7. Kết cấu của Luận văn
2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp
2.4.2. Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển toàn diện theo hướng bền vững
hướng bền vững
- Về nông nghiệp: Về trồng trọt:
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt tăng từ 442.920 tấn năm 2010 lên
482.700 tấn năm 2015. So với năm 2010 sản lượng lúa tăng từ 391.167 tấn lên 426.674 tấn [45, tr. 2].
Diện tích rau đạt 13.472 ha, năng suất 156,6 tạ/ha [45, tr. 3]. Trong đó
vùng rau chun canh ven sơng Trà Khúc, Trà Bồng và Sông Vệ tiếp tục phát
triển đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và cung cấp cho các thị trường ngoài tỉnh; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn đã được phê duyệt và đã bắt đầu triển khai thực hiện ở một số vùng sản xuất rau trọng điểm của tỉnh như: Nghĩa Dũng, Tịnh An, Tịnh Long, Nghĩa Hiệp, Bình Dương. Về Đề án Quy hoạch chi tiết khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Bình Hịa, huyện Bình Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về phát triển cây nguyên liệu: Năm 2015 diện tích mía 4.389 ha, giảm so
với năm 2010 là 1.412ha; sản lượng mía cây 250.089 tấn, giảm so với năm
2010 là 22.101 tấn. Cây mì, năm 2015 diện tích 19.845,8 ha, sản lượng đạt
368.928 tấn. Để phát triển cây mì bền vững, nhiều nơi áp dụng mơ hình trồng mì thâm canh, xen canh với cây họ đậu, ngơ [45, tr. 3].
Từ những số liệu trên cho thấy, sản xuất lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành trồng trọt, trong khi đó nhiều diện tích đất có khả năng phát triển cây công nghiệp nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Để đạt được kết quả trên là nhờ Quảng Ngãi đã thực hiện các mơ hình sản xuất tiên tiến và đưa cơ giới hóa vào nơng nghiệp, chú trọng cơ cấu lại giống cây trồng; công tác dự báo, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh được thực hiện tốt.
Về chăn nuôi:
Đến năm 2015, đàn trâu có 66.857 con, đàn bị có 278.883 con, tỷ lệ bị lai chiếm 60.5%; đàn heo có 452.783 con. Đàn trâu tăng bình qn 3,4%/năm, đàn bị tăng 0,04%/năm, tỷ lệ đàn bị lai tăng bình qn 3,1%/năm, sản lượng thịt hơi tăng bình quân 5,4%. Riêng đàn lợn và đàn gia cầm có giảm do ảnh hưởng dịch bệnh và đầu ra thiếu ổn định [45, tr. 3].
Chăn nuôi trong giai đoạn 2011-2015, đã có sự phát triển khá tốt. Bước đầu có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẽ sang xu hướng chăn ni tập trung theo mơ hình trang trại, gia trại, áp dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất. Do đó, tình hình dịch bệnh và xử lý chất thải trong chăn ni được kiểm sốt tốt hơn, hiệu quả trong chăn nuôi cao hơn trước.
- Về lâm nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp giai đoạn 2010-2015 đạt bình qn 17,6%/năm. Năm 2015, diện tích rừng đạt 297.310 ha (tăng 34.495 ha so với
31%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,04%, tăng lên 6,13% so với năm 2010 [45, tr. 4-5]. Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm sốt đạt cao, nhờ đó sản lượng rừng trồng/ha ngày càng tăng. Trên địa bàn tỉnh có 34 dự án chế biến gỗ đã được cấp phép [45, tr. 5]. Công tác bảo vệ, quản lý rừng được tăng cường. Lực lượng kiểm lâm tiến hành rất nhiều cuộc tuần tra, truy bắt, xử lý những tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Vì vậy, diện tích rừng bị mất cháy rừng và khai thác lâm sản trái phép giảm đi đáng kể.
Nhìn chung, lâm nghiệp Quảng Ngãi đã có những chuyển biến tích cực
từ sản xuất theo truyền thống lấy quốc doanh làm nòng cốt, khai thác rừng tự nhiên là chủ yếu sang sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội hố nghề rừng ngày càng cao, đa thành phần, đa nguồn lực đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng. Việc trồng rừng sản xuất được đẩy nhanh nhờ thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, các chương trình đầu tư trồng rừng. Điều này góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, giảm nghèo cho hàng vạn hộ nông dân, nhất là đồng bào các dân tộc miền núi.
- Về thủy sản:
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thủy sản là 7,9%/năm; tổng sản lượng thuỷ sản tăng bình quân 8,6%/năm. Về khai thác thủy sản, năm 2015, sản lượng khai thác đạt 161.692
tấn, trong đó: khai thác biển 161.032 tấn, khai thác nội địa 660 tấn. Về nuôi
trồng thủy sản, đến tháng 09/2015 có 1.275 lồng bè nuôi thủy sản nước mặn
chủ yếu ở Lý Sơn và Đức Phổ, đối tượng ni chính là tơm hùm; 116 lồng nuôi cá nước ngọt trên sông Trà Khúcvà trên các hồ chứa thủy lợi [45, tr. 4].
Công tác quản lý tàu cá, cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá: Đến năm 2015, tổng số tàu đã đăng ký trong toàn tỉnh lên 5.452 chiếc với tổng công suất 995.513 CV; cấp 1.100 sổ danh bạ thuyền viên và 1.750 giấy phép khai thác thủy sản [45, tr. 4].
Cơ sở hạ tầng nghề cá: Đã hoàn thành 05 cảng cá và khu neo đậu tránh
trú bão; hoàn thành 01 dự án hạ tầng phục vụ cho phát triển giống thủy sản. Ngồi ra cịn đang triển khai thực hiện đầu tư các dự án: Cảng cá và Trung tâm DVHC nghề cá Sa Kỳ; Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn; Cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á; Dự án Đường vào cảng cá Lý Sơn.
Công tác hỗ trợ ngư dân: Rất nhiều ngư dân đã được hỗ trợ do thiệt hại
trong q trình khai thác, ni trồng thủy sản. Ngồi ra, ngư dân cịn được hỗ trợ để đóng mới tàu thuyền có cơng suất lớn đánh bắt xa bờ. Năm 2015, tồn tỉnh có 3.032 tàu đánh bắt xa bờ (công suất trên 90CV), tăng 1.393 chiếc so với năm 2011. Năm 2015, Công ty bảo hiểm Bảo Minh Quảng Ngãi đã triển khai bán bảo hiểm được 38,8 tỷ đồng cho các chủ tàu; UBND tỉnh đã quyết định chi trả cho Công ty 07 đợt với tổng số tiền là 22,5 tỷ đồng; các Chi nhánh ngân hàng thương mại đã triển khai cho vay vốn lưu động được 10,49 tỷ đồng [45, tr. 4].
Diện tích muối ổn định với quy mô 120 - 135 ha, tập trung ở đồng muối
Sa Huỳnh. Sản lượng muối hàng năm đạt 8.000 - 9.500 tấn [45, tr. 5]. Năm 2011, "Muối Sa Huỳnh" được Cục Sở hữu trí tuệ cơng nhận thương hiệu độc quyền. Đây là kết quả đáng ghi nhận cho sự nỗ lực của diêm dân Quảng Ngãi trong việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và là động lực lớn để họ an tâm tiếp tục đầu tư sản xuất.