0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 67 -68 )

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP

2.2.3.4. Rủi ro tín dụng

Để phịng ngừa rủi ro tín dụng, các NHTMCP đang ngày càng hồn thiện quy trình xét đánh giá và cấp xét tín dụng bao gồm: Phân tích và thẩm định tín dụng, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng cũng như quản lý dư nợ quá hạn.

Ví dụ như, để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ngân hàng ACB tổ chức thành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao nhất là HĐTD. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, HĐTD còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt.

Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Và các NHTMCP đang dần áp dụng nhiều hơn đến xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên nghiệp trên quốc tế.

61

Ngân hàng kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách lập hạn mức thanh toán tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mỗi khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực địa lý, ngành nghề.

Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngồi ra, NHTMCP ln nghiêm túc thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 67 -68 )

×