Rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP

2.2.3.2. Rủi ro lãi suất

Việc quản lý rủi ro lãi suất được các NHTMCP thực hiện thường xuyên liên tục tại các ngân hàng thương mại để đo lường mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng thương mại.

Hiện tại, các NHTMCP đang đo lường rủi ro lãi suất theo phương pháp sau:

a. Phương pháp phân tích ảnh hưởng chênh lệch tài sản nợ-có đến thu nhập của ngân hàng khi có sự biến động của lãi suất (Income Gap Analysis). Trước tiên cần xác định tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với sự biến động lãi suất. Về phía tài sản có, tài sản có nhạy cảm với lãi suất (interest rate- sensitive assets -ISAs) đó là tài sản mà có thời gian đáo hạn dưới một năm và những khoản cho vay với lãi suất phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường. Về phía tài sản nợ, tài sản nợ nhạy cản với lãi suất (interest- rate-sensitive liabities - ISLs) đó là những khoản huy động vốn với thời gian đáo hạn dưới 1 năm và những khoản huy động vốn khác gắn liền với lãi suất biến động trên thị trường.

57

Trong đó:

ISAs tài sản có nhạy cảm với lãi suất, ISLs: tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất

Trường hợp GAP < 0, nếu lãi suất trên thị trường tăng, chi phí huy động vốn sẽ tăng hơn lãi suất thu được từ việc cho vay, do vậy thu nhập của ngân hàng giảm. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, thu nhập của ngân hàng tăng lên.

Trường hợp GAP > 0, nếu lãi suất trên thị trường tăng, lãi suất thu được từ việc đầu tư vào tài sản có sẽ tăng nhanh hơn chi phi bỏ ra huy động vốn, điều này có nghĩa là thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu lãi suất trên thị trường giảm, thu nhập ngân hàng giảm.

Trường hợp GAP = 0, việc tăng giảm lãi suất trên thị trường sẽ có cùng mức độ tác động tài sản có nhạy cảm và tài sản nợ nhạy cảm, thu nhập của ngân hàng sẽ không thay đổi.

Nếu ngân hàng dự tính lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới, Ban quản lý tài sản nợ có (ALCO) có sẽ ra các biện pháp định hướng để đảm bảo rằng tài sản có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (GAP > 0). Biện pháp thực hiện trong trường hợp này có thể hạn chế tài sản nợ ngắn hạn, tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn hoặc tăng cường lượng tài sản có gắng liền với lãi suất có độ biến động lớn như cho vay ngắn hạn nhiều hơn hoặc đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn.

Nếu như ALCO có dự tính lãi suất sẽ giảm trong tương lai, họ sẽ đưa ra chính sách để có đựoc tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có nhạy cảm với lãi suất (GAP > 0). Điều đó có nghĩa là tăng cường huy động vốn ngắn hạn, tăng cường cho vay dài hạn, giảm cho vay ngắn hạn.

Như vậy, độ lớn của GAP càng tăng, mức độ tác động của lãi suất đến thu nhập ngân hàng càng lớn. Độ lớn của GAP trong mọi trường hợp sẽ được phụ thuộc vào quan điểm chấp nhận rủi ro, ngân hàng đó sẽ duy trì sự chênh lệch giữa tài sản có nhạy cảm với lãi suất với tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn,

58

(duy trì GAP lớn). Trương hợp ngân hàng muốn hạn chế rủi ro đến mức độ tối thiểu, ngân hàng sẽ duy trì khoảng cách giữa hai loại tài sản này nhỏ.

b. Phương pháp “phân tích thời gian đáo hạn trung bình gia quyền” (duration analysis)

Phương pháp này sử dụng cơng thức Macaulay:

Trong đó:

CPt là dòng tiền tương lai của các khoảng lãi định kỳ tại thời điểm t t là số thứ tự từng năm đầu tư

i là lãi suất, n số năm đầu tư.

Áp dụng cơng thức trên ta có thể tính được thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của một trái phiếu, cho thấy với trái phiếu đáo hạn càng dài rủi ro về lãi suất càng lớn.

ALCO thường áp dụng công thức này trong việc quản lý các khoản đầu tư và quản lý vốn của ngân hàng bằng cách tính thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của số tiền chênh lệch giữa tài sản có nhạy cảm với lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Cơng thức áp dụng cho cách tính này này như sau:

Duration GAP = DURAs – DURLs

Trong đó:

DURAs là thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản có DURLs là thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản nợ

Duration GAP > 0: giá trị thị trường của tài sản có sẽ nhạy cảm với lãi suất hơn là giá trị thị trường của tài sản nợ. Cụ thể nếu lãi suất tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn giá trị của tà sản nợ, nếu lãi suất giảm, giá trị của tài sản có sẽ tăng nhanh hơn giá trị của tài sản nợ, làm vốn của ngân hàng tăng lên.

59

Duration GAP < 0: tăng lãi suất sẽ làm giảm vốn ngân hàng vì giá trị của tài sản có se giảm nhanh hơn giá trị của tài sản nợ. Tương tự, nếu lãi suất giảm thì vốn của ngân hàng sẽ tăng.

Như vậy nếu như ALCO có dự tính rằng lãi suất thị trường sẽ tăng họ sẽ đưa ra chính sách để tăng thời gian đáo hạn trung bình của tài sản nợ và giảm thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản có. Điều này có nghĩa tăng cường huy động vốn, tăng cho vay ngắn hạn.

Ngân hàng có thể lựa chọn hốn đổi lãi suất

Hóan đổi lãi suất 20

là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải trả tính trên một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thỏa thuận trong suốt thời hạn hợp đồng. Hoán đổi lãi suất được Nhà nước cho phép thực hiện theo quyết định số 62/2006/QĐ – NHNN ngày 29/12/2006 của Thống đốc NHNN về thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.

Các doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phịng ngừa rủi ro lãi suất của chính mình, phải có đủ các điều kiện:

 Có giao dịch gốc được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Giao dịch gốc đó là một trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc đầu tư giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua hàng hố trả chậm.

 Có khả năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm do hai bên thoả thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng.

Tuy nhiên, thị trường hoán đổi lãi suất giữa các ngân hàng của Việt Nam cịn ít khoảng gần 15 hợp đồng hoán đổi lãi suất, nhưng chủ yếu được thực hiện bởi các Ngân hàng lớn của nước ngoài như HSBC, Citi Bank, Standard Chatter, ABN…

20

Chương 16 “Quản trị rủi ro lãi suất”, Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

60

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro lãi suất, thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các giấy tờ có giá đã phát hành được các ngân hàng xác định dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá, phụ thuộc vào quy định lãi suất của Ngân hàng đối với từng đợt phát hành.

Thời gian hiệu chỉnh lãi suất thực tế của các khoản vay ngoại tệ là 1 – 5 năm, và với các khoản nợ là 1 – 3 tháng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)