Bài học kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)

của một số NHTM trên thế giới

1.4.1. Ngân hàng Quốc Gia Úc (NAB)

Ngân hàng Quốc Gia Úc (National Australia Bank - NAB), Ngân hàng lớn nhất đồng thời là công ty lớn thứ 2 nước Úc, thông báo ngày 13/1/2004 mức lỗ

35

360 triệu Đôla Úc trong kinh doanh ngoại hối.Nguyên nhân thất thoát là do hoạt động của các nhân viên NAB (Traders) đã đi ngược lại với chiến lược của NAB. Mức độ rủi ro trong kinh doanh đồng Đôla Mỹ của ngân hàng này tăng đột biến từ cuối năm 2003. Chính mức độ rủi ro này dẫn đến mức thất thoát nặng nề khi mà đồng Đôla Mỹ giảm đến 10% giá trị so với đồng Đôla Úc. Ngày 30/09/2001 giá trị của danh mục đầu tư quyền chọn tiền tệ bị bị kê khai vượt mức khoảng 4 triệu Đôla Úc. Một năm sau đó, giá trị này ở vào mức 8 triệu Đôla Úc. Trong cả 2 trường hợp trên các giá trị đều được tạo ra bởi những số liệu khơng chính xác.

Từ tháng 9 đến tháng 11/2003, số lượng giao dịch mới làm tăng đáng kể càng làm tăng độ rủi ro cùng với sự suy yếu của Đôla Mỹ. Các Traders liên tục đi quá giới hạn và làm giả số liệu về trạng thái ngoại tệ. Ban đầu, họ sử dụng tỷ giá sai với thực tế trong những giao dịch thật, họ chuyển lợi nhuận và các khoản lỗ từ ngày này sang ngày khác (smoothing). Sau đó họ tiếp tục thi hành những giao dịch giao ngay và quyền chọn giả để che đậy thua lỗ. Các Traders chỉ đưa những cuộc giao dịch giả này vào Horizon ngay trước khi phiên giao dịch kết thúc, vào khoảng 8 giờ sáng ngày hôm sau. Số liệu trong Horizon là nền tảng cho việc đánh giá lợi nhuận hay tổn thất mà từ đó các báo cáo tài chính được tạo ra. Sở giao dịch tài chính bắt đầu hoạt động kiểm tra các giao dịch khoảng 9 giờ sáng hàng ngày. Đôi khi vào giữa 8 giờ sáng và 9 giờ sáng, lợi dụng “kẽ hở 1 tiếng”, các giao dịch viên có khả năng sửa đổi, làm sai lệch giá trị ngoại hối và sửa lại các giao dịch ảo để tránh bị phát hiện (Các nhà đầu tư này phát hiện ra “kẽ hở” một cách tình cờ từ năm 2000). Thêm vào đó, háng 10/2003, Traders lại phát hiện rằng bộ phận back office đã dừng việc theo dõi các giao dịch nội bộ. Điều này cung cấp thêm cho họ phương thức che giấu thứ ba: thêm vào lựa chọn giao dịch nội bộ từ một phía, và khơng bị phát hiện. Tính đến ngày 27/1/2004, sau khi điều chỉnh và đánh giá lại các hồ sơ, khoản lỗ 360 triệu Đơla Úc đã được cơng bố.

Có thể nói, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối này của NAB là do những nguyên nhân sau:

36

 Sự liêm chính của con người: Các Traders ban đầu báo sai lợi nhuận và tiếp tục lấn sâu, tạo ra các giao dịch giả mạo để che giấu các tổn thất lớn có lẽ vì họ tin rằng họ có khả năng đạt đủ lợi nhuận trong tương lai để bù lại những tổn thất đã bị che giấu.

 Rủi ro và cơ chế quản lý12

 Thiếu sự theo dõi sát sao – các nhà đầu tư đuợc giao cho vị trí cao, phức tạp và nhiều rủi ro, trong khi cấp giám sát lại hạn chế trong việc quản lý lợi nhuận hay thua lỗ.

 Thất bại trong quản trị rủi ro: có quá nhiều sơ hở trong thiết kế, thi hành và chấp hành trong quản trị rủi ro. Ban kiểm soát rủi ro trọng yếu và rủi ro thị trường (Market Risk & Prudential Control) biết và báo cáo nhưng lại thiếu kiên quyết trong ngăn chặn vượt rào.

 Thiếu sự điều hành tài chính: điều tra nhận định rằng quy trình để phát hiện, điều tra và phân tích các giao dịch bất thường khơng hiệu quả.

 Quá trình tổng kết cuối tháng thiếu quy trình giới hạn và khơng nêu lại kết quả để điều chỉnh những giao dịch đã bị hủy bỏ và sửa đổi.

 Sơ hở ở bộ phận back office: thất bại trong việc nhận định giao dịch giả.

1.4.2. Ngân hàng quốc gia Franklin National Bank (FNB), New York

Ngân hàng quốc gia Franklin National Bank (FNB), New York từng là ngân hàng lớn thứ 20 nước Mỹ. Tuy nhiên, ngân hàng này tuyên bố phá sản ngày 08/10/1974 sau nhiều tháng khủng hoảng liên tiếp. Tại một thời điểm nay 1974, lợi nhuận thu về từ lãi suất cho vay ít hơn cả chi phí nợ để trang trải. Kinh doanh ngoại hội dù khơng phải là điểm bắt nguồn cho những khó khăn của FNB nhưng lại là đóng vai trị chính trong sự sụp đổ của ngân hàng này. Một trong những lý do khiến FNB đẩy mạnh kinh doanh ngoại hối chính là để bù lại những

12

37

khoản lỗ gây ra bởi kinh doanh nội địa, tuy nhiên chính việc này lại đẩy ngân hàng này vào sâu hơn vào tai họa.

Trong giai đọan từ 03/1973 đến 05/1974 (khi khủng hoảng của FNB bùng nổ), hệ thống tỷ giá hầu như bị thả nổi, thị trường ngoại hối lên xuống nhiều và với cường độ mạnh và khơng có sự ngăn chặn kịp thời từ chính phủ. Tháng 6 và tháng 7 năm 1973, tỷ giá tiền tệ của các nước châu Âu có thể tăng đến 4% trong một ngày và 10% trong vịng một tuần so với đồng Đơla Mỹ. Nhưng đồng Đôla lại tăng mạnh trong nhiều tháng khác từ 10/1973 đến 01/1974 với 14% giá trí tăng so với các ngoại tệ của châu Âu ngay trước khi thực sự rớt giá liên tiếp ngay từ cuối tháng 1/1974, đúng vào lúc các nhân viên giao dịch ngoại hối của Franklin kì vọng vào đồng Đơla Mỹ. Không những thế, ngày 14/05/1974, đúng lúc khủng hoảng của Franklin bùng nổ, các ngân hàng trung ương của Đức, Thụy Sỹ, Mỹ tuyên bố cùng ngăn chặn sự kiếm lời từ đồng Đôla và tăng tỷ giá cho vay ngắn hạn trong nước Mỹ, lại dẫn đến một sự đảo ngược khác, khôi phục sự mất giá của đồng Đơla trong năm đó.

Tỉ giá hối đối được thả nổi có thể mang lại những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm tàng cho rủi ro lớn. Chính sự non yếu trong kinh nghiệm của các nhân viên giao dịch ngoại hối ở giữa một mơi trường thả nổi và khó đốn biết của thị trường kinh doanh ngoại hối mang đến tai họa cho FNB. Họ kì vọng lớn vào kinh doanh ngoại hối để bù đắp cho những khoản lỗ khác khiến họ liên tiếp tỏ ra thiếu nhạy bén khi tiếp tục trông chờ, đợi đồng Đôla tăng trở lại. Sự can thiệp của các ngân hàng chỉ đến sau khi FNB đã chìm sâu trong các khoản lỗ.

Tin đồn về sự mất mát trong kinh doanh ngoại tệ bắt đầu lan truyền, giá trị cổ phiếu của Franklin bắt đầu rơi tự do và Franklin bị Ủy ban chứng khốn đề nghị khơng trả cổ tức năm đó. Sự sụp đổ Franklin, với tầm cỡ và rất nhiều các mối liên hệ với các ngân hàng trong cùng hệ thống liên quốc gia, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao dịch ngoại hối của cả hệ thống đó.

Như vậy, rủi ro mà NAB và FNB gặp phải là một bài học kinh nghiệm quý báu về việc kiểm soát rủi ro hoạt động của NHTM nói chung và các NHTMCP

38

nói riêng. Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị RRHĐ ngay sau khi Basel II có hiệu lực. Kết quả nghiên cứu do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn RRHĐ của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dụng AMA .

39

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 46)