Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm vận động các tổ chức cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 95 - 97)

2.2.4 .Thực trạng đầu tư kinh phắ mua sắm, tu sửa thiết bị giáo dục

3.2. Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ

3.2.6. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm vận động các tổ chức cá

cá nhân, các lực lượng xã hội đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục

3.2.6.1. Mục đắch của biện pháp

Tăng cường cơng tác xã hội hóa cho việc đầu tư mua sắm TBGD cho các nhà trường ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp.

Trong thực tế, các nhà trường mới chỉ chủ yếu khai thác nguồn lực từ việc đóng góp của cha mẹ học sinh, mà thực chất cha mẹ học sinh chỉ là một

phần nhỏ mà các nhà trường THPT làm cơng tác XHH. Chúng ta có thể nhận thấy các nhóm đối tượng có thể huy động tham gia cơng tác XHH cho các nhà trường như: Lãnh đạo Đảng, chắnh quyền các cấp đây là lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất-TBGD cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc XHHGD triển khai được thuận lợi. Các cơ quan ban ngành có chức năng, có trách nhiệm với nhà trường; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có khả năng phát huy nguồn lực vật chất đầu tư cho nhà trường. Qua đó làm cho các tổ chức, cá nhân, đồn thể quan tâm, chia sẻ đầu tư mua sắm TBGD cho nhà trường, làm giảm đi sự khó khăn trong giai đoạn hiện nay khi nguồn ngân sách của chúng ta cịn q hạn hẹp. Sơ đồ dưới đây có thể làm rõ hơn về công tác XHHGD:

Sơ đồ 3.1. Mô phỏng công tác XHHGD 3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để tiến hành thực hiện biện pháp này, tác giả luận văn cho rằng chúng ta cần phải tuân thủ các vấn đề sau:

Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức khác đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Do đó để khai thác, phát huy, khuyến khắch họ tham gia vào công tác XHHGD thì phải phát hiện đúng những chức năng của họ. Vắ dụ đối với các cấp chắnh quyền thì nội dung phát huy phải là những chủ trương, văn bản chỉ đạo.

Các nhà trường phải công khai, minh bạch các nguồn lực để họ hiểu đúng về giáo dục và các điều kiện của nhà trường hơn, đặc biệt phải thực hiện nguyên tắc Ộdân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm traỢ để công tác XHHGD,

87

mối quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội phát triển toàn diện mang lại hiệu quả cao.

Cán bộ quản lý (hiệu trưởng) phải biết lựa chọn thời điểm thắch hợp nhất để đưa ra chủ trương XHH, và phải xây dựng được kế hoạch cụ thể và kê hoạch chiến lược trong công tác XHH.

Ngoài ra các nhà trường còn phải khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt Nam để cao giá trị học vấn của các cá nhân, gia tộc, dòng họ của nhân dân trong khu vực để từ đó họ có niềm tin vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trường THPT và họ có thể XHH tối ưu nguồn tài lực để đầu tư mua sắm TBGD cho nhà trường, cho công tác giáo dục đào tạo của nhà trường. Nâng cao chất lượng giáo dục mà họ đang mong chờ.

Tuy nhiên, công tác XHHGD cũng phải tuân thủ theo pháp luật nhà nước, có nghĩa là cần dựa vào cơ sở pháp lý. Ngược lai, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội, cá nhân cũng cần phải có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như tham gia huy động nguồn lực cho nhà trường, cho giáo dục.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà quản lý (hiệu trưởng) phải có uy tắn nhất định trong khu vực, trong cộng đồng dân cư. Đồng thời phải có cơ chế, hành lang pháp lý phù hợp cho thực hiện công tác XHH. Mặt khác kinh tế của nhân dân, các tổ chức đoàn thể phải thực sự vững mạnh. Điều quan trọng nữa đó là trách nhiệm nhà trường phải nâng cao được chất lượng giáo dục, hơn nữa phải minh bạch, công khai để nhân dân biết và ủng hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)