các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam
Trước những hạn chế về thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP trên, tác giả xin đề ra một số giải pháp đối với các NHTMCP như sau:
3.2.1. Các giải pháp tổng thể
3.2.1.1. Các giải pháp thị trường
Các NHTMVN mới chỉ chú trọng đến hình thức kinh doanh ngoại hối giao ngay chứ chưa chú trọng đến các hình thức kinh doanh ngoại hối phái sinh cũng như kinh doanh chênh lệch trên thị trường trong khi các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà đồng thời cũng là cơng cụ giúp phịng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả của ngân hàng. Chính vì vậy, việc mở rộng sử dụng các cơng cụ phái sinh trong phịng ngừa rui ro tỷ giá là việc các ngân hàng phải lưu tâm.
3.2.1.2. Các giải pháp về kinh doanh
Nâng cao chất lượng kinh doanh ngoại hối cũng đồng thời là việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTM. Bởi lẽ, khi sản phẩm kinh doanh được khách hàng hiểu biết kỹ càng thì lượng khách hàng sẽ gia tăng, tránh trường hợp thị trường biến động doanh nghiệp dự đoán tỷ giá sai, thiếu hiểu biết sẽ găm giữ ngoại tệ hay giao dịch trên thị trường tự do, gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Ở Việt Nam, hiểu biết đúng đắn về các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, biến động tỷ giá và đặc biệt các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh cịn kém. Vì vậy, các ngân hàng cần:
a. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới.
Các dịch vụ truyền thống như dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, NHTMCP cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: Hồn thiện q trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính
72
cơng khai, minh bạch, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng trưởng tín dụng; xố bỏ những ưu đãi trong cơ chế tín dụng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng; hồn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng ngoại tệ với lãi suất phù hợp để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; nghiên cứu áp dụng cách phân loại nợ dựa trên cơ sở rủi ro và trích dự phịng rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế để nâng cao uy tín của ngân hàng.
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất.
b. Đẩy mạnh công tác khách hàng
Đối với các dịch vụ mới như chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, các sản phẩm phái sinh…các NHTMCP cần phải nâng cao năng lực marketing, tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro, vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phòng ngừa rủi ro còn khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam như các công cụ phái sinh ngoại hối và sử dụng có hiệu quả các dịch ngân hàng; nâng cao tiện ích của các dịch vụ ngân hàng; sử dụng linh hoạt cơng cụ phịng chống rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.
c. Tuân theo một số quy tắc sau trong hoạt động kinh doanh ngoại hối
Để hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối được hiệu quả, các NHTM cần nắm được một số nguyên tắc và giao dịch ngoại hối cũng như hoạt động kinh doanh ngoại hối. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, giao dịch ngoại hối là trị chơi có tổng bằng 0. Đối với một giao
dịch bán thì sẽ có một giao dịch mua. Nếu thị trường có 80% số người kỳ vọng giá lên thì cũng sẽ có khoảng 20% số người kỳ vọng giá xuống. Tuy nhiên, con số 20% và 80% khơng có nghĩa là 80% sẽ chiếm số đông và áp đảo thị trường. Nếu 20% số người đó nằm dịng tiền một cách tập trung hơn thì sẽ có lợi thế ra quyết định kinh doanh và sẽ có thể tác động mạnh đến thị trường. Điều này có
73
nghĩa là 20% số người đó sẽ nắm quyền lực tài chính tương đương 80% số người còn lại.
Thứ hai, để có quyết định kinh doanh ngoại hối tốt, cần phải lên kế hoạch
rõ rang, lập chiến lược cho cả 3 xu hướng: tăng, giảm và ổn định của tỷ giá. Kế hoạch sẽ bao gồm các bước: dự đoán tỷ giá, xác định thời điểm kinh doanh và kế hoạch quản lý dòng tiền dựa trên mục tiêu kinh doanh dài hạn và ngắn hạn đặt ra. Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng, nhất là với các định chế tài chính như ngân hàng.
Thứ ba, cần kết hợp phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật. Phân tích cơ
bản nghiên cứu nguyên nhân sự biến động của thị trường cũng như xác định thị trường còn phân tích kỹ thuật dành cho phân tích thời điểm, đánh giá tác động của biến động đó đến kết quả kinh doanh.
Thứ tư, cần đa dạng hóa danh mục đầu tư. Khi đồng tiền này tăng giá thì sẽ
có đồng tiền khác giảm giá, vì vậy đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hợp giúp nhà kinh doanh ngoại hối tránh dồn mọi rủi ro và tổn thất về một mối.
Thứ năm, lãi dự tính tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro. Lãi dự tính tăng khi mức
độ rủi ro tăng và ngược lại.
Thứ sáu, giao dịch kinh doanh ngoại tệ dựa trên xu hướng thay đổi của thị trường mà xu hướng này khơng ai có thể biết chắc chắn. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ số liệu thống kê và tin tức hiện tại để đưa ra quyết định mua bán hợp lý nhất, khơng nên cố gắng đón điểm đầu và điểm đáy của thị trường. Lợi nhuận không đạt được ở mức giá cao nhất hay thất nhất, mà là ở giữa giá đó. Ngồi ra, đã mua vào thì phải bán ra; đã bán ra thì phải mua vào; đừng bao giờ ôm mãi chúng.
Thứ bảy, quản lý hiệu quả trạng thái ngoại hối. Khi tạo các trạng thái ngoại
hối phải tính đến 3 mức tỷ giá: Tỷ giá ghi hợp đồng;
Tỷ giá có mức lãi suất hợp lý; Tỷ giá có mức lỗ chịu đựng được.
74
Cuối cùng, cần có các biện pháp phịng ngừa rủi ro đúng lúc. Thị trường có
tính chất tồn cầu; hãy kết thúc ngày kinh doanh với trạng thái cân bằng; hoặc bằng cách đặt các lệnh ngừng lỗ, hoặc lệnh có lãi; khơng được bỏ ngỏ trạng thái ngoại hối của bạn.
3.2.1.3. Các giải pháp hoạt động
a. Về con người
Hội nhập với các ngân hàng thế giới thì một yếu tố mang tính then chốt là phải chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ KDNH có trình độ cao, có khả năng theo sát được diễn biến thị trường quốc tế cũng như theo kịp sự phát triển của trình độ khoa học cơng nghệ. Các giao dịch viên cũng như các cán bộ kinh doanh ngoại hối cần không chỉ thành thạo nghiệp vụ mà còn phải giỏi ngoại ngữ, am hiểu pháp luật và các thông lệ quốc tế, sử dụng thành thạo các trang thiết bị phục vụ cho công việc.
Tuy nhiên, vấn đề nhân sự kinh doanh ngoại hối thiếu kiến thức và kinh nghiệm cũng như kiêm nhiệm nhiều việc khiến cho làm việc thiếu tập trung là vấn đề bất cập ở hầu hết các NHTMCP Việt Nam.
Vì vậy, các NHTMCP cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đối quốc tế về các cơng cụ kinh doanh ngoại hối, đặc biệt là các công cụ phái sinh vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng, hơn nữa hệ thống pháp luật về phái sinh ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn mới thi hành, cịn nhiều điều chỉnh. Ngồi ra cần liên tục thực hiện các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia trong và ngoài nước bên cạnh việc cử nhân sự đi học các khóa đào tạo ngắn và dài hạn về các kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, tổng hợp và kinh nghiệm phân tích thơng tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại hối một cách hiệu quả nhất. Thơng qua đó các giao dịch viên cũng như cán bộ kinh doanh ngoại hối có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng
75
của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối cũng như giúp ngân hàng tự giảm thiểu rủi ro của chính ngân hàng trong hoạt động tự doanh này.
b. Về cơ cấu tổ chức
Vấn đề rủi ro hoạt động là vấn đề luôn được cân nhắc kỹ lượng đối với hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro KDNH của hầu hết các NHTM trên thế giới và Việt Nam. Đây gần như là yếu tố nòng cốt để hệ thống hoạt động hiệu quả, dễ kiểm tra giám sát cũng như nâng cấp.
Để quản lý rủi ro, đặc biệt rủi ro tỷ giá và rủi ro hoạt động trong hoạt động KDNH, các NHTMCP phải đặc biệt quan tâm đến cơ cấu tổ chức giữa kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh này để tránh trường hợp như Ngân hàng quốc gia Úc được nếu ở chương 1của khóa luận. Theo cơ cấu tổ chức của một số Ngân hàng lớn trên thế giới thì ngồi bộ phận giao dịch trực tiếp (front office) và bộ phận hậu văn phòng (back office), cần phải có các bộ phận để kiểm soát và quản lý rủi ro (middle office) như: Phịng kiểm tốn nội bộ, phịng phân tích thị trường và quản lý rủi ro để hỗ trợ cho bộ phận KDNH trên cơ sở đưa ra các chiến lược và dự đoán sự biến động tỷ giá một cách kịp thời, hiệu quả.
Phòng kiểm tốn nội bộ có chức năng rà soát các kết quả kinh doanh và hoạt động của ngân hàng tại các thời điểm và thời kỳ và báo cáo tới hội đồng quản trị kịp thời những sai sót để khắc phục sửa chữa cũng như giải quyết kịp thời. Đây cũng sẽ là bộ phận làm việc chính với các cơ quan kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước trong việc làm rõ những thuyết minh trên báo cáo tài chính của ngân hàng.
Phịng phân tích thị trường và quản lý rủi ro có nhiệm vụ sau:
Quản lý tài khoản, phân phối hợp lý và quản lý trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống.
Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội, sự biến động của thị trường tiền tệ trong nước và thế giới để từ đó đưa ra những dự báo chính xác về sự biến động của tỷ giá, giúp bộ phận KDNH có những quyết định kinh doanh
76
đúng đắn, hạn chế được thiệt hại do biến động tỷ giá cũng như rủi ro quốc gia gây nên.
Nghiên cứu sản phẩm, loại hình kinh doanh mới trên thị trường tài chính tiền tệ, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh của Ngân hàng đồng thời cũng tạo ra các công cụ hạn chế được các rủi ro có thể gặp phải trong KDNH.
Theo dõi, giám sát hoạt động KDNH đối với toàn hệ thống và đối với từng cán bộ kinh doanh, kiểm tra các giới hạn cho phép.
c. Về công nghệ
Thị trường ngoại hối hàng ngày càng phát triển mạnh cùng với xu thế chung của nền kinh tế. Để phù hợp với tình hình mới, các NHTMCP cần phải có hệ thống công nghệ thông tin đại, cập nhật. Trang thiết bị kỹ thuật và các phần mềm quản lý rủi ro là một công cụ quan trọng giúp cho người quản lý có được thơng tin một cách đầy đủ, chính xác vể rủi ro nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng.
Cho đến nay hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của các ngân hàng cũng đã được trang bị khá hiện đại và đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong hoạt động KDNH, và gây khó khăn cho ngân hàng trong việc giao dịch, phân tích nghiên cứu thị trường. Vì vậy, các ngân hàng cần hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật, phần mềm quản lý rủi ro phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh.
Một số phần mềm quản lý rủi ro tốt có thể tham khảo như: Kondor, Oracle risk manager, Bloomberg, hệ thống đánh giá rủi ro VAR... Ngồi ra, cịn có hệ thống chuyên dụng góp phần quản lý rủi ro như: hệ thống mơi giới yết giá điện tử (EBS), hệ thống phần mềm chuyên dụng phục vụ cho bộ phận hậu phòng... Vấn đề ở đây là cần phải lưu ý xem phần mềm này, hệ thống này có phù hợp với chế độ kế tốn mà ngân hàng đang thực hiện hay khơng.
77
3.2.3. Các giải pháp nghiệp vụ
3.2.3.1. Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ thường xuyên
Hàng ngày ngân hàng phải lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ, có cái nhìn tổng qt về tình hình hoạt động KDNH của ngân hàng, phát hiện rủi ro để có biện pháp hạn chế kịp thời, tránh được những tổn thất cho ngân hàng.
Theo quyết định số 18-1998/QĐ – NHNN7, tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa, dư thiếu cuối ngày của các NHTM cũng như các TCTD khơng được vượt q 30% vốn tự có của Ngân hàng nói chung và khơng vượt q 15% đối với Đơ la Mỹ nói riêng.
Để quản lý và giảm bớt rủi ro hay tối đa giá trị tài sản của từng loại ngoại tệ và tổng thể các loại ngoại tệ, NHTMCP nên sử dụng cả hai phương thức trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ và tổng trạng thái ngoại tệ. Tuy nhiên, khi quản lý rủi ro tỷ giá thông qua trạng thái của từng loại ngoại tệ thì NHTMCP cần khắc phục hạn chế hiện tại là xem xét mối quan hệ tỷ giá trực tiếp giữa hai ngoại tệ chứ không đo lường sự biến động tương đối của các ngoại tệ khác.
3.2.3.2. Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá
Việc dự báo tỷ giá cũng như chiều hướng biến động của tỷ giá rất quan trọng, đồng thời dựa vào những dự báo đó để đưa ra những quyết định kinh doanh và phòng ngừa rủi ro phù hợp. Đây cũng là điều mà các NHTMCP ở Việt Nam cịn khá yếu kém, chưa có kinh nghiệm.
Các phương pháp dự báo tỷ giá có thể xếp thành 4 nhóm:
Dự báo kỹ thuật: là việc sử dụng số liệu tỷ giá lịch sử để dự báo tỷ giá
tương lai.
Dự báo cơ bản: dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế và tỷ
giá hối đoái. Chẳng hạn, trong số các nguyên nhân tác động đến tỷ giá, lạm phát cao ở một quốc gia cũng có thể được cân nhắc như một nguyên nhân dẫn dến giảm giá đồng tiền ở quốc gia đó.
78
Dự báo đƣợc dựa trên cơ sở thị trƣờng: dự trên cã chỉ số thị. Ví dụ,
chúng ta có thể sử dụng cho cả tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.
Dự báo hỗn hợp: kết hợp nhiều kỹ thuật dự báo. Mỗi kỹ thuật dự báo sẽ
có một quyền số khác nhau, phương pháp nào được cho là có độ tin cậy cao hơn thì sẽ có quyền số cao hơn. Dự báo tỷ giá thực sự sẽ là bình quân gia quyền của các phương pháp.
Dự báo khơng phải lúc nào cũng hồn tồn đúng do phụ thuộc đặc thù kinh tế chính trị riêng của từng quốc gia và số liệu thu thập đã mất tính cập nhật với