7. Kết cấu của Luận văn
1.1. Những yếu tố tác động
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông
nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010
Đến năm 2005, sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của ĐCSVN, KTNN Việt Nam có chiều hướng phát triển khá; giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2001- 2005 tăng 5,4%/năm. Nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu cao.... Tuy nhiên, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn khá cao. Sản xuất nông nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả cao với thị trường, việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn cịn lúng túng. Việc đầu tư cho KTNN và khu vực nơng thơn cịn hạn chế và không đồng bộ. Đời sống nơng dân cịn nhiều khó khăn.
Trước tình hình trên, Đại hội lần thứ X của ĐCSVN (04/2006) trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, Đại hội đã đề ra mục tiêu, phương hướng tổng quát 5 năm 2006-2010 là: " ....sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [19, tr. 23]. Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Trong phát triển KTNN, Đại hội xác định "đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân" [19, tr. 29]. Chủ trương trên thể hiện một nhận thức đúng đắn của Đảng về mặt lý luận và thực tiễn trong phát triển KTNN ở Việt Nam. Để thực hiện chủ trương trên, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ:
Về nông nghiệp, cần chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, từng bước hình thành nền nơng nghiệp sạch, khu nông nghiệp công nghệ cao. Đưa nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất. Giảm dần tỉ trọng lao động nông nghiệp.
Về lâm nghiệp, thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng, đổi
mới chính sách giao đất, giao rừng. Phát triển rừng nguyên liệu gắn với cơng nghiệp chế biến lâm sản có cơng nghệ hiện đại.
Về thủy sản, phát triển đồng bộ và có hiệu quả ni trồng, đánh bắt, chế
biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Coi trọng khâu sản xuất và cung cấp giống tốt, bảo vệ môi trường, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Về phát triển KTNN gắn với xây dựng NTM, giải quyết vấn đề nơng dân,
khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình KTTT, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tại nơng thơn. Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chế biến, làng nghề,... phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chương trình xây dựng NTM. Hình thành nhiều các loại hình dịch vụ ở nơng thơn, dịch vụ cung ứng cho nông nghiệp. Tạo môi trường pháp lý thơng thống để các nhà kinh doanh đầu tư mạnh hơn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Tạo điều kiện để lao động nơng thơn có việc làm. Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Như vậy, Đại hội X đã tiếp tục thực hiện đường lối của ĐCSVN trong
giai đoạn trước về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời đề ra những nội dung mới, cụ thể hơn là đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tạo ra sự chuyển dịch cho KTNN, nông thôn.
Thực hiện đường lối của Đại hội, ngày 01/01/2007, sau hơn 11 năm kiên trì và nỗ lực đàn phán, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đòi hỏi ĐCSVN tiếp tục lãnh đạo sâu sát hơn trước tình hình mới. Trước tình hình trên, tháng 02/2007, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (Khóa X) ra Nghị quyết "Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền
vững khi Việt nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới". Trong
lãnh đạo phát triển KTNN, Nghị quyết chủ trương: Một là, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, tạo ra sản phẩm nơng nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao hơn; hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nơng dân. Hai là, phát triển mơ hình liên kết bốn nhà. Phát triển các làng nghề, các cụm công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và HTX trong nơng nghiệp. Đẩy nhanh tiến trình đơ thị hóa nơng thơn. Phát triển hệ thống trường dạy nghề cho nông dân. Ba là, tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Phát triển mạnh hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để giúp nông dân áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật và đảm vảo
vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bốn là, xây dựng cơ chế, chính sách và các
chương trình hỗ trợ phát triển KT - XH ở những vùng khó khăn, nhất là với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chủ trương trên của Hội nghị hướng đến phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp bền vững tại Việt Nam. Điều này thể hiện sự lãnh đạo sâu sắc, kịp thời của Đảng trong bối cảnh tồn cầu hóa. Qua đó góp phần đưa KTNN Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Cũng tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đã ban hành
định cẩn đẩy mạnh khai thác và nuôi trồng thủy sản để đến năm 2020 là Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển KTNN, ngày 05/08/2008, Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thơng qua Nghị quyết "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Nghị quyết xác định: Xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn gắn với phát triển các đô thị; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn, nhất là vùng khó khăn; đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nơng thôn; phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghê, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nơng nghiệp, cơng nghiệp hóa nơng thơn; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đồn thể CT - XH ở nơng thôn, nhất là Hội Nông dân [21, tr. 231-232]. Như vậy, Nghị quyết đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể từ việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho đến nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế chính sách tạo đà cho KTNN phát triển. Đây là Nghị quyết có tầm chiến lược và mang tính đột phá với mục tiêu xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nghị quyết này ban hành vào lúc nền KTNN Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn nhất định. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nắm bắt cơ hội, hạn chế thách thức, khó khăn để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X và đưa KTNN Việt Nam phát triển cao hơn?
Góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, ngày 05/08/2009, Bộ Chính trị ra Kết luận về Đề án "An ninh lương
thực quốc gia đến năm 2020", đề ra những vấn đề lớn cần giải quyết trong thời gian sắp tới là: Một, mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực với sản lượng cao hơn 2 lần tốc độ tăng dân số. Chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn. Bảo đảm lãi của nông dân sản xuất lúa trên 30% giá thành sản xuất.
Hai, quy hoạch, phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện, hiệu quả là cơ sở
để bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; gắn sản xuất với các hình thức tổ chắc phù hợp để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống; nâng cao dinh dưỡng, cải thiện bữa ăn của nhân
dân. Ba, phát huy lợi thế về cây lúa là chính và phát triển lương thực, thực
phẩm thành các vùng sản xuất hàng hóa, chế biến, bảo quản theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ mơi trường bền vững. Bốn, cân đối hài hòa giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Tổ chức tốt hệ thống mua, bán và dự trữ ở các vùng miền, tạo thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận dễ dàng về lương thực, thực phẩm với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Kết luận của Bộ Chính trị đã đề ra những giải pháp hết sức kịp thời và phù hợp, góp phần phát huy lợi thế của đất nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu trong q trình đẩy mạnh đơ thị hóa.
Để đẩy mạnh phát triển KTNN, Hội Nông dân các cấp giữ vai trò rất quan trọng. Vì vậy, ngày 03/12/2009, Ban Bí thư ra Kết luận về Đề án "Nâng
cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020". Kết luận xác định cần phải có cơ chế để tạo điều kiện cho giai cấp nông dân, Hội Nông dân Việt Nam phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Tóm lại, những chủ trương trên đánh dấu sự đổi mới quan trọng trong
nhận thức của Đảng về vấn đề phát triển KTNN, kịp thời điều chỉnh những nội dung chưa hợp lí, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đặc biệt là về cơ chế chính sách cho KTNN Việt Nam phát triển trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.