Những thuận lợi và khó khãn khi thực hiện các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 102)

2.2.4 .Thực trạng đầu tư kinh phắ mua sắm, tu sửa thiết bị giáo dục

3.3.2. Những thuận lợi và khó khãn khi thực hiện các biện pháp

Qua khảo cứu đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Sóc Sơn gồm các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ quản lý các phòng ban của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đều có nhận định khi thực hiện các biện pháp nêu trên thì sẽ có những thuận lợi và khó khăn sau:

3.3.2.1.Thuận lợi:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay được Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm và chỉ đạo quyết liệt nhằm đưa chất lượng giáo dục Việt Nam ngang bằng các nước tiên tiên trên thế giới để đào tạo ra những thế hệ có trình độ giỏi, có tư duy khoa học, biết vận dụng kiến thức vào lao động sản xuất, kinh doanh làm ra nhiều của cải để phục vụ đất nước. Điều đó được thể hiện qua Nghị quyết 29 khố XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Tại kỳ họp khóa X Quốc hội đã thơng qua Nghị quyết 40/2000/QH về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng. Theo đó chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia, hàng năm ngân sách được đầu tư ngày càng tăng và đến nay ngân sách dành cho giáo dục khoảng 20% GDP.

Đội ngũ CBQL của các trường đã có thâm niên trong cơng tác, có trách nhiệm trong, nhiệt tình và có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý

93

Đội ngũ CBQL, GV, nhân viên cơ bản đã có nhận thức tốt về vai trị, tầm quan trọng việc sử dụng TBGD trong quá trình dạy học ở các trường THPT.

Cơ sở vật chất, TBGD của các trường THPT trong huyện về cơ bản được trang bị đủ theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có tương đối đủ các phòng học chức năng, phòng thắ nghiệm theo quy định.

3.3.2.2.Khó khăn:

Nhận thức về vị trắ, vai trò và tầm quan trọng của TBGD trong quá trình dạy học của một số CBQL, GV, NV còn coi nhẹ và xem thường. Đặc biệt là một số giáo viên có tuổi có ý thức trì trệ, mang tắnh cố hữu khó thay đổi cũng là rào cản lớn trong công tác quản lý của các nhà trường.

Cơ sở vật chất của các trường hàng năm tuy có đầu tư nhưng chủ yếu là giải quyết chống xuống cấp. Các phịng học bộ mơn, phịng thư viện, phịng thắ nghiệm, phòng thực hành, kho chứa thiết bị chưa được quan tâm đúng mức; việc bổ sung thiết bị, sửa chữa còn hạn chế dẫn tới thiết bị hỏng hóc, thiếu tắnh đồng bộ.

Công tác kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý, sử dụng, bảo quản TBGD ở các trường THPT chưa được giám sát chặt chẽ; chưa thực sự khuyến khắch động viên được đội ngũ hăng say sử dụng và sử dụng có hiệu quả; chưa gắn vào công tác thi đua khen thưởng, xếp loại đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm.

Trong công tác quản lý của CBQL chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chắnh nên ắt sáng tạo, chưa thực sự nhạy bén và cập nhật với sự phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện nay. Công tác tập huấn bồi dýỡng cho đội ngũ GV, nhân viên làm cơng tác thiết bị cịn rất hạn chế và chưa được đầu tư đúng mức.

Trong giai đoạn hiện nay kinh phắ đầu tư cho mua sắm trang bị thiết bị hiện đại, thiết bị công nghệ thơng tin của các nhà trường gặp nhiều khó khăn vì tình hình chung của nền kinh tế đất nước.

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành do đó kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn dẫn tới việc huy động xă hội hóa nguồn lực tŕi chắnh đầu tư cho giáo dục còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng phần nào đến thực hiện biện pháp "Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục".

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý TBGD ở trường THPT trong bối cảnh hiện nay được trình bày ở chương 1, Qua nghiên cứu thực tế về thực trạng quản lý TBGD ở các trường THPT huyện Sóc sơn, thành phố Hà Nội được đưa ra ở chương 2, tác giả luận văn nhận thấy việc quản lý TBGD ở các trường THPT huyện Sóc Sơn được quan tâm, chú trọng và đang cố gắng đưa ra những biện pháp thiết thực nhất để nâng cao chất lượng cho công tác quản lý TBGD nhằm phục vụ tốt cho quá trình dạy và học. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng quản lý TBGD ở các trường THPT nhằm đáp ứng được việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp đó là : Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của thiết bị giáo dục và quản lý thiết bị giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; Tăng cường trang bị, cung ứng thiết bị giáo dục; Xây dựng quy trình quản lý sử dụng thiết bị giáo dục; Tăng cường các biện pháp bảo quản thiết bị giáo dục; Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm vận động các tổ chức cá nhân, các lực lượng xã hội đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục.

Hơn nữa, qua điều tra, khảo sát CBQL, GV, NV của các trường THPT huyện Sóc Sơn về tắnh cần thiết và tắnh khả thi của 6 biện pháp trên, tác giả thu được kết quả là khá cao trên 80% số người được hỏi cho rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất là rất cần thiết và mang tắnh khả thi cao. Sáu biện pháp tác giả đề xuất nếu được áp dụng không những nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý TBGD ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội mà cịn có thể áp dụng cho các trường THPT trong toàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT trong bối cảnh hiện nay. Các biện pháp trên cần được thực hiện một cách đồng bộ, có sự ưu tiên thuy theo tình hình thực tế của từng trường, không dàn trải sẽ đem lại hiệu quả cao.

95

KẾT LUẬN VÀ KHUYỄN NGHỊ 1. Kết luận

1.1.Vê mặt lý luận

Qua nghiên cứu lý luận, tác giả nhận thấy thiết bị giáo dục là một trong những điều kiện vật chất cốt lõi của nhà trường. Lý luận đã chứng minh TBGD khơng thể thiếu trong q trình dạy học, là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp học sinh dễ hiểu các khái niệm, để lĩnh hội kiến thức, vai trò của TBGD hết sức quan trọng cho quá trình sư phạm. Hơn nữa thiết bị giáo dục có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý của Đảng, nhà nước: ỘHọc đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hộiỢ.

Luận văn đã làm rõ các khái niệm từ quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý thiết bị giáo dục để từ đó giúp cho hiệu trưởng có cái nhìn tổng quát về công tác quản lý của mình, và thực sự thấy được việc quản lý TBGD là một phần việc quan trọng, cần thiết để góp phần đảm bảo hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường.

1.2.Về mặt thực tiễn

Qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, tác giả luận văn khái quát được những nét cơ bản nhất về quy mô phát triển giáo dục của huyện Sóc Sơn nói chung và quy mơ phát triển của giáo dục THPT nói riêng. Đặc biệt đã tập trung khảo sát, đánh giá chi tiết thực trạng quản lý TBGD trong các trường THPT. Qua đó nhận thấy công tác quản lý TBGD của các hiệu trưởng có trách nhiệm, đã đưa ra được những biện pháp tắch cực tuy nhiên còn bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa thực sự phát huy hết được hiệu quả của thiết bị trong quá trình sư phạm.

Thực tiễn cũng cho thấy nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của TBGD trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh còn hạn chế dẫn

đến công tác sử dụng, bảo quản TBGD hiệu quả cịn kém. Hơn nữa cơng tác đầu tư mua sắm, sửa chữa TBGD của các nhà trường chưa được đầu tư thắch đáng dẫn tới thiết bị hỏng hóc, mất mát thiếu tắnh đồng bộ.

Cơng tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục, cho các nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn vì kinh tế của huyện còn chưa phát triển, cộng đồng dân cư chủ yếu là làm nghề nông, và việc đầu tư trang bị, mua sắm TBGD cho nhà trường chủ yếu là do nguồn ngân sách nhà nước cấp,

Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý TBGD ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, tác giả đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý TBGD và đã khảo nghiệm về tắnh cấp thiết, tắnh khả thi của 6 biện pháp đó. Cụ thể:

- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của thiết bị giáo dục và quản lý thiết bị giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh - Tăng cường trang bị, cung ứng thiết bị giáo dục

- Xây dựng quy trình quản lý sử dụng thiết bị giáo dục - Tăng cường các biện pháp bảo quản thiết bị giáo dục

- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị giáo dục cho đội ngũ giáo viên, nhân viên.

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm vận động các tổ chức cá nhân, các lực lượng xã hội đầu tư mua sắm thiết bị giáo dục.

Tác giả đề xuất 6 biện pháp trên và đã được áp dụng trong quản lý TBGD và thực hiện ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Những biện pháp này có thể vận dụng linh hoạt ở các trường THPT để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đáp ứng mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong nghiên cứu thực hiện đề tài tuy nhiên khơng thể tránh được những sai sót nhất định, tác giả luận văn rất mong được sự đóng góp ý kiến của quắ thầy cô, các chuyên gia, các cán bộ quản lý, giáo viên, bạn bè động nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

97

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục tổ chức nghiên cứu danh mục thiết bị tối thiểu và ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với số lượng, chất lượng TBGD, biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật khai thác sử dụng, bảo quản các loại hình TBGD.

Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng cho cán bộ quản lý, giáo viên trong dịp nghỉ hè.

Tiếp tục đổi mới chương trình, cơng tác thi cử, kiểm định đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục là từ dạy kiến thức sang phát triển năng lực người học và khi đó TBGD địi hỏi phải sử dụng triệt để và có hiệu quả trong các nhà trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quy định rõ một tỷ lệ là bao nhiêu % trong tổng số ngân sách nhà nước cấp cho các trường để đầu tư, mua sắm, sửa chữa, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ sử dụng, bảo quản TBGD hàng năm.

Tăng cường kinh phắ đầu tư cho CSVC nói chung và TBGD nói riêng phù hợp với quy mơ phát triển giáo dục và đạo tạo của các địa phương, các khu vực. Việc nay có thể gây ra việc bất bình đẳng trong giáo dục về đầu tư nhưng sẽ giải quyết được sự đồng bộ cho các địa phương.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các nhà trường về công tác quản lý TBGD, và coi đây như là một trong các nội dung chắnh, chuyên đề chắnh trong kiểm tra, thanh tra các nhà trường các cơ sở giáo dục. Có thể đưa cơng tác sử dụng TBGD thành quy chế đánh giá cán bộ công chức, viên chức hàng năm ( cụ thể là CBQL, giáo viên, nhân viên).

Việc cấp phát TBGD cho các nhà trường không nên cấp đều các trường như nhau mà nên căn cứ vào đề xuất của các nhà trường.

Tăng cường tổ chức các chuyên đề, hội thảo đi sâu trao đổi về kinh nghiệm khai thác sử dụng, bảo quản TBGD cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên thiết bị. Hơn nữa, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các trường học tham quan học tập kinh nghiệm, các điển hình

tiên tiến về giáo dục, tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về nhận thức về tầm quan trọng của TBGD trong quá tŕnh dạy học đặc biệt là về đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Đối với hiệu trưởng các trường Trung học phổ thơng huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Từng bước vận dụng, thực hiện 6 biện pháp được tác giả đề xuất trong luận văn. Việc vận dụng cần phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng trường và phải làm quyết liệt tránh bệnh hình thức, xem nhẹ công tác quản lý TBGD.

Hàng năm phải xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa trang thiết bị và tăng cường phát triển đội ngũ cho công tác quản lý TBGD của trường THPT.

Thực hiện nghiêm túc các cuộc hội thảo, các chuyên dề về đổi mới phương pháp dạy học, về khai thác sử sụng, bảo quản TBGD do Bộ, Sở tổ chức.

Tạo điều kiện về thời gian và kinh phắ cho cán bộ, giáo viên được học tập, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, giao lưu, học hỏi với các mơ hình giáo dục tiên tiến. đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời đội ngũ giáo viên những người nhiệt tình ứng dụng, khai thác hiệu quả của thiết bị vào giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học.

Tăng cưởng kiểm tra việc sử dụng, bảo quản thiết bị của giáo viên, nhân viên để đưa vào đánh giá thi đua khen thưởng hoặc phê bình, kỷ luật giáo viên, nhân viên hàng năm.

2.4. Đối với giáo viên và nhân viên quản lý thiết bị

Phải nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của TBGD trong dạy học, trong đổi mới phương pháp dạy học là từ dạy kiến thức sang dạy kỹ năng, kỹ xảo thi không thể thiếu được thiết bị khi dạy học.

Chủ động trong việc sử dụng và khai thác triệt để các TBGD đặc biệt là các thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy tắnh, thiết bị điện tử.

Xây dựng cho mình kế hoạch sử dụng, bảo quản TBGD trong từng học kỳ, từng năm học.

Tắch cực tham gia các buổi tập huấn, các buổi hội thảo về ứng dụng, khai thác TBGD có hiệu quả do nhà trường, cấp trên tổ chức để có đủ trình độ sử dụng thành thạo các TBGD trong nhà trường.

99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường

Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1, Tạp chắ phát triển giáo dục.

2. Đặng Quốc Bảo (1999), Quản lý giáo dục Ờ Quản lý nhà trường Ờ Một số

hướng tiếp cận. Trường cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1.

3. Đặng Quốc Bảo Ờ Bùi Việt Phú (2013), Một số góc nhìn về phát triển và

quản lắ giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ giáo dục và Đào Tạo ( 2000), Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT

ngày 7/9/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế thiết bị giáo dục trong trường Mầm non, trường Phổ thông.

5. Nguyễn Hữu Chắ (1996), Suy nghĩ về dạy học lấy học sinh làm trung tâm,

Tạp chắ nghiên cứu giáo dục.

6. Nguyễn Quốc Chắ Ờ Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học

quản lý. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Chắnh (2008), Đánh giá chất lượng trong giáo dục. Tài liệu

giảng dạy cao học QLGD, Khoa sư phạm Ờ Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Nhà xuất bản Thế giới.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)