Vận dụng và triển khai kịp thời, đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả các chủ trương,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 108 - 110)

CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Bài học kinh nghiệm chủ yếu

3.2.2. Vận dụng và triển khai kịp thời, đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả các chủ trương,

các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Với việc nhận thức đúng nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên CNXH là ưu tiên phát triển nông nghiệp và mối liên hệ giữa nông nghiệp, nông thôn và nông dân, ĐCSVN đã đề ra chủ trương đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển KTNN toàn diện, hiệu quả và bền vững.

Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, trong 10 năm (2005-2015), Đảng bộ đã vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương của ĐCSVN và Nhà nước trong lãnh đạo phát triển KTNN bằng việc đưa ra những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp kịp thời, phù hợp để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa KTNN của tỉnh phát triển toàn diện, bền vững theo hướng CNH, HĐH, gắn với giải quyết tốt vấn đề nông thôn và nông dân: "Phát triển nơng nghiệp tồn diện

theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông thôn và nông dân coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến" [14, tr. 60].

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, phần lớn các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ chủ yếu là sự vận dụng đường lối, chính sách của cấp trên mà chưa có những chủ trương, giải pháp mang tính đột phá, khác biệt lớn để phát

tối đa các lợi thế, tạo ra sự phát triển vượt bậc cho KTNN của tỉnh. Điều này được Đảng bộ thẳng thắn nhận định: "Trong lãnh đạo, quản lý điều hành chưa phát huy hết vai trị trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, nhạy bén" [14, tr. 57]. Ngoài ra, Đảng bộ còn chậm trễ, lúng túng trong việc quán triệt chủ trương của cấp trên và đề ra chủ trương, chỉ đạo đối với cấp dưới: "Một số nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy chưa được các cấp, các ngành nhận thức sâu sắc, tồn diện; việc cụ thể hóa vừa chậm vừa chưa sát với yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước còn chậm, thiếu kiên quyết, dẫn đến việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết vẫn là khâu yếu" [14, tr. 57]. Việc huy động, xây dựng và sử dụng các nguồn lực cũng chưa thật sự hiệu quả, chưa tương xứng với vai trò là bà đỡ cho KTNN. Từ những thực tế lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ làm cho KTNN Quảng Ngãi mặc dù có sự tăng trưởng nhưng chậm và chưa cao, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy hiệu quả.

Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Đảng bộ trong lãnh đạo phát triển KT - XH nói chung và KTNN nói riêng cho thấy: Khi các cấp ủy đảng và chính quyền vận dụng kịp thời, đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó đề ra chủ trương, chỉ đạo thực hiện kịp thời, phù hợp với thực tiễn địa phương thì sẽ phát huy được mọi nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển và ngược lại. Vì thế, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ phải bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, tỉnh và từng địa phương trong tỉnh, từ đó kịp thời và sáng tạo trong việc đề ra chủ trương, chỉ đạo thực hiện, đồng thời quyết liệt hơn trong kiểm tra, giám sát; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)