1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.3. Quản lý trường học/nhà trường
Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, ở đó vừa mang tắnh giáo dục vừa mang tắnh xã hội, trực tiếp tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhà trường là cơ sở chuyên trách hoạt động giáo dục, có nội dung chương trình, có phương tiện và phương pháp, do đội ngũ các nhà sư phạm thực hiện. Nhà trường có mơi trường giáo dục thuận lợi, với tập thể học sinh cùng nhau học tập, rèn luyện. Chất lượng của giáo dục và đào tạo chủ yếu do nhà trường đảm nhiệm.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: ỘTrường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố thầy và trò. Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sởỢ [1].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc đã khẳng định: ỘQuản lý nhà trường hay
nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác địnhỢ [17, Tr. 16].
Vậy, Quản lý trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đắch của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường hướng vào việc hồn thành có chất lượng và hiệu quả.
Quản lý nhà trường cũng như các hoạt động quản lý khác được thực hiện thông qua các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Quản lý nhà trường được nhìn nhận từ hai góc độ:
Thứ nhất: Quản lý nhà trường được hiểu là hoạt động của các cơ quan,
các tổ chức có trách nhiệm quản lý giáo như Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các cấp chắnh quyền đối với một cơ sở giáo dục (nhà trường) cụ thể nào đó.
Thứ hai: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của chủ
đương) đối với các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục mà họ được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý.