Khái quát về giáo dục THPT của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 43)

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về phắa Bắc. Sóc Sơn có diện tắch là 306,51 km2 với tổng số dân là gần 300.000 người, gồm 25 xã và 01 thị trấn. Dân số chủ yếu là người kinh, ngồi ra cịn có số lượng không đáng kể người dân tộc thiểu số. Địa hình huyện Sóc Sơn đa dạng gồm có vùng núi phắa tây bắc, vùng đồi gò, vùng đất giữa và vùng trũng ven sông, thấp dần từ tây bắc xuống đơng nam.

Huyện Sóc Sơn được thành lập ngày 05/07/1977 theo Quyết định số 178/QĐ-CP của Chắnh phủ trên cơ sở hợp nhất hai huyện Kim Anh và huyện Đa Phúc thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Sóc Sơn có truyền thống lịch sử, địa bàn chiến lược, cửa ngõ phắa Bắc của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội nay. Hơn nữa, Sóc Sơn là đấu mối giao thông quan trọng của Thủ đô với các tỉnh phắa bắc: Đường hàng khơng có sân bay quốc tề Nội Bài; Đường sắt đi các tỉnh phắa bắc như Lào Cai, Yên Bái; Đường bộ với nhiều quốc lộ, cao tốc đi qua như: Quốc lộ 18 đi Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quốc lộ 3, đi các tỉnh phắa bắc như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Ầ, Quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Vắnh Phú,Tuyên Quang, Hà Giang, Cao tốc Hà Nội- Lao Cai, cao tốc Hà Nội- Thái Ngun; Sóc Sơn cịn có 3 con sơng chảy qua như sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ tạo ra giao thông đường thủy thuận tiện và hiệu quả.

Tuy nhiên Sóc Sơn vẫn là một trong những huyện nghèo của Thành phố Hà Nội vì cấu trúc địa lý phức tạp có vùng núi cao, vùng đồi gị đất đai cằn cỗi bạc màu khó canh tác, vùng trũng thường xuyên úng lụt, dân cư phân bố

không đồng đều, tập trung chủ yêu ở các xã trung tâm, việc tăng trưởng kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, sản xuất ở quy mô nhỏ.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Trung ương, thành phố Hà Nội cùng với sự nỗ lực của cán bộ, chắnh quyền và nhân dân trong Huyện, huyện Sóc Sơn đã có những bước phát triển nhanh, mạnh. Đất nông nghiệp ở một số xã vùng trung tâm được chuyển dần thành đất công nghiệp.Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện khoảng 10% năm. Huyện Sóc Sơn đang chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ sang công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.

2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo

Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây giáo dục huyện Sóc Sơn có những bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Quy mô trường lớp phát triển cho tất cả các cấp học. Qua điều tra, khảo sát cho thấy, huyện Sóc Sơn có 32 trường mầm non, 33 trường tiểu học, 01 trường chuyên biệt (trường cho trẻ em khuyết tật), 27 trường THCS, 6 trường THPT công lập, 6 trường THPT ngồi cơng lập, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và Trường Trung cấp kinh tế đa ngành Sóc Sơn.

Mỗi năm có khoảng 60% học sinh học lớp 9 được vào lớp 10 THPT công lập, số học sinh còn lại vào học trường ngồi cơng lập, vào học trung tâm giáo dục thường xuyên, học tại trường Đa ngành Sóc Sơn hoặc học nghề và tham gia lao động sản xuất.

Về cơ sở vật chất trường học: Hệ thống nhà trường trong huyện Sóc Sơn cơ bản đã kiên cố hóa 100% ở các cấp học, khơng có nhà học cấp 4, nhà tạm. Các nhà trường được trang bị đầu tư cơ bản về thiết bị giáo dục và công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Các nhà trường phổ thơng có đầy đủ các loại phòng học chức năng, phòng thắ nghiệm, nhà thể chất, thư viện.

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chất lượng và hầu hết giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

35

Cơng tác xã hội hóa ngày càng được phát triển mạnh, được chắnh quyền các cấp ở địa phương quan tâm đến phát triển giáo dục, ngoài ra các doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn huyện đã dần quan tâm đến giáo dục và có nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư có lãi nhất, do đó dân trắ Sóc Sơn dần được cải thiện. Tuy nhiên, nhìn về nguồn tài chắnh đầu tư cho giáo dục ở huyện Sóc Sơn vẫn cịn nhiều hạn chế.

2.1.2.1. Quy mô giáo dục cấp Trung học phổ thông công lập

Trong đề tài luận văn này tác giả xin được nêu rõ qui mơ giáo dục cấp THPT của huyện Sóc Sơn trong 5 năm gần đây: Từ năm 2009 đến năm 2014

Bảng 2.1. So sánh quy mô phát triển các trường THPT huyện Sóc sơn giai đoạn 2009- 2014

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số học sinh/lớp Số trường đạt chuẩn 2009-2010 06 184 8273 45 0 2013-2014 06 176 7922 45 2 So sánh Không thay đổi Giảm 1.04 lần Giảm 1.04 lần Không thay đổi Tăng 2 lần

( Nguồn: Tài liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội) Nhận xét bảng 2.1:

Bảng so sánh trên cho thấy quy mô giáo dục THPT 5 năm qua, cấp THPT có quy mơ giảm. Trong đó số lớp giảm 1,04 lần, số học sinh giảm 1,04 lần, nguyên nhân là do ngành giáo dục đang có những đổi mới căn bản, toàn diện; thành Phố Hà Nội đã phân luồng học sinh từ cấp THCS để dần giảm số lượng học sinh trong một lớp, giảm quy mô lớp học trong các nhà trường.

Nhà nước, Cơ quan chủ quản, chắnh quyền địa phương quan tâm nhiều đến giáo dục, kết quả trong 05 năm qua huyện Sóc Sơn đã có 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị tạo điều kiện tốt nhất cho giáo dục cấp THPT được nâng cao chất lượng.

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục cấp Trung học phổ thơng cơng lập

Các trường THPT cơng lập huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong 5 năm gần đây chất lượng giáo dục được nâng cao một bước và tiếp tục phát triển, được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.2. Thống kê chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh các trường THPTcơng lập huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2014

Năm học TS HS Số lượng tỷ lệ Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu, Kém Tốt Khá TB Yếu 2009-2010 8273 SL 516 3257 3755 745 6409 1501 298 65 % 6.23 39.36 45.41 9.00 77.46 18.14 3.62 0.78 2010-2011 8441 SL 613 3474 3673 681 6626 1532 216 67 % 7.26 41.15 43.52 8.07 78.50 18.15 2.56 0.79 2011-2012 8470 SL 745 3540 3569 616 6682 1531 202 55 % 8.79 41.79 42.15 7.27 78.89 18.08 2.38 0.65 2012-2013 8169 SL 781 3752 3143 493 6616 1316 192 45 % 9.56 45.94 38.47 6.03 80.98 16.12 2.35 0.55 2013-2014 7922 SL 875 4012 2747 288 6817 892 171 42 % 11.04 50.64 34.69 3.63 86.07 11.25 2.15 0.53

(Nguồn: Tài liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội) Nhận xét bảng 2.2:

Trong 5 năm qua (2009-2014), chất lượng giáo dục toàn diện cấp THPT huyện Sóc Sơn có nhiều sự tiến bộ rõ nét, được thể hiện cụ thể qua các mặt chất lượng như sau:

Tỉ lệ học sinh được đánh giá xếp loại học lực khá, giỏi được nâng lên hàng năm, cụ thể năm 2009 là 6.23% và đến năm 2014 là 11.04 % tăng 1,77 lần. Chất lượng giáo dục đạo đức cũng được nâng cao, năm 2009 là 77.46% xếp loại hạnh kiểm tốt, đến năm 2014 là 86.07 % tăng gần 10% tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt.Tuy nhiên tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, kém về học lực vẫn còn 3.63% và tỉ lệ này vấn còn khá cao so với Thành phố, điều đó yêu

37

cầu các trường THPT phải có các biện pháp giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt nhằm giảm tối đa học sinh yếu kém.

Bảng 2.3. Bảng thống kê về số lượng học sinh khối 12 thi học sinh giỏi được công nhận học sinh giỏi cấp Thành phố

Năm học Tổng số giải

Các giải

Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK

2009-2010 22 0 0 3 19 2010-2011 25 0 1 6 18 2011-2012 32 0 0 11 21 2012-2013 29 0 5 6 18 2013-2014 37 1 3 16 17 Tổng 145 01 09 42 93

(Nguồn: Tài liệu thống kê Công tác thi đua của Sở GD&ĐT Hà Nội)

Ơ

Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượng học sinh khối 12 được công nhận học sinh giỏi cấp thành phố trong 5 năm ( 2009-2014 )

Chú thắch :

Các cột từ 1 đến 4 tương ứng với các giải trong biểu đồ

Chiều cao của cột thể hiện số lượng học sinh đạt giải cấp Thành phố Nhận xét bảng 2.3:

Trong 5 năm từ 2009 đến 2014, chất lượng học sinh giỏi của các trường THPT huyện Sóc Sơn được nâng cao đáng kể. Tỉ lệ học sinh giỏi đạt sau mỗi năm cao hơn năm trước, trong năm 2009 khơng có giải nhất nhưng đến năm 2014 đã có học sinh đạt giải nhất và đi thi học sinh giỏi cấp Quốc gia. Số lượng học sinh đạt giải nhì và giải ba cũng tăng theo các năm. Giải khuyến khắch thì năm nào cũng có học sinh đạt giải và giữ vững được số lượng hàng

năm. Tuy nhiên muốn có thêm nhiều giải nhất và giải nhì thì yêu cầu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải có thêm những kế hoạch, có những biện pháp trong cơng tác quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo học sinh giỏi, bồi dưỡng nhân tài. Đặc biệt là phải sử dụng và khai thác tối đa TBGD trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng mũi nhọn.

2.1.2.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học

Cho đến nay, huyện Sóc Sơn có 6 trường THPT cơng lập, có 02 trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1, các trường còn lại còn chưa đạt chuẩn Quốc gia vì chuẩn về cơ sở vật chất chưa đạt. Cho dù tất cả các trường THPT đều được xây dựng kiên cố các phòng học lý thuyết, phịng học thực hành, phịng học bộ mơn tuy nhiên cả 06 trường THPT trong huyện vẫn phải học 2 ca/ngày vì phịng học lý thuyết cịn thiếu, phịng học bộ mơn cịn thiếu khơng đủ cho cả trường học tập trong 1 ca/ngày. Việc học 2 buổi/ ngày dẫn đến việc quản lý cịn gặp nhiều khó khăn và phức tạp, hơn nữa cịn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động ngoại khóa, cho cơng tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bên cạnh đó các phịng chức năng cịn thiếu trong các nhà trường THPT, đa số các trường chỉ có 1 phịng học ngoại ngữ, 01 phịng vật lý, 1 phịng hóa học và 1 phịng cơng nghệ - sinh học do đó việc phân cơng thực hành, thực nghiệm trong các phòng học bộ mơn gặp rất nhiều khó khăn, các lớp dễ bị trùng thời khóa biểu khi đến giờ thực hành, thắ nghiệm.

Thiết bị dạy và học được đầu tư cơ bản xong còn nhiều bất cập như thiếu tắnh đồng bộ, chất lượng; thiếu tắnh khoa học trong quản lý và bảo quản đặc biệt là các thiết bị hiện đại như máy tắnh, máy chiếu, hóa chất, Ầ Các thiết bị dạy học còn thiếu, gây khơng ắt khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên.

Thư viện của các trường đều đạt chuẩn và đạt thư viện tiên tiến cấp Thành phố tuy nhiên số lượng đầu sách còn thiếu tắnh đa dạng, sách chủ yếu tập trung là sách giáo khoa, sách tham khảo chuyên mơn, cịn số lượng sách về khoa học, học liệu cịn rất ắt. Đa số các trường chưa có phịng đọc đạt u cầu, đảm bảo về ánh sáng, bàn ghế, độ thơng thống của phịng đọc tuy nhiên thư viện mới chỉ thực hiện chức năng kho sách chưa phát huy hết tác dụng và xây dựng được văn hóa đọc và cơng tác nghiên cứu trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

39

Tóm lại: Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật trường học của các trường

THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội về cơ bản đảm bảo cho việc dạy và học, tuy nhiên quy mô trường lớp vẫn tiếp tục gia tăng, thiết bị giáo dục cần phải tăng cường đầu tư mua sắm, tu sửa và hơn hết là công tác sử dụng, bảo quản phải được vận hành khoa học mới phát huy được hết tác dụng của nó và

nâng cao được chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2.4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục * Đội ngũ giáo viên * Đội ngũ giáo viên

Qua điều tra và nắm bắt thực tế, đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Sóc Sơn chiếm đến 85% có độ tuổi dưới 40, đa số có trình độ chun mơn khá tốt, đảm bảo chuẩn và trên chuẩn về đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. Đội ngũ giáo viên đều có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, năng động, sáng tạo trong công tác dạy học; số lượng cơ bản đủ và đảm bảo theo cơ cấu định biên cho từng môn học. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay, các nhà trường cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục cho đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên phát huy tối đa thế mạnh của mỗi cá nhân và giảm đi mặt hạn chế, yếu kém của mình, có điều kiện thuận lợi học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của mình.

* Về chất lượng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.4. Thống kê về chất lượng đào tạo chuyên môn, đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp đội ngũ giáo viên các trường THPT năm học 2013 Ờ 2014

Số TT Trường THPT Tổng số giáo viên Trình độ đào tạo chun mơn Đánh giá xếp loại theo chuẩn NN Thạc sỹ ĐH Xuất sắc Khá TB Kém 1 Đa Phúc 85 13 72 62 23 0 0 2 Sóc Sơn 78 14 64 72 6 0 0 3 Xuân Giang 54 9 45 35 19 0 0 4 Kim Anh 74 18 56 60 12 2 0 5 Trung Giã 66 16 50 20 40 6 0 6 Minh Phú 51 15 36 1 44 6 0 Tỉ lệ 408 20,8% 85= 79.2% 323= 61.3% 250= 35.3% 144= 3.4% 14= 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT huyện Sóc Sơn và đánh gia theo chuẩn nghề nghiêp giáo viên THPT năm học 2013-2014 )

Nhận xét bảng 2.4:

Qua kết quả thống kê cho thấy 100% đội ngũ giáo viên của 6 trường THPT huyện Sóc Sơn đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có tới 20.8 % đạt trình độ trên chuẩn (Thạc sỹ).

Khảo sát xếp loại năng lực trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy có tới 61.3% giáo viên có trình độ xuất sắc, 35.3% đạt chuẩn nghề nghiệp ở loại khá, tỉ lệ xếp loại trung bình chỉ chiếm 3.4%. Điều đó khẳng định đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Sóc Sơn chuẩn cả về đào tạo và chuẩn cả về chuyên môn, tay nghề và phương pháp giảng dạy. Những trường có tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn xuất sắc nghề nghiệp cao như trường THPT Đa Phúc, Trường THPT Sóc Sơn, Trường THPT Kim Anh.

Với tinh thần không ngừng phấn đấu, đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Sóc Sơn đã tắch cực học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường sử dụng TBGD đặc biệt là sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tuy nhiên đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội vẫn cịn có những mặt hạn chế sau:

Tỷ lệ giáo viên xếp loại tay nghề trung bình vẫn còn 14/408 người chiếm tỷ lệ 3.4% do đó phải tiếp tục bồi dưỡng về trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm.

Một số giáo viên cao tuổi có tâm lý ngại tiếp cận và sử dụng TBGD hiện đại, còn bị ảnh hưởng bởi những thói quen cố hữu là dạy chay, đọc chép, thuyết trình, chưa tắch cực sử dụng TBGD và chưa phát huy được hết tác dụng của TBGD trong giờ lên lớp từ đó khơng phát huy được tắnh tắch cực, chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 43)