Hợp đồng quyền chọn (Option)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)

1.3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP

1.3.2.3. Hợp đồng quyền chọn (Option)

Với nghiệp vụ này, nếu tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho người mua Option thì họ sẽ thực hiện hợp đồng. Nếu theo hướng không tốt cho người mua Option thì họ sẽ khơng thực hiện hợp đồng và chịu mất khoản phí quyền chọn. Chính vì điều này ngân hàng sử dụng nghiệp vụ quyền chọn như một cơng cụ phịng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại hối hiệu quả bằng việc linh hoạt mua và phát hành Option. Khi phát hành một Option cho khách hàng, ngân hàng sẽ tìm mua một Option đối xứng từ một khách hàng khác hoặc từ một ngân hàng khác để phịng ngừa rủi ro tỷ giá cho chính mình theo mức tỷ giá và phí mua Option có lợi thế hơn so với mức tỷ giá và phí bán Option cho khách hàng ban đầu và ăn mức chênh lệch. Bằng cách này, các ngân hàng khi tham gia Option sẽ san sẻ được rủi ro tỷ giá với nhau, mỗi ngân hàng chịu một ít, và mức chênh lệch rịng cuối cùng sẽ là thu nhập hoặc khoản thua lỗ mà ngân hàng thu được nhưng ở mức vừa phải.

Các chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối bằng nghiệp vụ quyền chọn được biết đến là:

a. Chiến lược Bull Spread

Chiến lược này được sử dụng khi ngân hàng có kỳ vọng tỷ giá tăng và sẽ bán và mua cùng 1 loại option (quyền chọn mua - call hoặc quyền chọn bán - put) có cùng thời gian đáo hạn và có 2 mức giá thực hiện (exercise price) K1, K2 khác nhau. Giá giao ngay tại thời điểm hợp đồng đáo hạn là ST. Giá thực hiện của quyền chọn (call hoặc put) được mua vào luôn thấp hơn giá thực hiện của quyền chọn được bán.

28

Dựa vào mơ hình, dễ dàng tính tốn được lãi trước phí của quyền chọn (payoff) khi sử dụng chiến lược này như sau:

Với việc sử dụng quyền chọn mua Option:

Giá của một quyền chọn mua thông thường sẽ giảm khi giá thực hiện của quyền chọn tăng. Giá trị của quyền chọn được bán nhỏ hơn giá trị của quyền chọn được mua. Vì vậy, chiến lược Bull Spread được tạo từ quyền chọn mua (call) cần một khoản đầu tư ban đầu. Chiến lược Bull Spread được thực hiện khi 1 nhà đầu tư có một quyền chọn mua với giá thực hiện là K1 và thực hiện phòng ngừa rủi ro giá tăng, chấp nhận hi sinh 1 phần lợi nhuận nếu đạt được bằng cách bán 1 quyền chọn mua với mức giá thực hiện K2 > K1.

Biến động tỷ giá Lãi trước phí từ long call

Lãi trước phí từ

short call Tổng lãi

ST ≥ K2 ST - K1 - (ST ≥ K2) K2 - K1

K1< ST < K2 ST - K1 0 ST - K1

ST ≤ K1 0 0 0

Như vậy, sử dụng chiến lược này, dù ST biến động thế nào nhà đầu tư sẽ không lo bị lỗ. Chiến lược tỏ ra hiệu quả nhất là khi ST ≥ K2 vì số lãi nhận được sẽ lớn nhất.

Với việc sử dụng quyền chọn bán Option:

Chiến lược được sử dụng khi nhà đầu tư có một quyền chọn bán với mức giá thực hiện K1. Nhà đầu tư mua một quyền chọn bán với mức giá thực hiện thấp và bán một quyền chọn bán với giá thực hiện cao. Lợi nhuận được tính như sau:

29

long put short put

ST ≥ K2 0 0 0

K1< ST < K2 0 - (K2 - ST) - (K2 - ST)

ST ≤ K1 K1 - ST - (K2 - ST) K1 - K2

Như vậy, chiến lược này giúp nhà đầu tư giới hạn lỗ khi có biến động tỷ giá trong trường hợp đúng như kỳ vọng giá tăng, đặc biệt sẽ không bị lỗ nếu ST ≥ K2.

b. Chiến lược Bear Spread

Chiến lược Bear Spread tương tự như chiến lược Bull Spread nhưng được sử dụng khi có kỳ vọng tỷ giá giảm. Tuy nhiên, giá thực hiện của quyền chọn (call hoặc put) được mua luôn lớn hơn giá thực hiện của quyền chọn được bán.

30

Sử dụng quyền chọn mua Sử dụng quyền chọn bán

Với việc sử dụng quyền chọn mua Option

Nhà đầu tư có một quyền chọn mua với giá thực hiện cao hơn và bán một quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn với lợi nhuận được tính như sau:

Biến động tỷ giá

Lãi trước phí từ long call

Lãi trước phí từ short

call Tổng lãi

ST ≥ K2 ST - K2 - (ST- K1) K1 - K2

K1< ST < K2 0 - (ST- K1) - (ST- K1)

ST ≤ K1 0 0 0

Như vậy, nhà đầu tư sẽ hạn chế được mức lỗ có thể gặp phải và giả và trong trường hợp ST ≤ K1 theo đúng kỳ vọng tỷ giá giảm thì sẽ không bị lỗ.

Với việc sử dụng quyền chọn bán Option

Nhà đầu tư sẽ mua một quyền chọn bán với mức giá thực hiện nhất định và phòng ngừa rủi ro giá, hi sinh 1phần lợi nhuận có thể đạt được bằng cách bán một quyền chọn bán với mức giá thực hiện thấp hơn. Lợi nhuận thu được của nhà đầu tư được tính như sau:

Biến động tỷ giá Lãi trước phí từ long

put Lãi trước phí từ short put Tổng lãi

ST ≥ K2 0 0 0

K1< ST < K2 K2 - ST K2 - ST K2 - ST

ST ≤ K1 K2 - ST - (K1 - ST) K2 – K1

Với chiến lược này, nhà đầu tư ln có lãi.

c. Chiến lược Butterfly Spread

Chiến lược này sử dụng các hợp đồng quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau, K2 = (K1 + K3)/2. Chiến lược Butterfly Spread sẽ đạt lợi nhuận cao khi tỷ giá gần mức K2 nhưng sẽ lỗ nhỏ nếu tỷ giá biến động theo hướng khác. Vì vậy, chiến lược này thích hợp khi nhà đầu tư dự đốn tỷ giá không biến động lớn.

31

Sử dụng quyền chọn mua Sử dụng quyền chọn bán

Với việc sử dụng quyền chọn mua

Nhà đầu tư sẽ mua hai hợp đồng quyền chọn mua ở mức giá thực hiện K1, K3 và bán 2 quyền chọn mua ở mức giá thực hiện K2. Lãi/lỗ trong chiến lược này được tính như sau:

Biến động tỷ giá Lãi trước phí từ long call K1 Lãi trước phí từ long call K3 Lãi trước phí từ

short call K2 Tổng lãi

ST ≥ K3 ST - K1 ST – K3 - 2(ST – K2 ) 0

K2< ST < K3 ST - K1 0 - 2(ST – K2 ) K3 - ST

K1< ST < K2 ST - K1 0 0 ST - K1

ST ≤ K1 0 0 0 0

Với chiến lược này, nhà đầu tư ln có lãi.

Với việc sử dụng quyền chọn bán

Nhà đầu tư sẽ mua hai hợp đồng quyền chọn bán ở mức giá thực hiện K1, K3 và bán 2 quyền chọn bán ở mức giá thực hiện K2. Lãi/lỗ trong chiến lược này được tính như sau:

Biến động tỷ giá Lãi trước phí từ long put K1 Lãi trước phí từ long put K3 Lãi trước phí

từ short put Tổng lãi

ST ≥ K3 0 0 0 0

K2< ST < K3 0 K3 - ST 0 K3 - ST

K1< ST < K2 0 K3 - ST - 2(K2 - ST ) ST - K1

ST ≤ K1 K1 - ST K3 - ST - 2(K2 - ST ) 0

32

d. Chiến lược kết hợp

Straddle Combination

Chiến lược này được dùng khi nhà đầu tư kỳ vọng tỷ giá biến động khá lớn nhưng không biết chiều của biến động. Chiến lược này sử dụng mua 1 quyền chọn bán và một quyền chọn mua ở cùng một mức giá thực hiện K.

Lợi nhuận được tính như sau:

Biến động tỷ giá Lãi trước phí từ long call Lãi trước phí từ long put Tổng lãi

ST < K 0 K - ST K - ST

ST > K ST - K 0 ST - K

Như vậy, nếu tỷ giá càng gần tỷ giá thực hiện vào ngày đáo hạn thì lợi nhuận càng giảm và bằng 0 khi ST = K . Ngược lại, nếu theo đúng kỳ vọng có biến động lớn thì sẽ có lãi rất lớn.

Strip and Strap

Hai chiến lược này nhà đầu tư cũng kỳ vọng tỷ giá có biến động lớn. Nhưng nếu xét thấy việc giá giảm có xác suất lớn hơn giá tăng thì nhà đầu tư nên chọn chiến lược strip: mua 1 hợp đồng quyền chọn mua và hai hợp đồng quyền chọn bán với cùng tỷ giá thực hiện và ngày đáo hạn. Ngược lại, nếu xác suất giá tăng lớn hơn thì sử dụng chiến lược Strap mua 2 hợp đồng quyền chọn mua và 1 hợp đồng quyền chọn bán.

Lợi nhuận trong hai chiến lược này sẽ được tính như sau:

33

Biến động tỷ giá Lãi trước phí từ long call

Lãi trước phí từ long

put Tổng lãi

ST > K ST - K 0 ST - K

ST < K 0 2(K - ST) 2(K - ST)

Với chiến lược này, nhà đầu tư sẽ luôn có lãi và đặc biệt có lãi khi tỷ giá giảm ST < K.

34

Strap

Biến động tỷ giá

Lãi trước phí từ long call

Lãi trước phí từ long

put Tổng lãi

ST > K 2(ST – K) 0 2(ST – K)

ST < K 0 K - ST K - ST

Với chiến lược này, nhà đầu tư cũng ln có lãi và đặc biệt có lãi khi tỷ giá tăng ST > K.

1.1.1. Các yếu tố tác động đến quyết định quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

Để đưa ra quyết định quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, các NHTMCP cần thiết:

 Xác định mục tiêu kinh doanh bao gồm cả xác định lợi nhuận kỳ vọng.  Xác định thái độ của ban quản trị ngân hàng với rủi ro.

 Thiết lập các giới hạn rủi ro kinh doanh ngoại hối.

Giới hạn rủi ro kinh doanh ngoại hối của ngân hàng được thiết lập dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến ngân hàng như: vốn chuẩn, tỷ lệ thanh khoản, chất lượng tín dụng, rủi ro đầu tư và rủi ro lãi suất. Trạng thái ngoại hối nên được kiểm sốt dựa trên khả năng ứng phó nhanh để cân bằng trạng thái ngoại hối của chính ngân hàng đó.

Giới hạn này nên phản ảnh được hai góc độ: rủi ro ngoại hối cá biệt phát sinh từ các giao dịch hàng ngày và rủi ro ngoại hối đến từ các tài sản nợ và có của ngân hàng, kể cả nội lẫn ngoại bảng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)