Hợp đồng hoán đổi (Swap)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

1.3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP

1.3.2.2.Hợp đồng hoán đổi (Swap)

Giao dịch hoán đổi được các ngân hàng sử dụng tích cực vào phịng ngừa rủi ro ngoại hối. Với vai trò là nhà tạo thị trường, các ngân hàng thường sở hữu rất nhiều hợp đồng bằng các đồng tiền khác nhau và có ngày giá trị khác nhau. Tại một số ngày giá trị và với một số đồng tiền nhất định, các ngân hàng có thể ở trạng thái trường, và các đồng tiền khác, ngân hàng lại ở trạng thái đoản. Khi đó,biện pháp phịng ngừa rủi ro tỷ giá được các NHTMCP áp dụng là các giao dịch hoán đổi. Hợp đồng hoán đổi phổ biến nhất được biết đến là hoán đổi lãi suất.

Có hai cách hốn đổi lãi suất: hốn đổi lãi suất trực tiếp giữa hai ngân hàng và hoán đổi lãi suất qua trung gian ngân hàng thứ ba.

26

a. Hoán đổi lãi suất trực tiếp giữa hai ngân hàng

Theo giải pháp này, Sacombank và Vietinbank thỏa thuận trực tiếp với nhau rằng Sacombank sẽ trả lãi suất cố định X % cho Vietinbank và đổi lại Vietinbank trả lãi suất thả nổi LIBOR (Lãi suất cho vay liên ngân hàng Luân Đôn) cho Sacombank. Giao dịch hốn đổi như vậy được mơ tả như sau:

Hình 1.1. Hốn đổi lãi suất giữa Sacombank và Vietinbank khi thƣơng lƣợng

 Sacombank huy động vốn với lãi suất LIBOR - 0,5% và đi vay với lãi suất 7,25%

 Vietinbank huy động vốn với lãi suất 8% và đi vay với lãi suất LIBOR + 0,5%

Vậy, nếu trao đổi lãi suất như trên, lãi suất ròng nhận được của Sacombank: 7.25%+LIBOR – X% - LIBOR + 0.5% = 7.75% - X% Vietinbank: LIBOR + 0,5% + X% - 8% - LIBOR = X% – 7,5%

Tùy vào X% thì sẽ biết được số lãi/lỗ thực tế thu được của mỗi bên. Điều kiện xảy ra giao dịch này là: 7,5% < X% < 7,75%

b. Hốn đổi lãi suất thơng qua ngân hàng trung gian

Trong khi ví dụ trên đây nếu vì lý do gì đó, Sacombank và Vietinbank không thể thỏa thuận được giao dịch hoán đổi lãi suất trực tiếp với nhau thì cả hai có thể tìm đến một ngân hàng thứ ba, chẳng hạn Vietcombank, sẵn sàng nhận hoán đổi lãi suất cho bất cứ ngân hàng nào.

Cơ chế hoán đổi lãi suất trong trường hợp này có thể thực hiện như sau:

Hình 1.2. Hốn đổi lãi suất giữa Sacombank và Vietinbank khi thƣơng lƣợng qua ngân hàng trung gian Vietcombank

Với cách tính tương tự, lãi suất rịng nhận được của các ngân hàng như sau: Sacombank: 7,25% + LIBOR – X% – LIBOR + 0,5% = 7.75% – X%

Vietinbank: LIBOR + 0,5% - LIBOR + Y% – 8% = Y% – 7,5 % Vietcombank: X% + LIBOR – LIBOR – Y% = X% – Y%

27

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)