7. Kết cấu của Luận văn
2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp
2.4.4. Bộ mặt nông thôn thay đổi lớn, đời sống nông dân ngày càng nâng cao
nâng cao
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến năm 2015, Quảng Ngãi đã hoàn thành 100% số xã (164) phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng NTM, trong đó có 11 xã đạt tiêu chí NTM, tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM là 6,7%. Xã NTM đầu tiên của tỉnh phải kể đến là xã Bình Dương huyện Bình Sơn (01/2015). Khơng chỉ thế, huyện Bình Sơn còn là điểm sáng cho phong trào xây dựng MTM ở tỉnh Quảng Ngãi. Các xã còn lại tỷ lệ đạt chuẩn NTM như sau: Từ 15 - 18 tiêu chí có 16 xã, từ 10 - 14 tiêu chí có 50 xã, từ 5 - 9 tiêu chí có 52 xã, từ 0 - 4 tiêu chí có 35 xã [45, tr. 11].
Với nhiều chủ trương, chính sách phát triển KTNN mà các cấp Đảng ủy và Chính quyền ở Quảng Ngãi đưa ra cùng với nhiều Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, nước sạch, vệ sinh mơi trương.....đã góp phần rất lớn trong việc tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nơng dân. Từ đó, tạo thêm nhiều động lực cho họ tiếp tục an tâm sản xuất, phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, KTNN của tỉnh phát triển chưa thật sự toàn diện và bền vững. Sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ. Vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến phát triển chưa ổn định. Tỷ trọng chăn ni cịn thấp. Đánh bắt thủy sản gần bờ cịn phổ biến, ni trồng thủy sản quy mơ nhỏ và tình hình dịch bệnh xảy ra phổ biến. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp cịn ít, mối gắn kết giữa doanh nghiệp chế biến với người sản xuất thiếu chặt chẽ. Cơ sở hạ tầng nông thôn nhiều nơi chưa được đầu tư đúng mức. Phần lớn nơng dân thu nhập cịn rất thấp và bấp bênh, đời sống cịn nhiều khó khăn. Đánh giá về hạn chế trong phát triển KTNN của tỉnh trong giai đoạn này, Báo cáo số 165/BC-SNNPTNT ngày 25/01/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về "Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2015 và đánh giá 5 năm 2011-2015; triển khai nhiệm vụ Kế hoạch năm 2016 và 5 năm 2016-2020 có nêu: "Sản xuất nơng nghiệp phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn chậm; tỷ trọng chăn ni cịn thấp; cây lương thực vẫn còn chiếm tỷ lệ cao so với các loại cây trồng khác; sản xuất cịn phân tán, manh mún, sản phẩm hàng hố chưa nhiều; doanh nghiệp trong nơng nghiệp, nơng thơn cịn ít về số lượng, mối gắn kết giữa doanh nghiệp chế biến với người sản xuất thiếu chặt chẽ" [45, tr. 13].
Tiểu kết Chƣơng 2
Thực hiện chủ trương của ĐCSVN, Nhà nước và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương, từ năm 2011 đến năm 2015, Đảng bộ đã ban hành
rất nhiều nghị quyết để hình thành nên chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển KTNN toàn diện, bền vững theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng NTM, giải quyết tốt vấn đề nông dân.
Sau khi đề ra chủ trương, Đảng bộ đã chỉ đạo HĐND, UBND các cấp, các sở, ban, ngành có liên quan triển khai, giám sát thực hiện đúng đắn, kịp thời để chủ trương đó đi vào thực tiễn.
Sau 5 năm thực hiện, tốc độ tăng trưởng KTNN ở Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 là 5,3%, cao hơn giai đoạn 2005-2010 là 1,66%. Cơ cấu KTNN chuyển dịch theo hướng giảm trong nông nghiệp, tăng trong lâm nghiệp và thủy sản. Trong nội bộ ngành thì chăn ni cũng tăng lên và ngày càng gắn với sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Bộ mặt nơng thôn thay đổi rõ rệt. Một số xã trong tỉnh đạt chuẩn NTM. Đời sống nông dân ngày càng nâng lên.
Điểm đáng lưu ý trong quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng độ từ năm 2011 đến năm 2015 là Đảng bộ đã đề ra nhiều chủ trương và sự chỉ đạo phù hợp đề thúc đẩy thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, lâm nghiệp và thủy sản đạt nhiều kết quả, KTNN ngày càng phát triển toàn diện và bền vững hơn.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp Quảng Ngãi vẫn chưa thật sự khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế, còn phân tán, nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, tính tồn diện và bền vững chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thơn cịn chậm. Đời sống của nông dân giữa các vùng trong tỉnh, đặc biệt là vùng đồng bằng với miền núi có sự chênh lệch lớn và cịn nhiều khó khăn.
Những kết quả và hạn chế trong phát triển KTNN Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 nói riêng và 2005-2015 nói chung sẽ để lại nhiều kinh nghiệm cho quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ trong thời gian đến.