Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thiết bị giáo dục ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Trung học phổ thông

1.5.1. Yếu tố khách quan

Cơ chế chắnh sách giao quyền tự chủ cho các nhà trường chưa cao hiện nay dẫn tới tình trạng thiếu tắnh năng động, sáng tạo trong công tác quản lý nhà trường, quản lý TBGD.

Chất lượng của TBGD chưa đảm bảo theo yêu cầu của phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

Môi trường, khắ hậu, thời tiết ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý, bảo quản thiết bị trong các nhà trường.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Nhận thức về vai trò của TBGD trong đội ngũ CBQL, GV, nhân viên và học sinh là chưa cao.

Công tác phối kết hợp giữa nhà sản xuất, cung ứng thiết bị và nhà trường là chưa tốt, chưa thường xuyên. Các nhà sản xuất chỉ tập trung vào khâu cung cấp và chưa chú trọng đến khâu chuyển giao công nghệ, vận hành, cách duy tu sửa chữa.

Chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn cho công tác quản lý, sử dụng TBGD

Thói quen cố hữu của một số cán bộ quản lý, giáo viên có tuổi là ngại sử dụng, ứng dụng thiết bị hiện đại vào giảng dạy mà quen với dạy chay, đọc chép.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

TBGD là điều kiện quan trọng không thể thiếu, không thể tách rời của quá trình dạy học. Vai trị và những khả năng sư phạm của nó đã được lý luận dạy học khẳng định. Do vậy việc đầu tư mọi nguồn lực để xây dựng một hệ thống TBGD là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách của mỗi nhà trường, của mỗi cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, việc sử dụng và quản lý TBGD được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học. Đối với người làm công tác quản lý TBGD cũng cần phải nhận thức sâu sắc các cơ sở lý luận của việc sử dụng TBGD để làm cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo và đề ra các quyết định quản lý cho sát với tình hình thực tế và phù hợp với các cơ sở lý luận nhằm quản lý TBGD có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường THPT.

Qua phân tắch cơ sở lý luận và những vấn đề chung tác giả trình bày ở chương 1, cho thấy cơ sở lý luận nêu trên là cần thiết. Song nếu chúng ta đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nguyên nhân việc quản lý TBGD của trường THPT trên một địa bàn và ở một địa phương cụ thể, sẽ là cơ sở quan trọng để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBGD ở các trường THPT. Vấn đề này sẽ được tác giả luận văn giải quyết ở các chương tiếp theo.

33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN SĨC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 41 - 43)