1.3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP
1.3.1.2. Mơ hình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các
a. Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của NHTM Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của NHTM nói chung và các NHTMCP nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì trạng thái hoạt động an tồn của bất kỳ ngân hàng nào có hoạt động liên quan đến ngoại hối.
Mật độ và xu hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái, khả năng thực hiện hợp đồng giao dịch của đối tác là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.
19
Mặc dù việc quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối khác nhau giữa các định chế tài chính, do phụ thuộc sự phức tạp của hoạt động ngoại hối của chính bản thân ngân hàng, các ngân hàng vẫn cần thiết lập chính sách, quy trình, đo lường và giám sát chặt chẽ rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
b. Chính sách quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
Chính sách quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối được hiểu là các quy định về giới hạn giao dịch, giới hạn chấp nhận rủi ro, phạm vi giao dịch ngoại hối dựa trên mục tiêu và chiến lược kinh doanh từng thời kỳ của ngân hàng.
Để quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối hiệu quả, các ngân hàng cần thiết phải đưa ra mục tiêu của chiến lược quản trị và thơng số giới hạn để kiểm sốt.
Chính sách quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối cần xác định rõ ràng:
Các nguyên tắc và mục tiêu quản trị rủi ro phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức rủi ro đơn vị chấp nhận phải nằm trong khả năng chịu đựng rủi ro của đơn vị.
Các giới hạn chấp nhận rủi ro kinh doanh ngoại hối đã được tính tốn, đo lường làm cơ sở cho thực thi trong thực tế.
Những quyền hạn kinh doanh, những công cụ ngân hàng được phép giao dịch.
Ngồi ra, khi đề ra một chính sách, ngân hàng cần cân nhắc những vấn đề sau: Những giới hạn riêng nên được thiết lập cho từng loại ngoại tệ, cùng với
giới hạn tối đa chung cho các loại tiền tệ. Giới hạn “cắt lỗ”.
Kinh nghiệm chuyên môn và quản lý của những người có thẩm quyền trong ngân hàng.
Đảm bảo phân chia tách biệt nhiệm vụ và trách nhiệm. c. Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối
Đây là hệ thống các bước thực hiện giao dịch và giám sát rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn nhất, minh bạch nhất.
20
Bốn bước cơ bản của quy trình quản lý rủi ro như sau:
Nhận biết rủi ro Định lƣợng rủi ro Điều tiết rủi ro Giám sát rủi ro
Một quy trình quản trị rủi ro cần có:
Sự phân bổ rõ ràng trách nhiệm đo lường, giám sát và kiểm toán, báo cáo rủi ro ngoại hối cũng như trách nhiệm của ban quản lý.
Kiểm soát hoạt động kinh doanh ngoại hối đang diễn ra.
Duy trì hệ thống tin cậy có thể đưa ra những báo cáo chính xác kịp thời, thường xuyên.
Hệ thống báo cáo rủi ro ngoại hối nên được kết nối với hệ thống lõi của ngân hàng và có khả năng đối chiếu với dữ liệu lõi.
d. Đo lường rủi ro kinh doanh ngoại hối
Để đo lường rủi ro kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau để đo lường:
Tổng trạng thái ngoại tệ gộp: là tổng tất cả trạng thái ngoại tệ đoản ròng và tất cả trạng thái ngoại tệ trường ròng.
Tổng trạng thái ngoại tệ ròng: là sự chênh lệch của tất cả trạng thái ngoại tệ đoản và tất cả trạng thái ngoại tệ trường.
Trạng thái ngoại tệ nhanh: là trung bình cộng của tổng trạng thái ngoại tệ gộp và tổng trạng thái ngoại tệ ròng.
Nếu như trạng thái từng ngoại tệ giúp NHTMCP quản lý rủi ro dao động thu nhập mà nguyên nhân chính là từ sự dịch chuyển tỷ giá song biên thì tổng trạng thái ngoại tệ lại được thiết kế để giảm bớt dao động thu nhập của ngân hàng từ sự dịch chuyển giá trị đồng nội tệ, hoặc từ sự biến động tỷ giá.
e. Đo lường tổn thất ròng giao dịch của NHTM
Tổn thất ròng giao dịch bao gồm tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn (Net exposure) và tổn thất ròng giao dịch gộp (Net total exposure).
21
Đây là hai khái niệm căn bản cần làm rõ trong quản lý tổn thất ngoại hối
của NHTM11
Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ
nào đó (Net Exposure – NE) được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ, cộng với trạng thái rịng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định.
NEi = (Ai - L i) + (CLi - CS i)
Trong đó:
Ai, Li lần lượt là tài sản có và tài sản nợ tính bằng ngoại tệ i CLi và CS i lần lượt là trạng thái mua và bán đối với ngoại tệ i
Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương khi NEi > 0 và ngược lại, ngân hàng có trạng thái rịng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm khi NEi < 0. Nếu ngân hàng có trạng thái rịng giao dịch cùng thời hạn
dương đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó. Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái rịng giao dịch cùng thời hạn âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất rịng giao dịch so với ngoại tệ đó.
Ví dụ: Nếu vào ngày 12/4 một ngân hàng A có giao dịch EUR thời hạn 3
tháng như sau:
Mua 300.000 EUR
Bán 200.000 EUR Cho vay 420.000 EUR Nhận gửi 350.000 EUR
Thì NEEUR = (420.000 – 350.000) + (300.000 – 200.000) = 170.000 EUR
11 Hogan, W.Avram, K.Brown, C.Ralston, D.Skully, W. Hempel, G.Simonson, 1999, “Management of
22
Với NEEUR > 0, ba tháng sau khi đến hạn EUR xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng A sẽ bị tổn thất rịng đối với các giao dịch EUR trong cùng thời hạn 3 tháng.
Để phịng ngừa rủi ro, ngân hàng có thể dùng biện pháp:
Đối với trạng thái ngoại tệ âm (Short position): ngân hàng có thể thương lượng với ngân hàng khác giải pháp sau: mua ngoại tệ kỳ hạn, mua quyền chọn mua hoặc vay nội tệ sau đó mua giao ngay để có ngoại tệ.
Đối với trạng thái ngoại tệ dương (Long position): Ngân hàng có thể bán ngoại tệ kỳ hạn và mua quyền chọn bán kỳ hạn lượng ngoại tệ đó.
Tổn thất rịng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ:
Thực tế cho thấy nhu cầu giao dịch tiền gửi và vay nợ cũng như mua bán ngoại tệ của khách hàng thường có kỳ hạn rất khác nhau. Vì vậy, tổn thất giao dịch trong trường hợp này sẽ được xác định dựa vào tổn thất ròng giao dịch gộp.
Tổn thất ròng giao dịch gộp (Net total exposure - NTE) đối với một loại
ngoại tệ được xác định bằng tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ tế sau khi đã hiệu chỉnh theo thời lượng (durations) của từng giao dịch.
NTE = ∑ RiNi /D - ∑ PjNj /D
Trong đó:
Ri: Giao dịch i hình thành nên khoản phải thu bằng ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng
Ni: Giao dịch i hình thành nên khoản phải trả bằng ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng
D: Thời lượng trung bình của tất cả các loại giao dịch, kể cả giao dịch tài sản có, tài sản nợ và giao dịch mua, bán ngoại tệ
Ni, Nj: thời hạn tương ứng với cá giao dịch khoản phải thu i và khoản phải trả j.
Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương khi NTE > 0, và có trạng thái ngoại tệ gộp âm khi NTE < 0. Nếu ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương đối với một loại ngoại tệ thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp đối với ngoại tệ đó và ngược lại, nếu ngân hàng có
23
trạng thái ngoại tệ gộp âm đối với một loại ngoại tệ thì khi noại tệ đó lên giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp với ngoại tệ đó.
Ví dụ: Một ngân hàng có bảng tính trạng thái rịng ngoại tệ gộp như sau:
Số tiền (USD) Kỳ hạn (tháng) Trọng số Thời lƣợng (Duration) Giá trị hiệu chỉnh
Giao dịch hình thành các khoản phải thu
Cho vay Công ty X 100,000 4 0.09 0.37 128,915.66
Cho vay Công ty y 150,000 6 0.14 0.84 290,060.24
Mua kỳ hạn Công ty C 120,000 4 0.11 45% 154,698.80
Mua kỳ hạn Công ty D 250,000 2 0.23 0.47 161,144.58
734,819.28 Giao dịch hình thành khoản phải trả
Bán kỳ hạn cho Công ty M 90,000 3 0.08 0.25 87,018.07 Bán kỳ hạn cho Công ty N 250,000 2 0.23 0.47 161,144.58 Nhận gửi khách hàng A 50,000 3 0.05 0.14 48,343.37 Nhận gửi khách hàng B 60,000 2 0.06 0.11 38,674.70 Tổng cộng 1,070,000 1.00 3.1 335,180.72 NTE 399,638.55 Giải thích cách tính:
Trọng số = Giá trị giao dịch/Tổng giá trị giao dịch Thời lượng = Thời hạn giao dịch x Trọng số
Thời lượng trung bình = ∑ (Thời hạn giao dịch x Trọng số)
Giá trị hiệu chỉnh = Giá trị giao dịch x (Thời hạn giao dịch / Thời lượng trung bình)
24
Trạng thái rịng giao dịch ngoại tệ gộp (NTE) = Tổng giao dịch hình thành khoản phải thu sau hiệu chỉnh – Tổng giao dịch hình thành khoản phải trả sau hiệu chỉnh)
Với NTE > 0, ngân hàng trong tương lai sẽ có khoản phải thu bằng USD nhiều hơn khoản phải trả USD và sẽ bị tổn thất giao dịch gộp USD khi USD xuống giá so với VNĐ. Để tránh tổn thất này, ngân hàng có thể sử dụng biện pháp sau:
Bán ngoại tệ kỳ hạn với kỳ hạn bằng thời lượng trung bình 3,10 tháng hay 93 ngày.
Mua quyền chọn bán có kỳ hạn bằng thời lượng trung bình là 93 ngày.
1.3.2. Một số chiến lƣợc quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối bằng hợp đồng phái sinh.
Các công cụ phái sinh (Derivative Securities) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những tài sản khác như trái phiếu, hàng hóa… (gọi là tài sản cơ sở), nhằm mục đích phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các công cụ phái sinh được biết đến bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.