7. Kết cấu của Luận văn
1.2. Qúa trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ
Trước những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển KTNN giai đoạn 2000-2005 cũng như sau hơn 15 năm tái lập tỉnh, thực hiện đường lối của ĐCSVN, để phát triển KTNN, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVII (12/2005), trên cơ sở nhận định, đánh giá, phân tích tình hình
KT - XH, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu là "đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, tạo bước chuyển về chất của nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững là nhiệm vụ rất quan trọng" [13, tr. 66]. Chủ trương trên sẽ góp phần bảo đảm nhu cầu lương
thực, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cơng nghiệp chế biến, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân.
Với nhiệm vụ trọng tâm trên, Đại hội chủ trương trong nơng nghiệp, cần tập trung nâng cao trình độ thâm canh và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Bảo đảm nhu cầu lương thực trong tỉnh; hình thành và nâng cao chất lượng các vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu của thị trường. Chú trọng phát triển các vùng cây rau quả, tạo vùng rau an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Phát triển chăn ni theo hướng trở thành ngành sản xuất chính. Tăng nhanh số lượng, gắn với nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và tăng cường phòng chống dịch bệnh. Khuyến khích phát triển chăn ni tập trung với qui mô lớn.
Trong lâm nghiệp, cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất, xác định rõ
diện tích, ranh giới các loại rừng, bảo đảm diện tích rừng phịng hộ, tăng diện tích rừng sản xuất, nhất là rừng nguyên liệu giấy. Tăng cường công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp, hạn chế tối đa các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nhất là nạn phá rừng. Khuyến khích, bảo đảm cho người trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng có lợi ích thỏa đáng và làm giàu từ nghề rừng.
Trong thủy sản, cần phát triển đồng bộ, bền vững, gắn kết giữa khai thác,
nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng giá trị nuôi trồng và chế biến. Khai thác thủy sản đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kết hợp bảo vệ lãnh hải chủ quyền Tổ quốc. Chú trọng khai thác cảng biển, phát triển công nghiệp đóng, sữa chữa tàu thuyền và dịch vụ nghề cá. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh các cơ sở chế biến thủy sản, tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản. Phát triển ngành muối phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng.
Phải phát huy lợi thế kinh tế vùng trong nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Vùng đồng bằng lấy phát triển vùng
cây, con nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Vùng ven biển, hải đảo lấy ngành thủy sản làm chính, phát triển ngành muối phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng. Vùng miền núi trọng tâm là lâm nghiệp. Phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, thương mại để phục vụ thiết thực cho KTNN và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nơng thơn. Coi trọng và có chính sách hỗ trợ để kinh tế hợp tác phát triển, khuyến khích mở rộng kinh tế trang trại, tiếp tục xây dựng sơ sở hạ tầng ở nơng thơn, góp phần xây dựng NTM và thực hiện đơ thị hóa nơng thôn theo quy hoạch.
Như vậy, thực hiện đường lối của ĐCSVN, Đại hội lần thứ XVII của
theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy mọi thế mạnh của từng vùng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân.
Điều này thể hiện một tư duy đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ trên cơ sở vận dụng chủ trương của ĐCSVN vào điều kiện thực tiễn ở địa phương.
Thực hiện chủ trương của ĐCSVN và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về phát triển KTNN, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành các nghị quyết, kết luận, chương trình hành động, chỉ thị để cụ thể hóa chủ trương trên.
Về nơng nghiệp:
Để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, ngày
15/12/2006, Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 08-KL/TU về "mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến giai đoạn 2006-2010" đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là: Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chi tiết một số cây nguyên liệu như mía, mì, quế, cao su, cau, gỗ....phù hợp với điều kiện từng vùng; xây dựng đề án và chỉ đạo điểm về dồn điền đổi thửa để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh; tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, nâng cấp, xây dựng các cơ sở chế biến; huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn để trồng cây nguyên liệu; đẩy mạnh công tác khuyến nông, tập huấn; chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng cây có giá trị kinh tế cao, bền vững; tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp đảng ủy, nhà nước, đoàn thể đối với nhiệm vụ phát triển vùng nguyên liệu. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng của tỉnh trong phát triển KTNN, từ đó hình thành các vùng chuyên canh để cung cấp nguyên, nhiên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu, thúc đẩy KT - XH của tỉnh phát triển.
Về lâm nghiệp:
Trước tình trạng nhiều diện tích rừng bị chặt phá, xâm hại, cơng tác quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứng được yêu cầu làm ảnh hưởng
lớn đến phát triển kinh tế lâm nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống của nhân dân, ngày 26/02/2006, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 43-CT/TU "Về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh". Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác quản lý Nhà nước, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp trong việc bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm liên quan đến rừng.
Để phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng và KTNN nói chung thì cần phát huy lợi thế của miền núi, ngày 07/12/2006, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết
số 05-NQ/TU "Về phát triển KT - XH các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2006-2010". Trong phát triển KTNN miền núi, Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi. Xây dựng, phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Ngồi ra cần khơi phục, phát triển các làng nghề thủ công như mây tre đan, dệt thổ cẩm. Củng cố phát triển các doanh nghiệp cơng ích để thực hiện chính sách thương mại ưu đãi, tiêu thụ hàng hóa nơng - lâm sản và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân. Tiếp tục đầu tư các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng để phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn. Phát triển KT - XH gắn với giữ vững cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên [51, tr. 6-7].
Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy, ngày 28/07/2009, Tỉnh ủy thông qua Kết luận số 358-KL/TU "Về tình hình thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy về phát triển KT - XH các huyện miền núi của tỉnh giai
đoạn 2006-2010". Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 05, Kết luận đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KTNN miền núi giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2025 là tiếp tục phát triển nơng - lâm - ngư; đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Để đẩy mạnh phát triển KTNN phải gắn liền với xây dựng, phát triển nông thôn miền núi, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số [57, tr. 6-7].
Với Chỉ thị số 43-CT/TU, Nghị quyết số 05-NQ/TU và Kết luận số 358- KL/TU của Tỉnh ủy trong giai đoạn này đã thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng bộ đến sự phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng và KT - XH miền núi nói chung. Đây là tư duy đúng đắn của Đảng bộ nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của miền núi trong phát triển KTNN, đồng thời tạo ra sự đột phá cho KT - XH nơi đây, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền và đời sống giữa các tầng lớp dân cư trong tỉnh.
Về thủy sản:
Để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, ngày 15/12/2006, Tỉnh ủy thông
qua Kết luận số 07-KL/TU về "Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển toàn diện ngành thủy sản giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015" xác định mục tiêu là "phát triển kinh tế thủy sản toàn diện trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến gắn với phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH, trở thành ngành sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao, đóng góp quan trọng vào giá trị, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, giữ vững quốc phịng, an ninh, khơi phục và bảo vệ môi trường sinh thái biển" [52, tr. 2].
Cùng với chủ trương trên, ngày 29/06/2007, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU "Về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" đã đề ra một số nhiệm vụ như phát triển mạnh khai thác, nuôi trồng, chế biến các sản phẩm từ biển; đẩy mạnh dịch vụ hậu cần biển; bảo vệ môi trường biển và ven biển, phòng chống thiên tai; gắn kết khai thác các tiềm năng biển với bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia [55, tr. 4].
Các chủ trương trên của Tỉnh ủy nhằm phát triển kinh tế thủy sản một cách toàn diện và bền vững, gắn phát triển kinh tế thủy sản với bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai và chủ quyền an ninh biển đảo của Tổ quốc. Đây không chỉ là sách lược mà là chiến lược rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh vấn đề tranh chấp lãnh hải ngày càng diễn ra phức tạp tại Biển Đông.
Về phát triển KTNN gắn với xây dựng NTM và giải quyết vấn đề nông dân:
Thực hiện chủ trương của ĐCSVN, ngày 19/11/2008, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 29-CTr/TU "Về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn". Trên cơ sở đánh giá tình hình, Chương trình hành động xác định những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là: Tập trung phát triển, chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn theo hướng CNH, HĐH; xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn gắn với phát triển đô thị; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn nhất là các huyện miền núi và các vùng khó khăn của tỉnh; xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ờ khu vực nông thôn; phát triển nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy mạnh vai trị của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể CT - XH, ở nông thôn nhất là Hội Nông dân [56, tr. 5-6]. Chủ trương trên kịp thời quán triệt, thực hiện
chính sách tam nơng của ĐCSVN. Đồng thời, tạo bước đột phá cho KTNN, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân của tỉnh.
Phát triển một số nguồn lực phục vụ cho KTNN:
Để KTNN phát triển tốt thì việc xây dựng, phát triển các nguồn lực đóng vai trị rất quan trọng. Một số nguồn lực thúc đẩy, phục vụ KTNN gồm: Cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông, cảng biển - dịch vụ hậu cần nghề cá; công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến), tiểu thủ công nghiệp; nguồn nhân lực;....
Về phát triển công nghiệp chế biến nông sản - tiểu thủ công nghiệp:
Ngày 03/08/2006, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên đại bàn tỉnh trong giai đoạn mới". Trên cơ sở đánh giá tình hình, Nghị quyết đề ra những nhiệm vụ chủ yếu trên lĩnh vực này đến năm 2010 là: Hồn thiện cơ chế chính sách của tỉnh để khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi cho sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; thu hút lao động có trình độ, nghệ nhân có tay nghề cao đến làm việc trong các nhà máy, làng nghề trong tỉnh; xác định rõ cơ chế quản lý các cụm công nghiệp, làng nghề; quy hoạch và khuyến khích các địa phương hình thành và phát triển các làng nghề mà sản phẩm đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tiêu dùng và hướng mạnh vào xuất khẩu, trong đó ưu tiên phát triển cơng nghiệp chế biến đường và các sản phẩm sau đường, chế biến hải sản và súc sản, lâm sản; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chế biến với việc sản xuất nguyên liệu tập trung của nông dân; đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở thị trấn, thị tứ và khu vực nông thôn [53, tr. 5-7].
Về nguồn nhân lực: Để thúc đẩy KTNN thì việc nâng cao năng lực lãnh
đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh và trình độ, kỹ năng của người nơng dân giữ vai trị quyết định. Vì thế, ngày 07/05/2007, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU "Về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến 2015". Từ thực tiễn trình độ nguồn nhân lãnh đạo, quản lý và sản xuất phục vụ cho phát triển KTNN của tỉnh, Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và nơng dân có trình độ chun mơn và kỹ năng trong phát triển KTNN [54, tr. 6-7].
Về cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông, cảng biển - dịch vụ hậu cần nghề cá....giai đoạn 2005-2010, Tỉnh ủy không ban hành các nghị quyết chuyên đề
mà chủ trương đó được lồng ghép vào các nghị quyết về phát triển kinh tế nông - lâm - thủy sản. Qua các nghị quyết trên, cho thấy Đảng bộ đã nhận thức được tầm quan trọng của các nguồn lực trong phát triển KTNN. Từ đó, có sự quan tâm, đầu tư, đưa ra các chính sách, biện pháp cụ thể để xây dựng, hoàn thiện các nguồn lực.
Tóm lại, trên cơ sở đường lối phát triển KTNN của ĐCSVN, Đảng bộ Quảng Ngãi đã vận dụng và đưa ra những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương, huy động sức mạnh toàn dân trong việc phát triển KTNN.