2.2.4 .Thực trạng đầu tư kinh phắ mua sắm, tu sửa thiết bị giáo dục
2.3. Thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ
2.3.5. Thực trạng về việc duy trì và bảo dưỡng thiết bị giáo dục
Qua điều tra thực tế 06 trường THPT huyện Sóc Sơn, Hà Nội, tác giả nhận thấy 100% các trường có hệ thống cơ sở vật chất sư phạm khá khang trang và có đầy đủ TBGD, 100% các trường đều có kho chứa thiết bị theo
chức năng của TBGD. Thiết bị được dùng chung đều chứa đựng trong phòng riêng, thiết bị trong các phịng học bộ mơn được chứa đựng trong kho theo quy định.
Trong các phịng thắ nghiệm có giá, có tủ để đựng và trưng bày TBGD. Việc sắp xếp cơ bản đảm bảo tắnh khoa học, thuận lợi cho việc tìm và chuẩn bị thiết bị của giáo viên, tuy nhiên vẫn cần sắp xếp lại cho khoa học hơn để đảm bảo yếu tố dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên khi lấy và chuẩn bị đồ dùng cho các tiết dạy.
Công tác duy tu bảo dưỡng của các trường THPT huyện Sóc Sơn cịn coi thường và xem nhẹ dẫn tới nhiều thiết bị bị hỏng hóc do bảo quản khơng đúng cách, các hóa chất trong phịng thắ nghiệm để chưa đúng vị trắ. Các giá, tủ trong phòng thiết bị còn quá cồng kềnh, sắp xếp thiếu mỹ quan, thiếu khoa học, chỉ đảm bảo về số lượng chưa thực sự đảm bảo cho việc bảo quản.
Đặc biệt ở Việt Nam có khắ hậu nóng ẩm dễ làm cho thiết bị biến dạng, hỏng hóc rất nhanh sau nhiều năm sử dụng, một số phòng thiết bị còn bị mối mọt như trường THPT Xuân Giang, trường THPT Trung Giã, Ầ
Hơn nữa các thiết bị hiện đại như máy tắnh, máy chiếu projector của các trường bị hỏng hóc q nhiều vì thời tiết, vì cách duy tu bảo quản của các trường chưa thực sự tốt. Do vậy cần tăng cường công tác duy tu bảo quản TBGD để kéo dài tuổi thọ cho thiết bị và tránh được sự lãng phắ, tốn kém trong việc mua sắm thiết bị mới.
Đa số các trường có cán bộ phụ trách thiết bị thắ nghiệm tuy nhiên họ đều không được đào tạo chuyên nghiệp do đó họ cịn thiếu kiến thức trong việc bảo quản TBGD một cách khoa học, họ chỉ làm theo kinh nghiệm cá nhân và thực tế tại cơ sở giáo dục của mình. Hơn nữa sự am hiểu về tắnh năng và cách sử dụng thiết bị hiện đại cịn hạn chế dẫn tới cơng tác bảo quản, duy tu cịn gặp nhiều khó khăn. Cuối mỗi năm học, các trường đều có tổ chức kiểm kê nhưng chỉ làm một cách hình thức bằng cách rà sốt lại, đếm lại xem
63
có thiết bị nào thiếu, hỏng mà chưa có kế hoạch bổ sung, sửa chữa cho đúng thời điểm. Mặc dù máy vi tắnh và các thiết bị điện tử hiện đại có chế độ có chế độ bảo dưỡng định kỳ, chế độ duy tu bảo quản riêng tuy nhiên vẫn cịn hỏng hóc khá nhiều, cần phải duy tu sửa chữa bổ sung hàng năm.
100% các trường THPT đều có hệ thống sổ sách theo dõi mượn, trả đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục tuy nhiên cán bộ phụ trách thiết bị thắ nghiệm và một số giáo viên chưa thực sự quan tâm chú ý đến công tác bàn giao tài sản, TBGD dẫn tới gây mất mát, thất thoát thiết bị và lãng phắ tài sản của nhà trường. Tóm lại, việc quản lý duy trì và bảo quản TBGD của các trường THPT huyện Sóc Sơn đã được cán bộ quản lý, cán bộ thắ nghiệm, giáo viên quan tâm, chú trọng nhưng thực sự hiệu quả chưa cao. Việc duy tu, bảo dưỡng chưa cao, chưa thường xuyên, thiếu tắnh khoa học, chưa thực sự có kế hoạch dẫn tới thiết bị còn hư hỏng nhiều, gây lãng phắ tài sản trong các nhà trường vẫn còn xảy ra. Từ những thực trạng nêu trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên và giáo viên trong các nhà trường cần quan tâm hơn nữa, có những biện pháp bảo quản, kế hoạch duy tu bảo dưỡng khoa học hơn.