Khung quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 112)

95

Thành phần chủ chốt của khung quản trị RRHĐ là một tập hợp các tiêu chuẩn RRHĐ cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm sốt và đảm bảo mơi trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau nhưng đều có các thành phần chính: xác định chiến lược rủi ro, xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính (KRIs) và chương trình giảm thiểu rủi ro.

96

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt nam đang bước vào giai đoạn mở cửa hội nhập, q trình quốc tế hố nền kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ; tự do hoá thương mại, đầu tư và tài chính diễn ra với cường độ và quy mơ chưa từng có. Với vai trị là một hoạt động kinh doanh tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính, hoạt động kinh doanh ngoại hối ngày càng được chú trọng phát triển, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên thị trường ngoại hối Việt Nam cịn đang trong giai đoạn hình thành và tiềm chứa nhiều rủi ro. Những rủi ro này có xu hướng gia tăng khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Rủi ro được nhắc tới nhiều nhất có thể kể đến là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động hay rủi ro thanh toán...

Thực tế cho thấy, các NHTMCP Việt Nam đã gặt hái được một số thành công trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi thuần kinh doanh ngoại hối hầu như theo xu hướng tăng và các ngân hàng đã coi trọng đầu tư vào công nghệ, nhân sự, quản lý hoạt động để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính, từng bước đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cũng như nâng cao uy tín của các NHTMCP Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn khá lúng túng túng việc xử lý an tồn và có lợi trong tình hình tỷ giá biến động liên tục. Một phần là do thị trường ngoại hối vốn khá phức tạp, biến động khôn lường, phần nhiều là do Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm quản lý cũng như kiến thức chun mơn và kinh nghiệm để phân tích thị trường và có chiến lược kinh doanh, phòng ngừa phù hợp.

Hơn nữa, đa số các ngân hàng chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục vụ khách hàng trong việc thanh toán và kinh doanh tiền gửi trên thị trường quốc tế, chưa kinh doanh ngoại hối kiếm lời một cách thực sự và chưa chú trọng đến việc phịng ngừa rủi ro thơng qua các cơng cụ ngoại hối phái sinh.

Vì vậy, các NHTMCP muốn phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản trị rủi ro hiệu quả, cần phải có sự quản lý hết sức chặt chẽ đối với các rủi

97

ro. Để thực hiện được điều này ngân hàng cần chú trọng đến việc thực hiện các

giải pháp nghiệp vụ, đặc biệt là mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro tỷ giá, nâng cao nâng lực nhân sự và cơ chế tổ chức hoạt động. Ngoài ra, sự phù hợp của các chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và nâng cao cơ chế điều hành kinh doanh và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của bản thân và kinh nghiệm của các ngân hàng khác trên thế giới là tiền đề để nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phát triển an toàn, quản trị rủi ro hiệu quả, thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam phát triển.

i

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. PHẦN TIẾNG VIỆT

a. Sách tham khảo

1. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến (2005), “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các

giao dịch kinh doanh ngoại hối”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), “Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh

ngoại hối”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), “Giáo trình Tài chính quốc tế”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

4. PGS. Đinh Xuân Trình (2002), “Giáo trình thanh tốn quốc tế”, NXB

Lao động – xã hội, Hà Nội.

5. Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

6. Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều (2008), “Thị trường ngoại hối và các giải

pháp phòng ngừa rủi ro”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

b. Báo và tạp chí

1. ThS.Phạm Thị Hồng Anh (2008), “Cơng cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 10- 11/2008.

2. PGS., TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Rủi ro ngoại hối và quy tắc phịng ngừa”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 8/2005

c. Các văn bản pháp lý

1. Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước các

năm 2007,2008,2009, Hà Nội.

2. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, “Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009”, Hà Nội. 3. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Vietcombank, “Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 2009”, Hà Nội.

ii

4. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB, “Báo cáo phòng nguồn

vốn năm 2008”, Hà Nội

5. Và các văn bản pháp luật như:

 Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 13/12/2005

 Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài chính số 38/LCT/HĐNN8 ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước

 Quyết định số1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002của Thống đốc NHNN về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

 Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống Đốc NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

 Cùng nhiều văn bản pháp luật liên quan khác

d. Website, diễn đàn  http://www.bis.org/  http://www.mof.gov.vn  http://saga.vn/  http://tapchiketoan.info  http://www.vneconomy.vn  http://www.sbv.gov.vn  http://fxvietnam.vn/  http://www.vnecon.com  http://www.div.gov.vn

II. PHẦN TIẾNG ANH a. Sách tham khảo

1. Frederic S.Mishkin (1992), “The Economics of Money, Banking and Financial Markets”, Happer Collins Publishers, third edition, New York.

iii

2. Peter S. Rose (2000), “Commercial Bank Management”, McGraw Hill

International Editions.

3. John C.Hull (2006), “Option, Futures, and other Derivatives”, Pearson

Prentice Hall, sixth edition, New Jersey.

4. Joan E. Spero (1999), “The failure of the Franklin Nation Bank”,

Beardbooks.

5. Paul Bishop, Don Dixon (1992), Foreign Exchange Handbook: Managing

Risk and Opportunity in Global Currency Markets, McGraw – Hill

Companies

6. The Bank of Jamaica (2005), Standards of sound business practices – Foreign exchange risk management.

b. Website

 http://efinance.org.cn  http://www.time.com

iv

PHỤ LỤC 1

TỔNG KẾT CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH VÀ NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN GIÁM SÁT BASEL II

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao hàm 10 nguyên tắc vàng trong quản trị RRHĐ và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện như sau:

Vấn đề thứ nhất: Tạo ra môi trường quản trị rủi ro phù hợp, gồm 3 nguyên tắc:

 Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính của ngân hàng.

 Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRHĐ của ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả và tồn diện của kiểm tốn nội bộ bởi nhân viên thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm toán nội bộ không nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý RRHĐ.

 Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung quản lý RRHĐ được phê duyệt của Hội đồng quản trị

Vấn đề thứ hai: Quản trị rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát, gồm 4 nguyên tắc:

 Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRHĐ trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.

 Nguyên tắc 5: Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do RRHĐ gây ra.

 Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm sốt và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro.

v

 Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra bất ngờ.

Vấn đề thứ ba: Vai trò của cơ quan giám sát, được thực hiện thông qua hai nguyên tắc:

 Nguyên tắc 8: Cơ quan giám sát ngân hàng nên yêu cầu tất cả các ngân hàng phải có một khung quản trị RRHĐ hiệu quả để xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát/giảm thiểu RRHĐ như là một phần của phương pháp tiếp cận tổng thể để quản lý rủi ro.

 Nguyên tắc 9: Cơ quan giám sát phải chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên, độc lập đánh giá chính sách, thủ tục và thực tiễn liên quan đến những RRHĐ của ngân hàng.

Vấn đề thứ tư: Vai trị của việc cơng bố thơng tin, gồm một ngun tắc:

 Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lý RRHĐ.

vi

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ QUY TẮC VÀNG TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI

Tiếng Anh Tiếng Việt

1. Getting into postions requires three prices: the entry price, the price to take profits, and price to take loses.

1. Khi tạo các trạng thái ngoại hối phải tính đến 3 mức tỷ giá:

- Tỷ giá ghi hợp đồng;

- Tỷ giá có mức lãi suất hợp lý; - Tỷ giá có mức lỗ chịu đựng được. 2. A price maker’s best price should be

the price at which he or she can get out of the position at that moment.

2. Tỷ giá tốt nhất cho nhà tạo thị

trường là tỷ giá mà tại đó anh ta có thể cân bằng trạng thái ngoại hối ngay lập tức.

3. If you take a position, make sure you can get out.

3. Hãy tìm đường thốt, trước khi tạo trạng thái ngoại hối.

4. Positions are bought to be sold and are sold to be bought. Do not hang out forever.

4. Đã mua vào thì phải bán ra; đã bán ra thì phải mua vào; đừng bao giờ ơm mãi chúng.

5. You will never go broke taking profits.

5. Nếu bạn biết kiếm tiền thì sẽ khơng bao giờ phá sản.

6. Every market has its day; do not overstay it.

6. Mỗi phiên chợ đều phải tàn; hãy làm tất cả trước khi chợ tàn.

7. Let your profits run, but cut your losses.

7. Duy trì trạng thái đang sinh lãi; nhưng thốt khỏi trạng thái lỗ. 8. Never wait for that extra point;

profits are not at the top or the bottom, but in between.

8. Đừng đợi đến điểm quá cao hay quá thấp. Lợi nhuận không đạt được ở mức giá cao nhất hay thất nhất, mà là ở giữa giá đó.

9. Bulls make money; bears make money; pigs get slaughtered.

9. Những người đầu cơ giá lên, giá xuống kiếm tiền; còn kẻ khờ khạo sẽ nhận được sự thất bại.

10. When in doubt, do nothing. 10. Nếu hồi nghi, khơng làm bất cứ điều gì. 11. If everybody believes the market is 11. Nếu mọi người đều tin vào một

vii

going one way, do the opposite. hướng của thị trường, hãy hành động ngược lại.

12. Bullish markets get overbought, and bearish markets get oversold.

12. Khi giá thị trường tăng, thì mua quá mức; Khi giá thị trường giảm, thì bán quá mức.

13. If the market does not rise, it will decline.

13. Nếu thị trường khơng tăng, thì nó sẽ giảm.

14. Deal on the rumor; close out on the fact; this strategy is also known as “buy the rumor and sell the fact”.

14. Mua hoặc bán khi có tin đồn; bán hoặc mua lại khi tin đã được cơng bố. Chiến lược này gọi là “mua khi có tin đồn, bán khi tin đã công bố”.

15. Rumors are mostly an exaggeration of fact.

15. Các tin đồn thị trường bị thổi phòng hơn so với thực tế.

16. If a large move in a market has caught your eye, chances are the move is largely over.

16. Nếu thị trường biến động đột ngột rõ ràng, thì những cơ hội kinh doanh lớn đã trôi qua.

17. Market factors can only fuel a market for a long. Fresh fuel is needed to keep it going.

17. Các nhân tố thị trường chỉ làm cho thị trường biến động trong dài hạn. Cần có nhân tố mới tác động thị trường tiếp tục biến động.

18. Do not make the same mistake twice. If you do, figure out why.

18. Nếu lặp lại sai lầm lần hai, hãy trả lời tại sao.

19. If you forget the past, you are doomed to see it again.

19. Nếu đã quên quá khứ, buộc anh phải xem lại nó một lần nữa.

20. Never buck the trend; this strategy is also known as “the trend is your friend”.

20. Không bao giờ phản đối xu hướng; chiến lược này được biết đến như “hãy coi xu hướng là bạn đồng hành của mình”.

21. Do not second – guess the market; you will go broke trying to prove it wrong.

21. Hãy dự đốn thị trường nước đơi; anh sẽ phá sản nếu cố chứng minh nó sai.

22. Base your decisions on facts and ideas, not your emotions.

22. Hình thành các quyết định trên cơ sở những thực tế và ý nghĩ của mình, chứ khơng dựa vào sự linh cảm. 23. If profit or loss is yours, the

decision must also be yours.

23. Nếu lãi hay lỗ là của anh, thì quyết định cũng phải thuộc về anh.

viii

24. A market decision is the trader’s decision; second – guessers should either trade or be quiet.

24. Quyết định của thị trường là quyết định của nhà kinh doanh; những người dự đoán phải quyết định giao dịch hoặc bỏ qua.

25. Never trade positions you do not watch.

25. Không kinh doanh ở trạng thái mà anh khơng kiểm sốt được.

26. Market are global. Go home flat; go home with stop – loss and/or take = profit orders or instructions to call; but do not ignore your position.

26. Thị trường có tính chất tồn cầu; hãy kết thúc ngày kinh doanh với trạng thái cân bằng; hoặc bằng cách đặt các lệnh ngừng lỗ, hoặc lệnh có lãi; khơng được bỏ ngỏ trạng thái ngoại hối của bạn.

27. Profit expectations rise with the amount of risk taken.

27. Lãi dự tính tăng cùng với mức độ rủi ro.

28. The threat of intervention is often more significant than the invervention itself.

28. Đe dọa can thiệp thị trường thường mạnh mẽ hơn nhiều so với chính nó. 29. Use technical analysis in

conjuntion with fundamental analysis.

29. Hãy kết hợp phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật.

30. Fundamentals define the market; technical factors are for timing.

30. Phân tích cơ bản xác định thị trường; phân tích kỹ thuật dành cho phân tích thời điểm.

Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), “Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)