Vài nét về rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của NHTMCP Việt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP

2.2.1. Vài nét về rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của NHTMCP Việt

Ngày nay hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống thì các ngân hàng đã khơng ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Đây là một hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTMCP, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro. Một số rủi ro trong kinh doanh ngoại hối mà các NHTMCP Việt Nam đang gặp phải có thể kể đến như:

a. Rủi ro về tỷ giá

 Xây dựng tỷ giá mua bán ngoại tệ hàng ngày cịn khơng đúng theo quy định. Tỷ giá không phù hợp và khơng cập nhật với tình hình biến động của tỷ giá trên thị trường.

 Cập nhật tỷ giá giao dịch sai hoặc không kịp thời vào hệ thống.

 Chi nhánh chậm trễ cân đối trạng thái ngoại tệ để lập báo cáo gửi hội sở  Vượt hạn mức ngoại tệ trong ngày nhưng không kịp xử lý với hội sở  Duy trì trạng thái ngoại tệ qua đêm dương vượt hạn mức

48

b. Rủi ro lãi suất

Lãi suất đi vay và cho vay tín dụng bằng ngoại tệ cịn biến động và được điều chỉnh khá nhiều trong thời gian qua khiến ngân hàng đôi chút lúng túng trong việc đưa ra mức lãi suất hợp lý, cạnh tranh và quản lý các khoản tín dụng chặt chẽ.

c. Rủi ro thanh toán

Các ngân hàng thương mại đơi lúc cịn chưa tính kỹ đến thời gian thanh toán của từng loại ngoại tệ theo từng hợp đồng, việc trì trệ thanh tốn hay thiếu tạm thời một loại ngoại tệ tại thời điểm thanh tốn cịn xảy ra khiến các ngân hàng mất chi phí cho việc mua ngoại tệ giao ngay.

d. Rủi ro tín dụng

 Các khoản cho vay tín dụng bằng ngoại tệ cịn gặp nhiều rủi ro về khách hàng như khách hàng trì trệ thanh tốn hoặc khơng trả nợ khi tình hình kinh tế cũng như tỷ giá biến động, đối tác tín dụng kém uy tín…

 Khơng cập nhật thơng tin khách hàng kịp thời khi có thay đổi. e. Rủi ro thanh khoản

 Hiện nay vẫn có một lượng lớn ngoại tệ nhàn rỗi nằm trong dân, trong khi các ngân hàng lại cần tăng lượng dự trữ loại tài sản này. Có những lúc, tâm lý lo sợ khi tỷ giá biến động liên tục đã khiến cho khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của hoạt động kinh doanh ngoại hối.

 Mua bán ngoại tệ liên ngân hàng không phục vụ việc cân đối nguồn ngoại tệ mà để đầu cơ.

f. Rủi ro hoạt động

 Kiểm tra theo dõi các giao dịch mua bán không kịp thời, không đầy đủ.  Giao dịch viên vi phạm hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ, trạng thái qua

đêm.

 Không kịp thời xử lý các giao dịch mua bán ngoại tệ do lỗi hệ thống đường truyền.

49

 Thực hiện mua bán ngoại tệ với các chi nhanh quá điện thoại nhưng không đồng thời thực hiện giao dịch trên màn hình Reuters.

g. Rủi ro khác

Hợp đồng không đầy đủ, không chặt chẽ hoặc không đúng với các quy định về quản lý ngoại hối, thanh toán và pháp luật.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)