7. Kết cấu của Luận văn
2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp
2.4.3. Các nguồn lực phục vụ cho kinh tế nông nghiệp tiếp tục được đầu tư,
đầu tư, phát triển
Về thủy lợi: Tổng chiều dài kênh mương loại III trên địa bàn toàn tỉnh giai
đoạn 2012-2015 đã được kiên cố hóa là 326,3 km. Từ năm 2011-2015, tổng các cơng trình thủy lợi nhỏ được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp là 257 cơng trình [45, tr. 13]. Ngồi ra có nhiều dự án đang triển khai thực hiện
như: Dự án Tiêu úng, thoát lũ, chống sạt lở vùng hạ lưu Sông Thoa; Tiểu dự án Đập Đức Lợi; Dự án đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi Thạch Nham;...
Việc ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp: Giai đoạn 2011-2015, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất như triển khai khảo nghiệm nhiều giống cây trồng và vật ni có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như: Giống Lúa OM 6976; giống Ngô SSC 2095; giống Lạc L23; giống Mía Quế Đường 94-129; giống Mì KM140; giống cây lâm nghiệp Sao đen... Hình thành nhiều mơ hình
sản xuất tiên tiến được sử dụng và bắt đầu nhân rộng như: Mơ hình chuyển
đổi đất lúa sang trồng lạc, ngô lai; nuôi Cá hồng Mỹ trông lồng; nuôi Cá Bớp trong lồng;...
Về phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 17 cụm cơng nghiệp -
tiểu thủ cơng nghiệp - làng nghề đang thực hiện theo quy hoạch; giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 2.000 lao động nơng thơn. Ngồi ra, tồn tỉnh có 22 làng nghề, UBND tỉnh đã quyết định công nhận 7 nghề truyền thống, 1 làng nghề và 5 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, đa số các làng nghề sản xuất với quy mô nhỏ, các cơ sở trong làng nghề thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Một số làng nghề đang dần bị mai một, trong làng chỉ có vài hộ gia đình sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng. Các làng nghề hình thành và phát triển thúc đẩy sự phát triển của KTNN và tăng thu nhập cho người dân.
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KTNN: Theo Báo cáo số 39-
BC/TU về việc "Tổng kết Nghị quyết 05 - NQ/TU của Tỉnh ủy khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020" thì từ năm 2009-2015 Tỉnh Quảng Ngãi đã thu hút, tuyển chọn, đào tạo và bố trí cho 116 sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy về làm
việc ở cấp xã, chủ yếu là những xã đặc biệt khó khăn thuộc miền núi của tỉnh; có 1.200 lượt cán bộ, công chức cấp xã và 650 lượt cán bộ, công chức cấp tỉnh được đưa đi đào tạo các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, các lớp bồi dưỡng chính trị... Với nguồn lực được đào tạo này sẽ góp phần rất lớn trong việc định hướng, đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện trong lĩnh lực KTNN. Ngồi ra, năm 2015 có 1.966 học viên ở nông thôn được đào tạo ở 15 trung tâm [45. tr. 10]. Sau khóa học, nhiều học viên sử dụng kiến thức đã học để tham gia phát triển KTNN, có nhiều trường hợp họ tự thành lập có mơ hình sản xuất lớn như trang trại
Về công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản và vật tư nông nghiệp: Từ năm 2010-2015, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn đã phối hợp với các địa phương tổ chức hàng trăm lượt thanh tra, rà soát các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản. Trên sơ sở đó, giám sát, hướng dẫn các cơ sở sản xuất chưa đảm bảo chất lượng khắc phục hạn chế, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.