Chủ trƣơng của Đảng bộ về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 63 - 71)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ về đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp

Sau khoảng 5 năm thực hiện chủ trương của ĐCSVN và Đảng bộ, nền KTNN Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả song vẫn còn hạn chế. Năm năm đến, Việt Nam nói chung, Quảng Ngãi nói riêng cịn tiếp tục đối mặt với những khó khăn bất ổn của tình hình chính trị và kinh tế thế giới như tình trạng hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, công nghệ cao ngày càng phức tạp; tình trạng cạnh tranh tài nguyên, năng lượng, công nghệ, thị trường... và tranh chấp trên Biển Đơng diễn ra gây gắt. Trong

khi đó, nội lực kinh tế của tỉnh còn yếu, chất lượng, hiệu quả và sức mạnh tranh chấp thấp; ô nhiễm môi trường gia tăng; đời sống và hoạt động sản xuất của nơng dân cịn nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường; nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học - cơng nghệ nói riêng cịn nhiều những hạn chế. Bên cạnh đó, Quảng Ngãi có những thời cơ, thuận lợi hết sức cơ bản như kinh tế đất nước đang phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng; vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh duyên hải miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi sẽ ln nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ kịp thời của Trung ương; những thành tựu tỉnh đạt được trong 20 năm qua, nhất là của giai đoạn 2006-2010 là tiền đề, động lực mạnh mẽ và trực tiếp cho sự phát triển KTNN của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015.

Trước tình hình trên, Đại Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (09/2010) đã đưa ra nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển KTNN là "phát triển nơng nghiệp tồn

diện theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông thôn và nông dân coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến" [14, tr. 60].

Về nông nghiệp, cần thực hiện "dồn điền, đổi thửa". Bố trí lại cơ cấu cây

trồng, vật nuôi, mùa vụ, giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiểu thiên tai, dịch bệnh, gắn kết chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi với công nghiệp chế biến. Ổn định diện tích cây lương thực, nhất là diện tích lúa. Hình thành vành đai nông nghiệp, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn, chuyển đổi vườn tạp thành vườn chuyên canh. Quy hoạch, phát triển sinh vật cảnh thành ngành kinh tế sinh thái có giá trị cao. Phát triển mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp.

Về lâm nghiệp, tiếp tục tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch. Đẩy mạnh phong trào trồng cây gây rừng kết hợp với khoanh nuôi, phục vụ, bảo vệ rừng, chú trọng rừng phòng hộ. Nghiên cứu, bổ sung

những loại cây trồng, vật ni mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và tăng thu nhập cho người lao động. Chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển KTNN miền núi.

Về thủy sản, đẩy mạnh phát triển toàn diện, chú trọng ni trồng thủy sản. Khuyến khích cải hốn và đóng mới tàu thuyền có cơng suất lớn. Hình thành các tổ chức đánh bắt và ni trồng hải sản xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Phát triển các cơ sở dịch vụ, hậu cần nghề cá, hiện đại hóa cơ sở chế biến, xây dựng doanh nghiệp mạnh trong chế biến và xuất khẩu thủy sản. Hình thành hành lang kinh tế ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh. Xây dựng Lý Sơn trở thành huyện đảo có kinh tế phát triển mạnh, gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Đẩy mạnh phát triển KTNN gắn với xây dựng NTM, giải quyết vấn đề nông dân. Xây dựng nơng thơn có kết cấu hạ tầng KT - XH theo hướng hiện

đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thơn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Như vậy, thực hiện đường lối của ĐCSVN và xuất phát từ thực tiễn của

tỉnh, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh phát triển KTNN của tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và đường lối của ĐCSVN về phát triển KTNN, Tỉnh ủy ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động để cụ thể hóa và thực hiện chủ trương của Đảng bộ.

Về phát triển nông - lâm - thủy sản: Ngày 03/01/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thơng qua Chương trình hành động "Về việc thực hiện Kết luận của

Bộ Chính trị về "Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) nhằm đẩy mạnh phát triển KT - XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2020"". Trong nhiệm vụ phát triển KTNN, Chương trình hành động đề ra yêu cầu là "phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng CNH, HĐH" [61, tr. 2]. Để thực hiện được yêu cầu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định về nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa, ổn định diện tích đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh. Hình thành vành đai nông nghiệp phục vụ các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế. Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu, phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Gắn kết chặt chẽ trồng trọt, chăn ni với cơng nghiệp chế biến. Hồn thiện một số cơng trình thủy lợi quan trọng. Về lâm nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng rừng, kết hợp với khoanh nuôi, phục vụ và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Tổ chức quản lý, bảo vệ, khai thác rừng theo quy hoạch. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho nhân dân. Về

thủy sản, phát triển ni trồng thủy sản gắn với phịng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Ổn định diện tích, nâng cao chất lượng vùng sản xuất muối Sa Huỳnh. Tập trung xây dựng và hoàn thiện một số cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, khuyến khích khai thác, ni trồng thủy sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Hình thành các hình thức sản xuất mới trên biển. Cải hốn và đóng mới tàu thuyền có cơng suất lớn, hiện đại. Chủ trương trên của Tỉnh ủy rất phù hợp và cụ thể. Các nhiệm vụ, giải pháp nêu ra nhằm đưa KTNN của tỉnh tiếp tục phát triển toàn diện và bền vững.

Đẩy mạnh phát triển KTNN miền núi, đặc biệt là lâm nghiệp:

Để phát huy lợi thế, tiềm năng của miền núi trong phát triển KTNN,

phát triển KT - XH, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững ở 6 huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2011-2020". Trong phát triển KTNN, Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ chủ yếu là khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, nguồn lực để phát triển ngành lâm nghiệp, nơng nghiệp giữ vai trị đặc biệt quan trọng. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Để sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả và hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra, ngày 11/06/2015, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 41-CT/TU "Về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh". Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể, cơ quan hành chính các cấp trong tỉnh phải tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện đúng các thủ tục cấp, giao đất lâm nghiệp và giả quyết khiếu nại, tố cáo. Thu hồi những diện tích đất cấp khơng đúng đối tượng, lập phương án cấp, giao đất cho người dân sở tại có đất sản xuất theo mức bình quân chung của từng xã. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những hộ có nhiều đất đang sử dụng và tự nguyện giao cho chính quyền để cấp phát cho những hộ thiếu đất. Xác định chính xác các vụ việc tranh chấp, khiếu nại về đất lâm nghiệp. Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp.

Như vậy, thực hiện nhất quán chủ trương của ĐCSVN, Nhà nước và

Đảng bộ về ưu tiên phát triển KT - XH vùng cao, trong giai đoạn 2011-2015, Tỉnh ủy tiếp tục ban hành các nghị quyết chuyên đề để đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế miền núi trong phát triển KTNN.

Thực hiện chính sách tam nông của ĐCSVN, ngày 13/10/2011, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 6 (khóa XVIII) ban hành Nghị Quyết 03/NQ-TU "Về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020". Trên cơ sở đánh giá tình hình phát triển nơng nghiệp, xây dựng NTM của tỉnh trong giai đoạn trước, Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ:

Một là, tập trung phát triển KTNN toàn diện theo hướng CNH, HĐH, chuyển

dịch cơ cấu KTNN, nông thôn. Phát huy lợi thế của từng vùng. Ổn định diện

tích cây lương thực (lúa). Hình thành vành đai nơng nghiệp để cung cấp cho các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế. Phát triển vùng nguyên liệu theo hướng tập trung. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp. Phấn đấu xây dựng khu nông nghiệp cơng nghệ cao tại Bình Sơn vào năm 2014. Chú trọng phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển, đảo Lý Sơn. Tăng cường công quản lý, bảo vệ, khai thác rừng, từng bước hiện đại hóa

cơng nghệ khai thác, chế biến. Chú trọng phát triển nuôi trồng gắn với chủ

động giống, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ mơi trường. Ổn định diện tích sản xuất muối và có chính sách khuyến khích diêm dân. Phát triển mạnh công nghệp - thủ công nghiệp, dịch vụ để tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ

cấu lao động ở nơng thơn. Hai là, xây dựng hồn thiện kết cấu hạ tầng KT -

XH nông thôn, đảm bảo tính đồng bộ, mỹ quan, từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và bảo vệ môi trường. Giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Đảm bảo quốc phịng, an ninh trên địa bàn nơng thơn [59, tr. 5]. Chủ trương trên của Tỉnh ủy, một mặt dựa trên định hướng chung của Đảng, Nhà nước, mặt khác là xuất phát từ điều kiện thực tiễn của địa phương. Điều này thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng bộ.

Để cho các chủ trương, chính sách phát triển KT - XH nói chung và phát triển KTNN nói riêng của Đảng bộ đưa ra đúng đắn, phù hợp, kịp thời và thực hiện có hiệu quả thì cần phải có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nơng dân có

trình độ chun mơn, lý luận và kinh nghiệm trong sản xuất. Nhận thức được

tầm quan trọng của nguồn nhân lực, ngày 13/10/2011, Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) có ban hành Nghị quyết "Về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020". Nghị quyết đề ra nhiệm vụ nhằm đào tạo trình độ, kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành nông nghiệp và nông dân.

Để tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền,

đặc biệt là Hội nông dân trong phát triển KTNN, ngày 26/05/2015, Tỉnh ủy

ban hành Báo cáo số 392 - BC/TU về "Sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 61 - KL/TW của Ban Bí thư về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM xà xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020" đã nêu ra những kết đạt được và hạn chế của việc thực hiện Đề án, đồng thời đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao vai trị, trách nhiệm của Hội Nơng dân từ năm 2015 đến năm 2020.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp:

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của ĐCSVN và Chính phủ, ngày 08/04/2015, Tỉnh ủy ban hành Thông báo số 1120-TB/TU "Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020". Ban Thường vụ cơ bản thống nhất với nội dung Đề án. Đồng thời yêu cầu UBND tiếp thu ý kiến để hoàn thành Đề án về một số vấn đề sau: 1. Đánh giá rõ thực trạng tổ chức sản xuất, tiêu thụ, hiệu quả kinh tế, xã hội của từng cây trồng, vật nuôi trong thời gian qua. Đồng thời, dự báo khả

năng phát triển, nhu cầu thị trường của từng cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới;

2. Về nội tái cơ cấu cần tập trung làm rõ:

Đối với tái cơ cấu sản xuất các loạn cây trồng, vật nuôi cần định hướng rõ quy mô, địa bàn sản xuất, năng suất, thị trường tiêu thụ. Đối với việc tái cơ cấu lại tổ chức sản xuất cần chỉ ra các mối liên kết trong sản xuất, chế biến để hình thành chuỗi giá trị cho từng sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn những cây trồng, vật ni có giá trị gia tăng cao, có thị trường ổn định, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Trên cơ sở nội dung tái cơ cấu đã xác định trong Đề án, nghiên cứu tái cơ cấu lại nguồn lực đầu tư cho phù hợp;

3. Về giải pháp tái cơ cấu, cần khẩn trương hoàn thành các quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết từng cây trồng, vật ni trên phạm vi tồn tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mơ hình sản xuất hiệu quả, các mơ hình liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời đẩy mạnh công tác khuyến nông - lâm - ngư; thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế của tỉnh để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn, hình thành các mối liên kết ổn định trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nơng sản; có giải pháp hiệu quả về việc huy động và phân kỳ hợp lý các nguồn vốn để thực hiện Đề án, đảm bảo tính khả thi [66. tr. 1-3].

Tóm lại, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra chủ trương phát triển một nền KTNN toàn diện. Trên cơ sở đường lối của ĐCSVN tại Đại hội lần thứ XI nhấn mạnh tính tồn diện, bền vững và chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, chỉ thị, thông báo của Tỉnh ủy giai đoạn 2011-2015 đã quán triệt, phát triển đường lối của ĐCSVN và Nghị quyết của Đảng bộ phù hợp điều

kiện cụ thể của địa phương để hình thành nên chủ trương tái cơ cấu ngành nơng nghiệp, phát triển KTNN tồn diện, bền vững theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng NTM, giải quyết tốt vấn đề nông dân. Đây là cơ sở để Đảng

bộ chỉ đạo nhằm đưa KTNN của tỉnh giai đoạn 2011-2015 phát triển hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh quảng ngãi lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015 (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)