hố nơng nghiệp là cái khâu chính trong tồn bộ sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta” và Nghị quyết về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh. Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 16, Hội nghị Thường vụ Tỉnh uỷ họp ngày 23 tháng 6 năm 1959 đã họp kiểm điểm và ban kề hoạch bổ khuyết cho công tác cải xây dựng HTX nơng nghiệp và cải tạo thủ cơng nghiệp đó là: Trong cơng tác xây dựng HTX phải kiên quyết phát động tư tưởng cán bộ đảng viên quần chúng thông suốt về việc xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp, tích cực vận động quần chúng tham gia vào hợp tác xã. Trong việc phát động tư tưởng phải trên cơ sở có lý lẽ và phân tích, tuỳ từng nơi lấy những dẫn chứng cụ thể để giải thích, đồng thời nêu rõ những tính chất hơn hẳn của lối làm ăn tập thể qua kinh nghiệm của các hợp tác xã làm cho cán bộ, đảng viên quần chúng thêm tin tưởng. [35, 3]

Trong cải tạo thủ công nghiệp song song với việc cải tạo nông nghiệp tiến hành cải tạo thủ công nghiệp, kết hợp với tổ chức HTX nông nghiệp mà tổ chức cho HTX quản lý kinh doanh thêm nghề phụ (HTX nông nghiệp kiêm thủ công nghiệp) đồng thời thực hiện tổ chức thành lập các HTX thủ công nghiệp ở những nơi có nghề tập trung. Trong cơng tác phát triển và củng cố HTX thủ công nghiệp phải coi trọng công tác giáo dục tư tưởng đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, cơng tác giáo dục cần cho thích hợp với từng vùng từng địa phương. Tỉnh ủy đề ra chỉ tiêu đến cuối năm 1959 toàn tỉnh phải đảm bảo tổ chức 45% những người làm nghề thủ cơng vào các hình thức hợp tác xã, những nơi có nghề tập trung phải đảm bảo 80% [35,8]. Tỉnh ủy quyết định thành lập ban vận động hợp tác xã thủ công nghiệp của tỉnh, nhằm giúp Tỉnh uỷ chỉ đạo công tác cải tạo đẩy mạnh sản xuất ngành nghề, thủ công nghiệp trong tỉnh.

Thực hiện Chỉ thị 154-CT/TW của Trung ương Đảng về công tác củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, Hội nghị Tỉnh ủy họp ngày 29/8/1959 đã bàn về công tác củng cố và phát triển phong trào hợp tác hố nơng nghiệp trong đợt mùa thu năm 1959, tiến hành đợt 4 xây dựng HTX. Tỉnh ủy xác định củng cố tổ đổi công và hợp tác xã là một nhiệm vụ cấp bách “Từ nay đến hết năm 1959 các cấp các ngành phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)