Nội dung quản lý thiết bị giáo dục trong trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36 - 41)

1.4.1. Quản lý việc nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về vai trò của thiết bị giáo dục học sinh về vai trò của thiết bị giáo dục

Quản lý việc nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về vai trò của thiết bị giáo dục là một trong những nội dung quan trọng và thực sự khó khăn đối với chủ thể quản lý, với người đứng đầu trong nhà trường (hiệu trưởng). Thực chất là làm cho họ thấu hiểu được vai trị của TBGD trong q trình dạy học. TBGD giáo dục có vai trị quan trong như các thành tố khác như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, giáo viên, học sinh. TBGD giáo dục không thể tách ra khỏi được quá trình dạy học, nó có tác động lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau và nếu thiếu TBGD nhất định sẽ không đem lại hiệu quả trong việc giảng dạy.

TBGD không chỉ được sử dụng trong khuôn khổ chật hẹp trước đây chủ yếu là minh họa mà hiện nay TBGD đóng vai trị là cơng cụ quan trọng trong hoạt động nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh, nhất là các thiết bị có ứng dụng thành tựu của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng.

Trong q trình dạy học, giáo viên điều khiển nhận thức thế giới của học sinh thông qua các TBGD.

27

Mỗi loại TBGD đều có cách quản lý khác nhau, phụ thuộc vào việc hình thành những tri thức kinh nghiệm và những tri thức lý thuyết, kỹ năng, ký xảo, trắ tuệ.

Chắnh vì vậy, quản lý TBGD phải làm cho CBQL, giáo viên và học sinh nhận thức được vai trò, trách nhiệm và nguyên tắc quản lý TBGD để đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các khái niệm, định luật, thuyết khoa học và các kỹ xảo theo chương trình mơn học và các phương pháp đã được học.

1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lắ thiết bị giáo dục trong trường

Cơng tác tổ chức nói chung và tổ chức quản lý nhà trường nói riêng thực chất là việc tắch hợp các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu, đó là phân cơng giao trách nhiệm và quyền hạn cho cá nhân, một bộ phận hay một nhóm người quản lý; đó là việc tạo điều kiện cho sự hợp tác liên kết của họ trong quá trình quản lý với mục đắch cao nhất là phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý.

Đối với một bộ máy tổ chức quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục của một trường phổ thông, nhất thiết phải phân chia tổ chức ra thành các cấp độ quản lý và trên cơ sở của từng cấp độ quản lý để phân chia phạm vi quản lý, quyền hạn quản lý và xác định rõ biên chế quản lý.

Phân chia phạm vi quản lý có nghĩa là phải xác định rõ ranh giới về quyền hạn được quản lý: Quản lý ai? Quản lý trong thời gian nào? Quản lý đến đâu?

Phân chia trách nhiệm quản lý có nghĩa phải xác định rõ ranh giới về trách nhiệm trong công tác quản lý: Quản lý cái gì? Quản lý như thế nào?

Xác định biên chế quản lư thực chất là sắp xếp con người vào các vị trắ trong cơ cấu tổ chức.

Khi xác định biên chế cần làm rõ yêu cầu về lực lượng cần có; những người cần sử dụng, tuyển mộ, lựa chọn, sắp xếp, đào tạo; bồi dưỡng; đề bạt, Ầ Trong việc xác định biên chế quản lý việc lựa chọn cán bộ là khâu quan trọng nhất. Do vậy, khi lựa chọn cần chú ý đến khắa cạnh: kỹ năng quản lý, cá tắnh người quản lý và các yêu cầu về chức vụ mà họ đảm nhận.

Xuất phát từ những cơ sở như đã nêu ở trên, bộ máy tổ chức quản lý CSVC-TBGD của trường phổ thông cần phân chia thành ba cấp quản lý sau:

- Lãnh đạo nhà trường (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng)

- Tổ văn phịng (tổ trưởng, kế tốn, y tế, bảo vệ, cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị, tạp vụ, thủ qũy), các tổ chuyên môn (tổ trưởng, cán bộ phụ trách phịng học bộ mơn)

- Người sử dụng TBGD (cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh) Giữa các cấp quản lý, ngoài phạm vi và trách nhiệm cụ thể đã được quy định bởi các văn bản, cần phải có sự phân cấp về quyền hạn, trách nhiệm và sự phối hợp doc, ngang nhằm tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD trong nhà trường.

Hơn nữa, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD, cần phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, giữa các đối tượng tham gia quản lý. Thực chất của cơ chế phối hợp này là sự phân cấp về trách nhiệm trong quản lý. Và mục đắch của việc xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý là tạo ra một hành lang pháp lý nhằm để tăng cường tắnh tự chủ, tự giác, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, với mục tiêu là nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD hiện có của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Nội dung của cơ chế phối hợp trong công tác quản lý TBGD cần xác định rõ: Trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ văn phịng, các tổ chun mơn, cán bộ phụ trách các bộ phận, giáo viên và học sinh trong công việc quản lý và sử dụng TBGD; Mối quan hệ dọc, ngang giữa hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chun mơn, các phịng chức năng và cá nhân mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc quản lý TBGD.

1.4.3. Quản lý đầu tư thiết bị giáo dục

Trong nguồn vốn cố định mà ngành giáo dục quản lý hoặc bộ ngành liên quan đến công tác giáo dục quản lý, nguồn vốn cho nhân tố TBGD có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Xét về mặt kinh tế sư phạm trong công tác quản lý giáo duc đối với TBGD, việc đầu tư mua sắm TBGD trong mỗi nhà trường cần tập trung vào các vấn đề sau:

29

Mỗi nhà trường căn cứ váo kế hoạch dạy học phải có phương án đầu tư TBGD, phương án này phải tắnh đến năng lực kinh tế tài chắnh mà nhà trường được cung ứng theo định mức đề ra.

Việc đầu tư mua sắm TBGD phải xem xét về giá thành, chất lượng và hiệu quả sử dụng. Không thể mua về các thiết bị rẻ tiền mà khơng có hiệu quả sư phạm hoặc có hiệu quả sư phạm mà khơng tương ứng với dự tốn chi tiêu của trường (tức là quá đắt, quá sức với nguồn tài chắnh của nhà trường)

Việc đầu tư mua sắm TBGD phải đồng bộ với trường sở, kho bảo quản để đảm bảo tắnh bền vững và phù hợp với thực tế khách quan.

TBGD còn phải xem xét đến tắnh kỹ thuật, mỹ thuật đặt ra cho quá trình sử dụng sau này.

Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị trước mắt và lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách nhà nước, xã hội hóa, giáo viên và học sinh tự làm. Phải giải quyết được tắnh cấp thiết và tắnh kế thừa cho vận hành và phát triển.

Cập nhật thông tin về nội dung, chương trình và kế hoạch dạy học, đồng thời cập nhật các thơng tin về TBGD mới để thường xun có kế hoạch bổ sung theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa.

1.4.4. Quản lý sử dụng thiết bị giáo dục

Sử dụng hiệu quả TBGD là một hoạt động hết sức cần thiết và hữu ắch của mọi chủ thể trực tiếp là các giáo viên, các cán bộ phụ trách các phòng chức năng và khách thể là các yếu tố vật chất: phòng thắ nghiệm thực hành, thiết bị giáo dục phục vụ cho công tác dạy và học. Để nâng cao năng lực và tạo động lực trong việc sử dụng TBGD cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người, đó là kiến thức, phẩm chất tâm lý nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo, lịng nhiệt tình đối với việc sử dụng TBGD. Do vậy, cần phải thực hiện một số vấn đề sau:

Lựa chọn, cử cán bộ phụ trách các phòng chức năng và giáo viên đi học tập, tập huấn, dự các lớp các bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng TBGD.

Mời chuyên gia từ nơi khác đến trường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ giáo viên về kỹ năng sử dụng TBGD. Đặc biệt là đối với thiết bị hiện đại,

mơi lạ, cấu tạo phức tạp, quy trình sử dụng nghiêm ngặt cần tập huấn nghiêm túc cho tất cả đội ngũ về tắnh năng và tác dụng của các TBGD, đồng thời hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tập dượt thành thạo trước khi đưa vào sử dụng.

Tổ chức hội thảo, tham luận, trao đổi trong tổ, nhóm về cách thức sử dụng TBGD sao cho hiệu quả, khoa học, phù hợp trong quá trình dạy học;

Quản lý sử dụng TBGD trong nhà trường có hiệu quả, ngồi yếu tố con người, người quản lý cần phải thể chế hóa bằng các văn bản. Chắnh vì vậy người quản lý phải biết dựa vào các các văn bản pháp quy: quyết định, quy chế, quy định,Ầ để bắt buộc mọi thành viên trong nhà trường tuân theo ý đồ quản lý của mình.

Một vấn đề không thể thiếu được trong quản lý sử dụng TBGD là đưa việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả TBGD để làm tiêu chuẩn thi đua hàng năm của nhà trường nhằm khuyến khắch đội ngũ sử dụng TBGD trong giảng dạy. 1.4.5. Duy trì và bảo quản thiết bị giáo dục

Duy trì và bảo quản TBGD là khâu quan trọng trong việc quản lý TBGD nhằm nâng cao tuổi thọ của thiết bị và giảm chi phắ trong đầu tư mua sắm thiết bị. Muốn duy trì và bảo quản thiết bị giáo dục có hiệu quả cần tập trung vào các vấn đề sau:

Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước: thực hiện chế độ trách nhiệm theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra, Ầ

Bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ, vật tư khoa học, kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khắ hậu, môi trường cất giữ, Ầ

Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản.

Hướng dẫn các thao tác sử dụng đúng quy trình vận hành và thời gian sử dụng của mỗi loại TBGD cho người sử dụng để tránh hỏng hóc và mất an toàn.

Thường xuyên bảo dưỡng (lau chùi, tra dầu mỡ, sấy nóng, hút bụi và chạy bảo dưỡngẦ).

31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 36 - 41)