Chú trọng xây dựng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 110 - 111)

CHƢƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2. Bài học kinh nghiệm chủ yếu

3.2.3. Chú trọng xây dựng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp

nghiệp một cách hiệu quả

Trong quá trình lãnh đạo phát triển KTNN, Đảng bộ đã chú trọng xây dựng các nguồn lực để phục vụ thiết thực cho KTNN. Tuy nhiên, Đảng bộ vẫn chưa có những giải pháp thật sự hữu hiệu trong xây dựng các nguồn lực để phục vụ tốt nhất cho phát triển KTNN. Vì vậy, hệ thống cơng trình thủy lợi, giao thơng đặc biệt là tại các vùng cao, miền núi chưa được đầu tư đúng mức, nhiều nơi bị hư hỏng, xuống cấp chưa được sữa chữa, nâng cấp; kết cấu hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, các cảng cá đầu tư chưa hoàn chỉnh, dàn trải; cơng nghiệp chế biến có phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp chưa được đưa vào thực tế và chưa được nhân ra diện rộng; nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lương cao còn thiếu và yếu, việc đào tạo nghề chưa sát với thực tiễn, nội dung đào tạo về kiến thức quản lý kinh tế cịn thiếu, nơng dân chưa phát huy hiệu quả nghề sau khi được đào tạo; mơ hình liên kết 4 nhà chưa thật sự hiệu quả và chưa được nhân rộng; nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp chưa nhiều.

Để xây dựng các nguồn lực nhằm phát triển KTNN một cách hiệu quả Đảng bộ cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo ra sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của các nguồn lực trong phát triển KTNN. Ngoài ra, Đảng bộ cần ưu tiên bố trí đủ vốn xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi, nạo vét kênh mương, các hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu, các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảm bảo tàu tránh trú an toàn trong mùa mưa bão. Xây dựng, mở rộng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất nơng cụ, vật tư và chế biến nông sản, xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh các loại máy móc thiết bị phục vụ trong chăn nuôi, trồng trọt và nghề muối. Đẩy

nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni; đưa cơ giới hóa, nhân rộng các mơ hình sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để tạo ra một ngành nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với mơi trường. Có giải pháp đồng bộ để gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lãnh đạo, quản lý KTNN, phối hợp với UBND các xã, cơ sở đào tạo nghề, kiểm tra tiến độ tình hình thực hiện đào tạo nghề nơng nghiệp cho lao động nơng thơn. Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)