Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTMCP

2.2.3.5.Rủi ro thanh khoản

Vấn đề hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước là cái phao của rất nhiều NHTMCP. Tuy nhiên, cũng tồn tại một câu chuyện “chỉ có ở Việt Nam” đó là: chiết khấu trên bộ hồ sơ tín dụng. Bởi vì những ngân hàng nhỏ khi gặp khó khăn vốn nhưng khơng có trái phiếu Chính phủ nên Ngân hàng Nhà nước không thể thực hiện công cụ tái chiết khấu; cho vay trên nghiệp vụ thị trường mở thì các ngân hàng này cũng khơng có tài sản đủ tiêu chuẩn để cầm cố. Vì thế, chỉ cịn một cách là tái cấp vốn trên bộ hồ sơ tín dụng. Cụ thể, ngân hàng thương mại sẽ mang bộ hồ sơ tín dụng đã cam kết giải ngân cho khách hàng lên Ngân hàng Nhà nước cầm cố hồ sơ, lấy tiền về cho khách hàng vay.

Đây là loại “nghiệp vụ” mà trên thế giới chưa có bao giờ. Bởi ở các nước đó, nếu rơi vào tình cảnh này, ngân hàng trung ương các nước có thể cho phá sản ngay lập tức. Cịn ở Việt Nam, vì phải giữ an tồn cho cả hệ thống nên nhiều khi, Ngân hàng Nhà nước trở thành cơ quan “bảo hiểm tiền gửi” toàn diện cho ngân hàng thương mại một cách bất đắc dĩ.

Tuy nhiên, để phòng chống rủi ro này, các NHTMCP cũng đang cố gắng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 baogồm: nghiệp vụ tiền gủi, chuyển tiền, tín dụng, bao thanh toán, nghiệp vụ quyền chọn, kinh doanh vàng và kinh doanh ngoại hối khác. Ví dụ như, Ngân hàng ACB có quy định quản lý rủi ro thanh khoản đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:

62

 Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

 Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.

 Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một giữa tổng tài sản có có thể thanh tốn ngay Trong khoảng thời gian bảy ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy ngày làm việc tiếp theo.

 Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.

 Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn. Ngồi ra, các NHTMCP cũng tiến hành đa dạng hóa ngoại tệ cũng như sử dụng các hợp đồng phái sinh, chiết khấu trên thị trường liên ngân hàng và với Ngân hàng nhà nước để giảm thiểu rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)