CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
3.3. Giải pháp phát triển công nghệ theo “thị trường kéo” để nâng cao năng lực cạnh
3.3.1. Đánh giá tác động từ đối thủ cạnh tranh đến năng lực cạnh tranh của doanh
3.3. Giải pháp phát triển công nghệ theo “thị trường kéo” để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa
Mục 3.2. đã chứng minh năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không thể tách rời nhau, trong mục này Luận văn đề ra giải pháp phát triển công nghệ theo “thị trường kéo” để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương.
3.3.1. Đánh giá tác động từ đối thủ cạnh tranh đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của doanh nghiệp
Đánh giá về đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương thuộc các ngành khác nhau qua bảng thống kê 3.2 sau đây, có thể nhận thấy rằng sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Về các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn thì hai ngành NSTP và VLXD là hai ngành đi đầu đạt mức 93,5%. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp trong ngành này luôn cạnh tranh rất gay gắt với nhau.
Đánh giá về sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp cùng loại với nhau thì đa số các ngành đều có mức cạnh tranh vừa phải. Cạnh tranh đến mức nghiêm trọng cao nhất là ngành DM - DG đạt 12,9% và vừa phải trong đó phải kể đến ngành cơ khí đạt 53,3%, không đáng kể cao nhất thuộc ngành điện tử đạt 31,25% và khơng ảnh hưởng gì thuộc ngành dịch vụ đạt 55,5%.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thì tập chung chủ yếu ở hai khía cạnh là các doanh nghiệp cùng ngành và các doanh nghiệp cùng loại sản phẩm. Còn các doanh nghiệp khác chỉ chiếm phần nhỏ các nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra.
Bảng 3.2. Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp Hải Dương
TT Chỉ tiêu Điện tử khí Cơ DM - DG VLXD NSTP
1 Có 90,6 90 83,9 93,5 93,5 2 Không 9,4 10 16,1 6,5 6,5 3 Nghiêm trọng 6,25 0 12,9 6,5 6,5 4 Vừa phải 46,9 53,3 45,2 45,2 48 5 Không đáng kể 31,25 18,8 6,5 22,6 22,6 6 Không ảnh hưởng 15,6 27,9 35,4 25,7 22,9 7 Các ĐV cùng ngành 48,3 41,8 45,2 41,25 48,6 8 Các ĐV cùng loại sản phẩm 33,1 36,7 33,7 36,2 34,4 9 Các ĐV kinh doanh mặt hàng nhập khẩu cùng loại 16,5 14,3 28,3 11,7 14,2 10 Các DN khác 2,1 7,2 1,8 10,85 2,8 11 có thể 84,4 66,7 61,3 77,4 67,8 12 Không thể 15,6 33,3 38,7 22,6 32,2 13 Liên kết sản xuất kinh doanh 28,3 26,7 30,1 26,2 31,3 14 Thành lập hiệp hội 26,4 28,3 23,8 27,8 26,7 15 Trao đổi thông tin 23,4 22,1 16,7 21,3 19,8 16 Cách khác 21,9 22,9 29,4 24,7 22,2
Nguồn: Trung tâm KH&CN phát triển đô thị và nông thôn (2009)
Mặc dù vậy theo nhận định từ phía các doanh nghiệp thì sự hợp tác có thể diễn ra. Do đặc thù của ngành nên các doanh nghiệp trong ngành điện tử ủng hộ hợp tác đạt tỷ lệ 84,4% và cho rằng việc hợp tác của các doanh nghiệp với nhau sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tạo đà phát triển tốt hơn.
Tìm hiểu về các hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau thì mỗi doanh nghiệp đều có những nhận định riêng nhưng vẫn tập chung chủ yếu ở ba điểm là liên kết sản xuất kinh doanh, thành lập hiệp hội, và trao đổi thông tin. Đây cũng là các cách thức hợp tác mang lại hiệu quả cao được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng.
Trong cơ chế thị trường, để giải quyết được bài tốn cạnh tranh thì nhất thiết phải xuất phát từ thị trường, các định hướng chính sách khác tuyệt nhiên không hề phát huy tác dụng trong lĩnh vực cạnh tranh.
Tóm lại, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhất thiết phải xuất phát từ chính sách “thị trường kéo”.