Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

2.2.4 .Thực trạng đầu tư kinh phắ mua sắm, tu sửa thiết bị giáo dục

3.2. Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ

3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị

thiết bị giáo dục cho đội ngũ giáo viên, nhân viên

3.2.5.1. Mục đắch của biện pháp

Đội ngũ giáo viên, nhân viên là đối tượng trực tiếp vận hành, sử dụng, bảo quản, quản lý TBGD trong các nhà trường, họ có vai trị hết sức quan trọng đối với việc phát huy tối đa hiệu quả TBGD của nhà trường THPT trong quá trình dạy và học. Chắnh vì nhiệm vụ quan trọng của họ mà yêu cầu họ phải là những người có trình độ chun mơn vững vàng, nắm vững lý thuyết, có kỹ năng thực hành cao theo chuyên môn. Họ có vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu, cải tiến các TBGD để từ đó tiếp cận, ứng dụng kỹ thuật mới, các thiết bị hiện đại được trang bị cho nhà trường. Đội ngũ giáo viên, nhân viên thành thạo công việc thực hành và làm chủ thiết bị sẽ quyết định trong việc nâng cao kỹ năng thực hành của học sinh.

83

Đặc biệt trong quá trình dạy học, các thành tố như nội dung, phương pháp, phương tiện - thiết bị dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và có tác động mạnh đến chủ thể học tập là học sinh. Nhờ có TBGD giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chắnh vì đó mà cán bộ quản lý trong các nhà trường THPT (hiệu trưởng) biết tổ chức bồi dưỡng kiến thức và chỉ đạo giáo viên, nhân viên biết cách lựa chọn và sử dụng TBGD hiệu quả thì sẽ nâng cao hiệu quả của giờ dạy và từ đó góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức trong học tập, tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Việc đầu tiên tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, nhân viên được tiếp xúc với các TBGD mới, các thiết bị hiện đại và thông qua những cách tiếp cận đa dạng như: tổ chức các buổi giới thiệu về tắnh năng về tác dụng của TBGD hiện nay trong quá trình giảng dạy; giới thiệu các danh mục thiết bị mới; hơn nữa tổ chức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên tham quan các cơng ty sản xuất, cung cấp TBGD; nếu có điều kiện tổ chức các buổi hội thảo, giới thiệu thiết bị tới đội ngũ giáo viên, nhân viên để họ cùng nhau trao đổi tắnh năng, về cách thức vận hành, về khai thác sử dụng TBGD một cách hiệu quả nhất. Quan trọng hơn là qua đó họ sẽ chủ động đóng góp ý kiến, đề xuất đối với nhà quản lý để công tác cung cấp, khai thác TBGD được hiệu quả nhất.

Hàng năm phải tạo diều kiện thuận lợi nhất để cho đội ngũ giáo viên, nhân viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác khai thác sử dụng, quản lý TBGD do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, ban, ngành tổ chức. Bên cạnh đó cẩn phải tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý sử dụng và khai thác TBGD. Bởi ngoài việc nắm bắt được hết các tắnh năng để tận dụng triệt để TBGD trong q trình dạy học, người dạy cịn cần phải được rèn luyện kỹ năng sử dụng sáng tạo những TBGD. Điều chú ý là trước khi tiến hành triển khai việc tập huấn phải tiến hành điều tra, phân loại trình độ sử dụng TBGD, trình độ khai thác các tắnh năng thiết bị của đội ngũ trong nhà trường để chia lớp tập huấn cho phù hợp. Việc tổ chức đào tạo,

bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên về kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả TBGD phải được thực hiện theo trình tự từ dễ đến phức tạp.

Tổ chức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm, các trường chuẩn về xây dựng và quản lư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Và từ đó, họ có điều kiện nắm bắt thực tế về vai trò, hiệu quả và những ưu việt của TBGD đối với công tác giảng dạy một cách khá đầy đủ và toàn diện.

Trong công tác đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy cần đánh giá cao công tác khai thác, vận hành, sử dụng thiết bị phù hợp trong tiết dạy đó để từ đó hình thành kĩ năng, nghiệp vụ sử dụng cho người dạy không những ở khắa cạnh biết cơng dụng mà cịn biết thời điểm sử dụng thắch hợp để kắch thắch hứng thú của người học vào trọng tâm của bài học, của kiến thức cần truyền đạt. Và hơn nữa, nếu người dạy sử dụng TBGD một cách hợp lý, khoa học sẽ nâng cao chất lượng giờ dạy, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc chỉ đạo người dạy biết cách lựa chọn, sử dụng TBGD phù hợp với nội dung bài giảng, môn học là hết sức cần thiết. Muốn làm tốt nội dung này, người quản lý chuyên môn phải làm tốt việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm. Trong các buổi sinh hoạt, tổ trưởng bộ môn cần tập trung chỉ đạo các thành viên của tổ bàn bạc, đưa ra ý kiến về cách sử dụng TBGD đối với những bài mới, những nội dung khó trong chương trình dạy học.

Cán bộ quản lý (hiệu trưởng) cần chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm, khối chuyên môn ở các nhà trường. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cần tập trung bàn kỹ vào những bài khó, bài phức tạp cần sử dụng thiết bị phù hợp mới nâng cao được chất lượng dạy và học. Đặc biệt là các mơn tự nhiên như hóa học, sinh học, vật lý thường xuyên tổ chức thực hành, thực nghiệm trong đội ngũ giáo viên với nhau để cùng thực hành, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong tổ nhóm chun mơn.

Tổ chức thường xuyên các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng TBGD đem lại đối với quá trình dạy học nhằm phổ biến

85

rộng rãi những phương pháp dạy học mới có sử dụng tối đa phương tiện dạy học trong q trình giảng dạy. Trong đó, đặc biệt chú trọng những buổi nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm về cách sử dụng, khai thác TBGD ở đơn vị cơ sở như tổ, nhóm bộ mơn.

Trong công tác thi đua khen thưởng phải có sự động viên, khắch lệ những cá nhân, tập thể tắch cực, có sáng kiến khoa học trong việc khai thác, sử dụng thiết bị trong q trình giảng dạy và học tập từ đó đem lai sự hứng khởi trong công tác khai thác sử dụng thiết bị hiệu quả nhất trong quá trình dạy học

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện những hoạt động trên, người quản lý hàng năm phải có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường, tạo điều kiện cho họ cập nhật kiến thức kĩ năng liên quan đến TBGD nhằm đưa ra được quyết định kịp thời, đúng đắn trong hoạt động quản lý TBGD.

Trong công tác tuyển chọn, cần chú ý tuyển chọn nhân viên thiết bị có trình độ am hiểu về máy móc, am hiểu về sư phạm, tuyển chọn giáo viên đã qua trường sư phạm và bồi dưỡng năng lực kỹ thuật chuyên dụng về các thiết bị máy móc, tránh việc dùng người tùy tiện khơng có chun mơn, kém hiểu biết.

Đối với các trang thiết bị mới đưa vào vận hành, khai thác, cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyển giao công nghệ về khai thác sử dụng cho giáo viên, đội ngũ nhân viên quản lý trang thiết bị.

Nếu tổ chức thực hiện tốt quy trình nêu trên, sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên dễ dàng tiếp thu được những kỹ năng nghiệp vụ trong công tác khai thác sử dụng, quản lý TBGD thật vững vàng, tạo tiền đề cho những giải pháp tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)