CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
2.4. Đánh giá tác động của chính sách “KH&CN đẩy” qua khảo sát thực tiễn tại Hả
tiễn tại Hải Dương
2.4.1. Đánh giá tác động dương tính của chính sách “KH&CN đẩy”
Tác động dương tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách [4; tr.114].
Trên cơ sở phân tích đề tài cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm và dự án cơng nghệ lị sấy, có thể nói chúng được tiến hành theo chính sách “KH&CN đẩy”, tác động dương tính của chính sách này là:
- Tiến hành phù hợp với chương trình, kế hoạch KH&CN được các cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt trước, do đó dễ quản lý, hiệu quả quản lý được đánh giá trên cơ sở hồn thành mục tiêu mà chương trình, kế hoạch KH&CN đã đặt ra;
- Dễ huy động nhân lực tham gia dự án, đề tài: nhân lực đã được tính trước, có kế hoạch huy động từ nguồn nào, ở đâu…
- Dễ giải ngân: bản thuyết minh đề tài, dự án được lập đã chứng minh tính phù hợp của việc chi tài chính cho việc triển khai.
Như vậy, trong mục tác động dương tính của chính sách “KH&CN đẩy” đã cho thấy chính sách này được tiến hành thơng qua các chương trình, đề tài các cấp của Nhà nước; Nhà nước đào tạo “đội ngũ” “cán bộ” KH&CN “của” Nhà nước; Nhà nước phân bổ ngân sách cho các tổ chức KH&CN “của” Nhà nước để thực hiện các chương trình/đề tài “của” Nhà nước. KH&CN đẩy là chính sách chủ động “đẩy” KH&CN vào sản xuất và đời sống.
2.4.2. Đánh giá tác động âm tính của chính sách “KH&CN đẩy”
Tác động âm tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả ngược lại với mục tiêu của chính sách [4; tr.115]
Trên cơ sở phân tích đề tài cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm và dự án cơng nghệ lị sấy, có thể nói chúng được tiến hành theo chính sách “KH&CN đẩy”, tác động âm tính của chính sách này là:
- Vì khơng căn cứ vào nhu cầu thực tế của đại đa số các doanh nghiệp, nên sản phẩm công nghệ không được đại đa số các doanh nghiệp chấp nhận;
- Vì khơng khảo sát thực tiễn, không dự kiến được giá nhiên sẽ tăng cao, chi phí cho nhiên liệu lớn, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kém.
- Vì khơng khảo sát thực tiễn, không dự kiến yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nên đã sử dụng nhiên liệu khơng thích hợp.
- Về khả năng thu hồi vốn nghiên cứu: vì được tiến hành theo nhiệm vụ KH&CN định trước: chỉ đặt ra nghiên cứu công nghệ lị sấy ở quy mơ hộ gia đình nơng dân, khơng thu hồi được vốn nghiên cứu thông qua việc hỗ trợ nông dân, cho hộ nơng dân sử dụng miễn phí kết quả nghiên cứu.
- Vì khơng điều tra yêu cầu của thị trường công nghệ: doanh nghiệp cần mua kết quả nghiên cứu thì thị trường cơng nghệ khơng có hàng hóa cơng nghệ để đáp ứng nhu cầu.
Như vậy, tác động âm tính của chính sách “KH&CN đẩy” qua khảo sát thực tiễn tại Hải Dương cho thấy: KH&CN không đạt được mục tiêu phục vụ sản xuất và đời sống, lãng phí nhân lực, lãng phí tài chính.
* Kết luận chương 2
Trong chương 2, Luận văn đã nghiên cứu các trường hợp phát triển cơng nghệ theo chính sách “KH&CN đẩy”, chúng có những đặc điểm chính sau đây:
- Được tiến hành theo nhiệm vụ KH&CN đặt trước;
- Không khảo sát hoặc khảo sát không đầy đủ nhu cầu của thị trường, trong đó có thị trường cơng nghệ;
- Khâu triển khai công nghệ được tiến hành trong điều kiện lý tưởng, mà khơng tính đến điều kiện khi ứng dụng đại trà, do đó khi phát triển cơng nghệ (sau nghiên cứu) đã không được thị trường chấp nhận;
- Không khảo sát hoặc khảo sát không đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, dẫn tới doanh nghiệp không ứng dụng kết quả nghiên cứu, hoặc nếu có ứng dụng thì buộc phải cải tiến/nâng cấp cơng nghệ.
Luận văn cũng xin lưu ý rằng: không phải tất cả các đề tài/dự án được triển khai theo chính sách “KH&CN đẩy” ở tỉnh Hải Dương là khơng thành công hoặc thành cơng ở mức độ thấp, cũng có những đề tài/dự án được triển khai theo mơ hình này đã thành cơng trong thực tế. Tuy nhiên, do khn khổ có hạn, Luận văn khơng khảo sát các đề tài/dự án này.
Vậy làm thế nào để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa? Để trả lời cho câu hỏi này, Luận văn xin lý giải trong chương 3.
CHƯƠNG 3.
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG