Phân tích dự án cơng nghệ lị sấy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển công nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

2.3.5. Phân tích dự án cơng nghệ lị sấy

2.3.5.1. Phân tích trước khi tiến hành dự án:

Hải Dương là tỉnh nơng nghiệp, hàng năm ngồi sản lượng lúa thì sản

lượng nơng sản khác cũng rất lớn. Tập trung thành vùng nơng sản hàng hố như hành củ 50.000 tấn (Nam Sách, Kinh Môn, Thanh Hà), tỏi củ 10.000 tấn, cà rốt, rau gia vị 4.281 tấn (Đức Chính, Cẩm Văn), đa số các hộ nông dân dùng phương pháp sấy khơ trên lị thủ cơng trực tiếp, ở xã Nam Trung, Hiệp Cát huyện Nam Sách có tới 700 lị sấy hành. Phương pháp này còn nhiều nhược điểm: tốn nguyên nhiên liệu, chất lượng sản phẩm chưa tốt, màu sắc chưa đẹp, nhiều bụi khói, người lao động rất vất vả do phải đảo nhiều lần, khí độc bụi than thải ra ngoài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và ô nhiễm môi trường nông thôn, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế.

Từ lý do trên cho thấy cần phải nhanh chóng nghiên cứu hồn thiện lị sấy cải tiến và công nghệ sấy để đưa vào áp dụng cho các hộ nông dân vùng trồng cây nông sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy đã thành cơng.

Như vậy, việc phân tích trước khi tiến hành dự án đã cho thấy sự cần thiết phải tiến hành dự án thông qua việc nghiên cứu và triển khai cơng nghệ lị sấy cải tiến.

2.3.5.2. Phân tích sau nghiên cứu:

Như trên đã nêu, vào thời điểm hiện tại khơng thấy lị sấy kiểu này được hoạt động trên địa bàn tỉnh, điều đó có thể nói rằng khâu phát triển cơng nghệ lị sấy đã khơng thành cơng. Để tìm ngun nhân của sự khơng thành công này, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn các đối tượng: 10 hộ nơng dân đã tiếp nhận cơng nghệ lị sấy (ở các huyện khác nhau), 4 doanh nghiệp

kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đã chế biến, 2 nhà quản lý và đã thu được kết quả:

- Câu hỏi dành cho 10 hộ nơng dân đã tiếp nhận cơng nghệ lị sấy: Xin

Ơng/Bà cho biết kết quả tiếp nhận cơng nghệ lò sấy? Luận văn đã thu được

câu trả lời tương đối giống nhau về mặt nội dung, sau đây là các câu trả lời có thể coi là đại diện:

Trả lời: Gia đình tơi tiếp nhận cơng nghệ lị sấy do cán bộ kỹ thuật

của xã (đã dự tập huấn do tỉnh tổ chức) hướng dẫn, lị hoạt động tốt, nhưng cơng ty kinh doanh nông sản đã chế biến không thu mua, lý do: sản phẩm không đảm bảo vệ sinh, có màu sắc không đẹp, không đồng đều.

(Nam, 54 tuổi, chủ hộ tiếp nhận cơng nghệ lị sấy) Trả lời: Gia đình tơi tiếp nhận cơng nghệ lị sấy do cán bộ kỹ thuật

của xã (đã dự tập huấn do tỉnh tổ chức) hướng dẫn, lị hoạt động khơng tốt, bị tản nhiệt, tốn nhiên liệu, sản phẩm không đảm bảo vệ sinh... bán rẻ mà doanh nghiệp cũng không mua, phải bán lẻ ở chợ.

(Nam, 51 tuổi, chủ hộ tiếp nhận cơng nghệ lị sấy) Như vậy, việc triển khai thực nghiệm đạt kết quả tốt, nhưng khi phát triển công nghệ thì lại qua khâu trung gian (nhân viên kỹ thuật được tập huấn), chưa tính đến sai số kỹ thuật qua trung gian, nên lị sấy bằng cơng nghệ gián tiếp đã không hoạt động tốt, bị tản nhiệt, tốn nhiên liệu... dẫn đến sản phẩm chỉ tiêu thụ ở mức nhỏ lẻ (chợ truyền thống) mà không được thị trường công nghiệp chấp nhận.

- Tiếp theo, tác giả Luận văn tiến hành phỏng vấn đại diện 4 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đã chế biến, với câu hỏi:

+ Tại sao doanh nghiệp không mua sản phẩm của nông dân?

+ Làm thế nào để thị trường chấp nhận nông sản đã qua chế biến?

Đã thu được kết quả:

Trả lời: Chúng tôi rất muốn mua sản phẩm qua chế biến (đã sấy

giữa các hộ chế biến, sau nữa nó khơng hợp vệ sinh, nếu có cố mua thì cũng khơng thể tiêu thụ được ở quy mô công nghiệp để bán trong các siêu thị, xuất khẩu...

(Nữ, 40 tuổi, trưởng phòng tiếp thị doanh nghiệp) Trả lời: Để thị trường chấp nhận nông sản đã qua chế biến thì trước hết nó phải đảm bảo hợp vệ sinh, tiêu chí này nếu sản xuất quy mơ hộ gia đình thì khó mà đảm bảo, sau nữa nếu sản xuất nhỏ lẻ thì sản phẩm khơng thể đảm bảo tính đồng nhất được - tiêu chí này là bắt buộc đối với sản xuất ở quy mô công nghiệp.

(Nam, 45 tuổi, trưởng phòng kỹ thuật doanh nghiệp) Trả lời: Để sản xuất ở quy mô cơng nghiệp thì cơng nghệ lò sấy phải được nghiên cứu và triển khai ở quy mơ cơng nghiệp, nghĩa là nó phải được tiến hành tại các doanh nghiệp. Hiện tại thị trường nước ngồi có bán cơng nghệ lị sấy gián tiếp, tiếc rằng nó đắt q, cơng ty chúng tơi khơng thể mua nổi, mà có mua thì giá thành sản phẩm sẽ cao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị giảm.

(Nam, 50 tuổi, giám đốc doanh nghiệp)

Trả lời: Doanh nghiệp chúng tôi rất cần các cơ quan khoa học

nghiên cứu cơng nghệ lị sấy khơng phải quy mơ hộ gia đình mà ở quy mô doanh nghiệp đạt chuẩn công nghiệp, sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được trên thị trường, hay nói cách khác là để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền mua cơng nghệ lị sấy là kết quả nghiên cứu trong nước.

(Nam, 37 tuổi, giám đốc doanh nghiệp) Như vậy, nguyên nhân không thành công của việc phát triển cơng nghệ lị sấy đã được hé mở, quy mơ hộ gia đình trong việc chế biến (sấy khơ) nơng sản khó được thị trường ở quy mơ cơng nghiệp chấp nhận. Mặt khác, doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền để mua kết quả nghiên cứu, như vậy bên mua thuộc thị trường cơng nghệ đã có, vậy tại sao hàng hóa cơng nghệ lại khơng đáp ứng

yêu cầu của bên mua (doanh nghiệp) mà lại cũng không đáp ứng yêu cầu của đối tượng được “cho khơng” (hộ gia đình)?

Để trả lời cho câu hỏi trên, tác giả Luận văn tiếp tục phỏng vấn 2 nhà quản lý, với câu hỏi:

+ Theo Ông, dự án đã đạt được mục tiêu nghiên cứu chưa? Tại sao hộ

gia đình nơng dân lại khơng tiếp nhận cơng nghệ lị sấy, mặc dù khơng phải bỏ tiền ra mua cơng nghệ, thậm chí cịn được hỗ trợ kinh phí.

Trả lời: Chúng tôi khẳng định dự án đã đạt được một phần mục tiêu

nghiên cứu, đó là xây dựng mơ hình hộ nơng dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật lị sấy cải tiến gián tiếp và tiếp thu cơng nghệ trong chế biến, bảo quản nông sản. Tuy nhiên mục tiêu triển khai nhân rộng mơ hình chế biến, bảo quản nơng sản trên địa bàn tỉnh thì lại khơng đạt.

(Nam, 51 tuổi, kỹ sư, người quản lý nghiên cứu dự án) + Tại sao không nghiên cứu cơng nghệ lị sấy ở quy mơ doanh nghiệp để

sản phẩm nông nghiệp qua chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh, có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngồi?

Trả lời: Do khơng khảo sát u cầu của doanh nghiệp, hơn nữa nhiệm

vụ khoa học và công nghệ chỉ đặt ra nghiên cứu cơng nghệ lị sấy ở quy mơ hộ gia đình nơng dân, nên đến khi phát triển, nhân rộng công nghệ này đã không thành công như chúng ta đã biết.

(Nam, 55 tuổi, kỹ sư, nhà quản lý) Như vậy, qua phân tích sau khi tiến hành dự án bằng phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn sâu, Luận văn đã trả lời được câu hỏi: tại sao kết quả nghiên cứu tổng thể của dự án lại không thành công?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển công nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)