Hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP

2.1.2.1.Hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam

Năm 1986 khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Việt nam được chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì thị trường tài chính Việt Nam mới được hình thành và phát triển.

Đến 20/9/1994 thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã được thành lập thay thế cho trung tâm giao dịch được thành lập năm 1991, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ngoại tệ của nền kinh tế Việt Nam, cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, doanh số kinh doanh ngoại hối của thị trường Việt Nam còn thấp do mới thành lập cộng với doanh số hoạt động XNK của Việt Nam còn hạn chế, quy định biên độ dao động tỷ giá giao ngay còn hẹp.

Tháng 8/1997, Việt Nam đồng chịu áp lực giảm giá mạnh do chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến cho thị trường ngoại hối rơi vào tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, cầu luôn lớn hơn cung. Cuối năm 1998, Chính phủ đã ban hành quyết định 173/1998/QĐ – CP ngày 12/8/1998 về nghĩa vụ bán và mua ngoại tệ của Người cư trú là tổ chức cùng với quyết định số 64/1999/QĐ –NHNN ngày 25/2/1999 về việc công bố tỷ giá của đồng Việt Nam với các ngoại tệ từ cơ chế tỷ giá chính thức sang cơ chế tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng làm cho thị trường ngoại hối thực sự trở nên sôi động hơn và nền kinh tế hồi phục từ năm 1999.

42

Đặc biệt, việc áp dụng Pháp lệnh ngoại hối từ 1/6/2006 như một khuôn khổ thống nhất về quản lý ngoại hối, làm cho thị trường ngoại hối diễn ra uyển chuyển và linh hoạt hơn.

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới đã kéo theo doanh số trên thị trường ngoại hối Việt Nam giảm đáng kể. NHNN đã phải tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm cứu vãn tình hình này, đảm bảo khả năng can thiệp bình ổn thị trường ngoại hối trong nước đồng thời đáp ứng các nhu cầu ngoại hối cấp bách. Trong vòng một năm NHNN đã tiến hành điều chỉnh biên độ tỷ giá đến 4 lần, kèm theo điều chỉnh lãi suất cơ bản.

Sang năm 2009, thị trường ngoại hối đã nhiều lần rơi vào tình trạng căng thẳng, doanh nghiệp lo ngại tỷ giá tăng cao nên khơng tích cực với việc vay vốn bằng USD. Nhưng nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp thì lại vượt xa khả năng bán của các ngân hàng thương mại, giá USD có lúc lên tới gần 18.500 đồng/USD trên thị trường tự do. Chênh lệch giá USD niêm yết và giá USD giao dịch ngoài thị trường tự do quá cao, thường trên 1.000 đồng/USD nên các doanh nghiệp xuất khẩu khơng muốn bán USD cho ngân hàng dẫn đến tình trạng khan hiếm USD.

Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và chống buôn bán ngoại tệ trái phép để hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ. Đồng thời do chương trình hỗ trợ lãi suất kết thúc nên doanh nghiệp đã quay sang vay vốn bằng USD, vì lãi suất vay USD thấp hơn nhiều so với vay bằng VND.

Ngày 10/2/2010, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND áp dụng cho ngày 11/2/2010 là 18.544 VND/USD. Như vậy với biên độ biến động tỷ giá là +/-3%, ngân hàng có thể mua/bán USD với giá trần là 19.100 đồng/USD.

Mặc dù việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài vào năm 2006 là nhằm giúp cho các đơn vị kinh doanh vàng có thể lựa chọn mức giá khi quyết định xuất, nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, báo cáo của NHNN cho thấy,

43

hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thời gian qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế như: các đơn vị được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài cũng kinh doanh trên các sàn vàng quốc tế. Đây là hoạt động có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn. Đồng thời, chính các đơn vị này đã thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước, mà thực chất là mua bán vàng trên tài khoản ở trong nước, gây nhiều biến động trên thị trường vàng trong thời gian vừa qua. Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã giao NHNN bãi bỏ quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo quyết định 03/2006/QĐ- NHNN ngày 18/1/2006 của NHNN.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của thị trƣờng ngoại hối từ năm 1998 đến năm 2008

Năm Tỷ trọng mua Tỷ trọng bán Năm sau so với năm

trƣớc 1998 49,9% 50,1% 100,0% 1999 48,6% 51,4% 140,9% 2000 45,5% 54,5% 121,6% 2001 46,0% 54,0% 117,2% 2002 48,4% 51,6% 110,2% 2003 49,5% 50,5% 134,4% 2004 48,3% 51,7% 110,1% 2005 48,0% 52,0% 114,2% 2006 48,5% 51,5% 114,2% 2007 50,2% 49,8% 118,3% 2008 49,1% 50,9% 115,6%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN 2008

Như vậy, doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối ước tính tăng với tốc độ bình qn hàng năm là 20,01% từ năm 1998 – 2008. Đây có thể coi là mức

44

tăng trưởng khá thấp đối với một nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp và đang trong quá trình mở cửa và hội nhập như Việt Nam.

Hơn nữa, doanh số mua vào thường thấp hơn doanh số bán ra, trừ năm 2007 do sự phát triển mạnh của thị trường chứng khốn và các dịng vốn FDI vào Việt Nam, cho thấy thị trường ngoại hối Việt Nam ln ở tình trạng khan hiếm hàng hóa, các NHTMCP thường duy trì trạng thái ngoại tệ đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá tăng.

Nhìn chung, thị trường ngoại hối Việt Nam có vai trị cịn mờ nhạt đối với nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)