Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 79 - 81)

2.2.4 .Thực trạng đầu tư kinh phắ mua sắm, tu sửa thiết bị giáo dục

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Để đưa ra được các biện pháp quản lý TBGD khoa học, phù hợp, đúng đắn, người quản lý phải xác định được các nguyên tắc chuẩn mực trong quản lý.

Theo các nhà khoa học nghiên cứu về TBGD, các nguyên tắc cơ bản sau có thể được áp dụng :

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tắnh mục đắch

Khi sử dụng một TBGD nào đó phải xác định được nhiệm vụ của nó theo chương trình đang học. Nếu thiết bị giáo dục khơng có nhiệm vụ rõ ràng đối với chương trình dạy học đang đặt ra trong nhà trường thì khơng nên sử dụng nó, vì điều đó có thể phản tác dụng và gây nên các hậu quả tiêu cực về mặt sư phạm.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tắnh phù hợp

Mỗi TBGD có một vị trắ xác định rõ ràng theo nội dung bài học, nó chỉ phù hợp cho dạy và học bài đó, ắt có thiết bị nào mà phù hợp cho tất cả các nội dung bài học. Do đó, nhà quản lý phải yêu cầu người dạy phải xác định phương pháp sử dụng thiết bị cho phù hợp với tiến trình bài học, phù hợp với mục tiêu của bài dạy để phát huy hết tác dụng của TBGD, nâng cao được chất

lượng giảng dạy và học tập. Hơn nữa, việc sử dụng các TBGD phải đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ mới phát huy tối đa được hiệu quả.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tắnh kế thừa và phát triển

Hiện nay đất nước ta cịn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, khơng dễ dàng mỗi lúc có ngay các nguồn tài chắnh dư dật để trang bị đủ các loại TBGD, lại càng khơng dễ dàng để hiện đại hóa chúng. Vì vậy các nhà quản lý giáo dục cần có sự tổng rà sốt TBGD của nhà trường mình, thanh lý những cái đã quá cũ, nát, lạc hậu, nhưng đồng thời phải biết sửa chữa nâng cấp những cái đang có sẵn để có thể sử dụng được, để phát triển nó phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Cùng với quá trình này, nhà quản lý giáo dục cần khai thác các nguồn vốn có thể được để từng bước hiện đại hóa thiết bị giáo dục.

Các TBGD phải phục vụ cho mục tiêu phát huy tắnh tắch cực của người học và sự thực hành gắn bó với nhau. TBGD trong nhà trường khơng chỉ phục vụ cho quá trình đào tạo nội bộ của nhà trường mà còn phải được phát triển để phát huy sự ảnh hưởng đến các nhà trường khác trong khu vực và trong đời sống cộng đồng.

3.1.4. Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý

Quản lý TBGD phải tuân thủ nguyên tắc chu trình quản lý: Việc sử dụng TBGD trong các nhà trường không chỉ là cơng việc của giáo viên mà nó cịn gắn với các khâu cung cấp, bảo quản, với kế hoạch, dự tốn thanh lý, nó liên quan đến

người quản lý nhà trường, nhà sản xuất, nhà cung cấp.

Sử dụng tốt TBGD trong các nhà trường phải tuân thủ theo các bước của quy trình quản lý: kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, điều hành, kiểm tra giám sát, điều chỉnh phân tắch, rút kinh nghiệm.

Quản lý TBGD phải đảm bảo và phù hợp với điều kiện của nhà trường, nó phải đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường và cũng phải đảm bảo những quy định của nhà nước về quản lý tài sản, CSVC. Hơn nữa quản lý TBGD trong nhà trýờng còn phải thúc đẩy được việc thực hiện mục tiêu giáo dục và khắch lệ được giáo viên trong việc sử dụng và bảo quản có hiệu quả.

71

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 79 - 81)