Phát triển kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 111 - 147)

CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Bài học kinh nghiệm chủ yếu

3.2.4. Phát triển kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn và

thôn và giải quyết vấn đề nông dân

Nhận thức được mối liên hệ giữa phát triển KTNN với xây dựng nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân, trong quá trình lãnh đạo phát triển

KTNN, ĐCSVN đã đề ra chủ trương đẩy mạnh hơn nữa CNH, HĐH nông

nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, Đảng bộ đã đề ra nhiệm vụ "đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo bước chuyển về chất của nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững là nhiệm vụ rất quan trọng" [13, tr. 66].

Thực hiện chủ trương trên của Đảng bộ, ngày 19/11/2008, Tỉnh ủy ra Chương trình hành động số 29-CTr/TU về việc "Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn".

Với chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ, KTNN và nông thôn Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2015 có sự phát triển phát triển tương đối tồn diện, đời sống nơng dân ngày càng được nâng cao.

Từ thực tế trên đã chứng minh chủ trương phát triển KTNN gắn với xây dựng nông thôn, giải quyết vấn đề nông dân của Đảng bộ là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp. Việc phát triển KTNN sẽ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Ngược lại, khi nông dân được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng; nơng thơn được quy hoạch, đầu tư xây dựng thì sẽ góp phần thúc đẩy KTNN phát triển.

Tuy nhiên, KTNN Quảng Ngãi cịn phân tán, nhỏ lẻ; sản phẩm hàng hóa chưa nhiều; tính tồn diện và bền vững chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nơng thơn cịn chậm. Đời sống nơng dân vẫn cịn nhiều khó khăn.

Trước thực tiễn trên, địi hỏi Đảng bộ trong thời gian đến cần tiếp tục tập trung nghiên cứu, hồn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nơng dân; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp nơng nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; thực hiện chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào xản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn; mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nông dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo, quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương.

Tiểu kết Chƣơng 3:

Nhận thức đúng vị trí, vai trị của KTNN và vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước vào điều kiện thực tiễn của tỉnh, Đảng bộ Quảng Ngãi đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để xây dựng các nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế trong nơng nghiệp, từ đó thúc đẩy KTNN của tỉnh phát triển theo hướng toàn diện và bền vững. Đây là những ưu điểm nổi bậc của Đảng bộ cần được tiếp tục phát huy.

Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, KTNN Quảng Ngãi từ năm 2005 đến năm 2015 có sự phát triển khá rõ nét. Bộ mặt nông thôn khởi sắc. Đời sống nông dân ngày càng được nâng cao.

Có được thành quả trên là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng, chính phủ, các bộ, ban, ngành ở Trung ương; sự lãnh đạo tài tình, nhạy bén của Đảng bộ; sự chủ động, tích cực của cấp ủy và chính quyền các cấp; sự đồng thuận của toàn dân.

Tuy nhiên, trong 10 năm lãnh đạo (2005-2015), Đảng bộ cũng bộ lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục. Trong đó, phải nói đến việc chậm trễ, lúng túng trong quán triệt chủ trương của cấp trên và đề ra chủ trương, chỉ đạo đối với cấp dưới của Đảng bộ là hạn chế tồn tại dai dẵn, là nguyên nhân hàng đầu làm cho các kế hoạch, giải pháp phát triển KTNN chậm thực hiện. Từ đó, KTNN của tỉnh chưa tạo ra bước đột phá, khác biệt.

Từ quá trình lãnh đạo, Đảng bộ đã để lại nhiều kinh nghiệm đáng quý. Trong đó đáng lưu ý là phải biết vận dụng và triển khai kịp thời, đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển KTNN là bài học có tính tiên quyết, là sợi chỉ đỏ cho sự lãnh đạo thành công của Đảng bộ trong các giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN

1. KTNN có vai trị rất lớn đối với sự phát triển KT - XH và có mối liên hệ mật thiết với nông thôn và nông dân. Nhận thức đúng vị trí, vai trị của KTNN và điều kiện thực tiễn của đất nước, thời kỳ đổi mới, ĐCSVN đã đề ra nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên CNXH là lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh hơn nữa phát triển nơng nghiệp tồn diện, bền vững theo hướng CNH, HĐH, gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Chủ trương trên thể hiện một nhận thức đúng đắn của Đảng về mặt lý luận và thực tiễn trong phát triển KTNN ở Việt Nam.

Được tái lập vào năm 1989, Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối với nhiều tuyến giao thơng huyết mạch; địa hình, đất đai, thổ nhưỡng đa dạng cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; tiềm năng rừng, biển tương đối phong phú; lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp dồi dào, cần cù.... Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền KTNN với nhiều nông sản đặc trưng. Tuy nhiên, địa hình nơi đây ngắn, dốc, phân cách; khí hậu diễn biến phức tạp, khắc nghiệt; đất đai ít màu mỡ; đồng bằng nhỏ hẹp; sông ngòi thường bị bồi lấp.... sẽ tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

2. Căn cứ vào đường lối của Đảng và thực tiễn địa phương, từ năm 2005 đến năm 2015, Đảng bộ Quảng Ngãi đề ra chủ trương để phát triển KTNN của tỉnh với nội dung cơ bản là đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp tồn diện, bền vững theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông thôn và nông dân, tạo bước chuyển về chất của nền sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế kinh tế vùng trong phát triển nông nghiệp.

Trên cơ sở chủ trương, Đảng bộ chỉ đạo cho HĐND, UBND các cấp, các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện để đưa chủ trương của Đảng bộ vào cuộc sống.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, KTNN Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2015 có sự phát triển rõ nét. Tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Nhiều vùng nguyên liệu phục vụ cơng nghiệp chế biến, vùng rau an tồn được quy hoạch và mở rộng. Chăn nuôi theo quy mô lớn ngày càng được mở rộng. Diện tích rừng và sản lượng gỗ ngày càng tăng. Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản được đầu tư phát triển góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bộ mặt nơng thơn có nhiều thay đổi, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao.

Điểm đáng lưu ý trong sự phát triển của KTNN Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2015 là tính tồn diện và bền vững được hình thành và bắt đầu phát triển; sản lượng nông sản không chỉ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà cịn xuất khẩu; nhiều nơng sản được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu độc quyền như "Tỏi Lý Sơn" (2009), "Quế Trà Bồng - Tây Trà" (2009), "Muối Sa Huỳnh" (2011) và nhiều đặc sản nổi tiếng như Cá bống Sông Trà, Kẹo gương, Đường phèn, Đường phổi, Mạch nha, Don.... Trong đó, Quế Trà Bồng, Cá Bống sông Trà, Don và Kẹo Gương là một trong số 4 đặc sản đã được xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2012, riêng Quế Trà Bồng là một trong 8 đặc sản Việt Nam đoạt kỷ lục Châu Á vào năm 2013. Đây là điểm sáng trong nông nghiệp Quảng Ngãi cần được đẩy mạnh đầu tư và phát triển.

Tuy nhiên, KTNN Quảng Ngãi còn phân tán, nhỏ lẻ; sản phẩm hàng hóa chưa nhiều; các tiềm năng chưa được khai thác tốt; tính tồn diện và bền vững chưa cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm. Từ đó, KT - XH nơng thơn chưa tạo sự chuyển biến tích cực, đời sống nơng dân vẫn cịn nhiều khó khăn.

3. Nhìn lại 10 năm lãnh đạo phát tiển KTNN của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi có thể khái quát lên mấy điểm ưu điểm sau: Đảng bộ đã vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển KTNN; xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp là chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng đến một nền sản xuất hàng hóa đa dạng và bền vững. Đồng thời, Đảng bộ biết khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh và chú trọng việc xây dựng các nguồn lực phục vụ KTNN. Từ đó, Đảng bộ đề ra những chủ trương và chỉ đạo đúng đắn, kịp thời để đưa KTNN của tỉnh phát triển.

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ chưa đề ra được những chủ trương, giải pháp mang tính đột phá cho phát triển KTNN của tỉnh; chậm trễ, lúng túng trong việc quán triệt chủ trương của cấp trên và đề ra chủ trương, chỉ đạo đối với cấp dưới; chưa có những giải pháp hữu hiệu trong xây dựng các nguồn lực phục vụ phát triển KTNN. Vì thế, một nền KTNN toàn diện và bền vững chưa được hiện thực hóa tại địa phương

Từ những kết quả và hạn chế trong 10 năm Đảng bộ lãnh đạo phát triển

KTNN ở Quảng Ngãi có thể đúc rút một số kinh nghiệm cơ bản sau: Một là,

nhận thức đúng vị trí, vai trị của KTNN trong phát triển KT - XH và xác định được lợi thế trong nông nghiệp để lựa chọn hướng đi phù hợp, hiệu quả. Hai là, vận dụng và triển khai kịp thời, đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển KTNN. Ba là, chú trọng xây dựng các nguồn lực trong phát triển KTNN một cách hiệu quả.

Bốn là, phát triển KTNN phải gắn liền với xây dựng nông thôn và giải quyết

vấn đề nông dân. Đây là những bài học vô cùng quý báu mà Đảng bộ Quảng Ngãi có thể tham khảo, học tập để từ đó có những chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn, phù hợp, hiệu quả hơn, phát huy hết tiềm năng, lợi thế nhằm đưa KTNN của tỉnh những giai đoạn sau phát triển lên một tầm cao mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (CB) (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về

kinh tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Quảng Ngãi (1975-2005), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. PGS.TS Nguyễn Văn Bích (2007), Nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam sau

hai mươi năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

4. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2001), Niên giám thống kê 1996-2000,

Cục Thống kê, Quảng Ngãi.

5. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2007), Niên giám thống kê tỉnh Quảng

Ngãi 2006, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

6. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2011), Niên giám thống kê tỉnh Quảng

Ngãi 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

7. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2017), Niên giám thống kê tỉnh Quảng

Ngãi 2016, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

8. Phan Diễn (2002), Tạo bước chuyển biến nông nghiệp hơn nữa trong tiến

trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, Tạp chí Cộng

sản số 28.

9. Nguyễn Tấn Dũng (2002), Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững

người dân giàu lên, Tạp chí Cộng sản số 28.

10. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

lần thứ XIV, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

11. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

12. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

lần thứ XVI. Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

13. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

lần thứ XVII. Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

14. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

lần thứ XVIII. Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

15. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

lần thứ XIX. Phòng lưu trữ Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII của Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ X của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Các nghị quyết của Trung ương Đảng

(2005-2010), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (2001), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế

kỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Ngọc Hà (2011), Đường lối phát triển KTNN của Đảng Cộng sản Việt

Nam thời kỳ đổi mới (1986-2011), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

25. Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (2000): Tồn tập, tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. HĐND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo số 176/BC-HĐND về "Kết quả

giám sát việc thực hiện Nghị Quyết số 01/2015/NQ-HĐND ngày 22/04/2015 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020", Phòng lưu trữ UBND tỉnh Quảng Ngãi.

29. HĐND tỉnh Quảng Ngãi (2009), Nghị quyết số 18/2009/NQ-HĐND "Về

phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2010-2020",

Phòng lưu trữ UBND tỉnh Quảng Ngãi.

30. Bùi Thị Thanh Huyền, Đảng bộ huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lãnh đạo

KTNN từ năm 1999 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Đảng Cộng sản Việt

Nam, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

31. Trần Nghĩa, Phan Ngọc Liên (CB) (2008), Địa chí Quảng Ngãi, Nxb. Từ

điển Bách khoa, Hà Nội.

32. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi (2006), Báo cáo số

832/BC-SNN&PTNT về việc "Tổng kết công tác năm 2006, triển khai kế hoạch năm 2007", Phịng lưu trữ Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn

Quảng Ngãi.

33. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi (2007), Báo cáo số

954/BC-SNN&PTNT về việc "Tổng kết công tác năm 2007, triển khai kế hoạch năm 2008", Phịng lưu trữ Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn

Quảng Ngãi.

34. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi (2008), Báo cáo số

hoạch năm 2009", Phòng lưu trữ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 111 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)