CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
3.1. Phát triển công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẢI DƯƠNG
Để có số liệu phục vụ cho việc lý giải để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì phải phát triển cơng nghệ theo hướng “thị trường kéo” trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tác giả đã tiến hành khảo sát 45 doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất công nghiệp thể hiện tại Phụ lục 1 của Luận văn. Các mục trong chương 3 của Luận văn là kết quả thể hiện của việc khảo sát này.
3.1. Phát triển công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp doanh nghiệp
3.1.1. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Việc phân tích đánh giá trình độ thiết bị cơng nghệ sản xuất được căn cứ vào nhóm các chỉ tiêu về trình độ thiết bị cơng nghệ của các lĩnh vực sản xuất mà các doanh nghiệp thực hiện.
Theo nhóm 10 chỉ tiêu đặc trưng là các chỉ tiêu về tỷ trọng thiết bị hiện đại, tỷ trọng lao động làm việc trên thiết bị tự động hóa, chi phí năng lượng thấp, chi phí nguyên vật liệu thấp, mức phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại, mức phụ thuộc vào bán thành phẩm, mức phụ thuộc vào kỹ thuật nhập ngoại, sử dụng ISO 9.000, ISO 14.000 và mức độ xử lý ô nhiễm. Kết quả:
Những điểm mạnh về trình độ thiết bị cơng nghệ:
- 100% doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp của mình đạt chi phí năng
lượng và chi phí ngun vật liệu trên một đơn vị sản phẩm thấp: Chi phí năng
lượng chung của các doanh nghiệp chỉ ở mức từ 1,0% - 2,0% (dưới 10%). Có 63,5% tổng số doanh nghiệp có chi phí ngun vật liệu thấp từ 0,5% đến 1,0%
- Tỷ lệ số doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập ngoại khá cao đòi hỏi trong sản xuất càng phải tiết kiệm cao. Đây là thực tế có thể chấp nhận được vì trong cơ chế thị trường, cạnh tranh được về giá cả phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó giảm tối đa chi phí năng lượng và nguyên vật liệu là những yếu tố bắt buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải chú trọng để giảm giá thành sản phẩm.
- Có 83,4% tổng số doanh nghiệp có lao động làm việc trên thiết bị tự động hóa, cơ khí hóa (trừ một số doanh nghiệp với tỷ lệ lao động thủ công cao như các xí nghiệp làm bánh đậu xanh, sản xuất gạch tuynel, xí nghiệp sản xuất thịt sữa đơng lạnh,...).
- Có 63,5 % số doanh nghiệp đạt tỷ trọng thiết bị hiện đại.
- Có 60% số doanh nghiệp có biện pháp xử lý ơ nhiễm cơng nghiệp.
Những điểm yếu về trình độ thiết bị cơng nghệ:
- Có tới 66,0% số doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu nhập ngoại; chủ yếu ở 3 lĩnh vực vật liệu xây dựng, cơ khí và chế biến (trong đó 94,4% doanh nghiệp vật liệu xây dựng; 83,3% doanh nghiệp chế biến và 62,5% doanh nghiệp cơ khí).
- Có 60,0% số doanh nghiệp phụ thuộc vào bán thành phẩm nhập ngoại. - Có 55,1% số doanh nghiệp phụ thuộc vào kỹ thuật nhập ngoại; chỉ 44,9% tổng số số doanh nghiệp không phụ thuộc. Sự phụ thuộc vào kỹ thuật, vào nguyên vật liệu và bán thành phẩm là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sáng tạo, khả năng thiết kế, cải tiến mẫu mã và nâng cao khối lượng sản phẩm trong một quá trình sản xuất.
- Hầu hết các doanh nghiệp đều không sử dụng hệ thống ISO để quản lý chất lượng sản phẩm của mình. Tỷ lệ số doanh nghiệp sử dụng ISO 9000 và ISO 14000 rất thấp. Có tới 74,5% số doanh nghiệp không áp dụng ISO 9000. Chỉ có 25,5 % tổng số doanh nghiệp áp dụng: cao nhất là lĩnh vực cơ khí chỉ có 4 doanh nghiệp.
3.1.2. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Về sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường: có 71,2% tổng số doanh nghiệp cơ khí, may mặc, giày và chế biến có tỷ lệ cao về sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường, kể cả thị trường nước ngoài, điều này cũng được thể hiện thông qua sản phẩm xuất khẩu của các lĩnh vực này.
Về sản phẩm xuất khẩu: tỷ lệ 63,8% tổng số doanh nghiệp được điều tra có sản phẩm xuất khẩu trên 50%. Như vậy, Hải Dương đã lấy sản phẩm xuất khẩu là hướng chủ lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế hiện tại và trong tương lai. Để có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng, tất nhiên sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường thơng qua các dịch vụ hỗ trợ.
Về sản phẩm có đăng ký bảo hộ: có 65,5% tổng số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực được điều tra có đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
Về sản phẩm đạt TCVN: có 51,1% tổng số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất được điều tra đạt TCVN.
Nhận xét:
- Trừ lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng còn lại các lĩnh vực khác, đều có sản phẩm xuất khẩu với tỷ lệ số doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu khác nhau và tỷ lệ sản phẩm được xuất khẩu khác nhau. Lĩnh vực may mặc có 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu và xuất khẩu gần như 100% sản phẩm của mình. Trong ngành cơ khí, chế biến nơng sản thực phẩm có từ 50% - 80% số doanh nghiệp được điều tra có sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu trong ngành chế biến nông sản thực phẩm chủ yếu là thịt lợn sữa đông lạnh, rau, dưa muối sơ chế để khách hàng nước ngồi chế biến tiếp sau đó gắn nhãn hàng riêng của họ. Ngành vật liệu xây dựng chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Qua phân tích đánh giá 4 chỉ tiêu chủ yếu về trình độ sản phẩm, có thể
nhận xét rằng các sản phẩm của các doanh nghiệp được điều tra được thị trường chấp nhận và có khả năng thay thế hàng ngoại nhập. Đặc biệt các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng may mặc, da giầy đều có sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và vấn đề xuất khẩu của các doanh nghiệp này đã được đặt thành mục tiêu chủ yếu ngay từ khi xây dựng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng cơ khí, vật liệu xây dựng sản phẩm chủ yếu là phục vụ thị trường trong nước, sản phẩm xuất khẩu chỉ chiếm giá trị vào khoảng 50%.
3.2. Phân tích năng lực cơng nghệ của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khơng thể tách rời nhau, do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì trước hết phải nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp đó. Xuất phát từ lý do này, Luận văn đề ra giải pháp phát triển công nghệ theo “thị trường kéo” để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3.2.1. Phân tích SWOT về năng lực doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa
* Điểm mạnh (S):
- Trong những năm qua, nhờ sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm ngành chế biến lương thực thực phẩm được nâng lên cao. Nhiều giống mới được đưa vào sản xuất đã tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm.
- Sản xuất lương thực thực phẩm và sản xuất bánh kẹo là một trong những hướng ưu tiên phát triển hiện nay của tỉnh Hải Dương.
- Điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển các loại giống cây trồng trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, chi phí nguồn nội lực thấp.
- Chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới, sử dụng các loại giống mới bước đầu đã mang lại kết quả, nâng cao năng suất sản phẩm, tạo tiềm năng phát triển các loại sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu.
- Nhiều doanh nghiệp bánh kẹo lớn đã tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và nước ngoài
- Tiềm năng xuất khẩu sản phẩm lương thực, thực phẩm và bánh kẹo còn rất lớn do tiềm năng thị trường lớn.
- Có khả năng trồng các loại trái cây đặc sản (như chuối, vải thiều, dưa, nhãn lồng), cây giống nổi tiếng, rau quả trái vụ tiêu thụ thị trường trong nước và thị trường thế giới.
- Trong vòng 10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với cơ chế thoáng, mở cửa của nền kinh tế thị trường, các làng nghề nông thơn có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình đạt trên 10%/năm tính theo giá trị đầu ra.
- Người dân Hải Dương vốn có truyền thống cần cù, tần tảo nay lại rất năng động thích ứng với cơ chế mới đã góp phần làm cho bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương ngày một phát triển vững chắc.
* Điểm yếu (W):
- Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu sử dụng các lao động không chuyên nghiệp, mức đầu tư vào các thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp thấp, cơng nghệ sản xuất cịn lạc hậu.
- Chất lượng, chủng loại sản phẩm lương thực, thực phẩm bánh kẹo tạo ra không đồng nhất, sản lượng từng loại không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
- Năng lực vốn, tài chính, tổ chức quản lý cịn yếu.
- Chất lượng, kỹ thuật, trình độ sản xuất thấp so với nhiều nước trên thế giới.
- Môi trường, điều kiện tiếp cận thông tin thị trường và cơng nghệ cịn thấp.
- Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lương thực, thực phẩm còn nhiều nội dung cần hồn thiện.
- Chính sách đổi mới kinh tế đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam nhưng lại đem đến nỗi lo lắng về sự ô nhiễm môi trường từ các làng nghề.
- Các chất thải từ hoạt động của các làng nghề gia tăng và rất phong phú: bụi, khí độc, cặn bã, nước thải,… Với các làng nghề nuôi gia súc, chế biến lương thực thực phẩm tình hình cũng tương đối đáng lo ngại. Theo tính tốn của các chun gia mơi trường thì cứ xay sát 100 tấn thóc sẽ phải giải quyết 10 tấn trấu. Ni 1.000 tấn lợn tạo ra 10 - 22 nghìn tấn phân, 200 - 300
nghìn m3 nước tiểu, 50 - 100 nghìn m3 nước rửa chuồng trại. Sản xuất 1.000
Nhìn chung, phụ phế thải trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm và bánh kẹo là những chất hữu cơ dễ phân huỷ gây ơ nhiễm, tạo mùi khó chịu nếu không được xử lý tốt. Các phụ phế thải trong chế biến lương thực thực phẩm thường kéo theo các bệnh ngồi da.
- Cơng nghệ chế biến thực phẩm chưa thực sự phát triển mạnh.
* Cơ hội (O):
Cơ hội xâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm quốc tế tăng do: - Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu lương thực thực phẩm và bánh kẹo trên thị trường thế giới ngày càng tăng .
- Xu hướng tự do hoá thương mại và yêu cầu mở cửa thị trường cho các sản phẩm nơng nghiệp sẽ tác động mạnh đến chính sách bảo hộ, trợ cấp nông sản của các nước, lượng nhập khẩu lương thực, thực phẩm các nước tăng .
- Những yêu cầu về cắt giảm trợ cấp xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và giảm hỗ trợ trong nước tại các nước phát triển, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và tỉnh Hải Dương.
- Các nước ASEAN khác, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản có khả năng đầu tư trực tiếp vào Hải Dương để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm như phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất nơng nghiệp, cơng nghệ chế biến, các loại bánh nổi tiếng... Đây cũng là thời cơ để Hải Dương có thể đón bắt và tạo dựng môi trường thuận lợi, cạnh tranh với các địa phương khác để phát triển công nghiệp, cũng như làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm của các nước này sang thị trường các nước thứ ba.
* Thách thức (T):
- Cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm và bánh kẹo diễn ra sẽ mạnh mẽ hơn do sự tham gia của các nước xuất khẩu tiềm năng như Trung Quốc, Thái Lan...
- Năng lực hoạt động marketing xuất khẩu sản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm của Hải Dương cịn thấp và rất khó cải thiện trong ngắn hạn do trình độ của các doanh nghiệp, tổ chức thương mại còn nhiều hạn chế.
- Chất lượng sản phẩm lương thực, thực phẩm và bánh kẹo xuất khẩu chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm, mơi trường... của nhiều nước đặc biệt là các nước phát triển.
- Việc hạ thấp chi phí xuất khẩu liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng của Hải Dương không thể giải quyết trong ngắn hạn.
3.2.2. Tác động của chính sách đến năng lực cơng nghệ của doanh nghiệp
Qua khảo sát định lượng về việc sự tác động của chính sách, trong đó có chính sách KH&CN đến năng lực cơng nghệ của các doanh nghiệp, Luận văn kế thừa số liệu của đề tài“Điều tra hiện trạng và đề xuất các giải pháp để
tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương khi gia nhập WTO” do Trung tâm KH&CN phát triển đô thị và
nông thôn thực hiện năm 2009.
Biểu đồ 3.1. Tác động của chính sách đến năng lực cơng nghệ của doanh nghiệp (%) 23.1 23.1 25.4 20.3 18.6 17.6 26.3 26.3 22.6 21.3 39.3 22.8 28.4 47.4 26.8 25.3 25 27.5 12.7 16.3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Điện tử Cơ khí DM - DG VLXD NSTP – BK Dịch vụ Ngành điều tra T ỷ l ệ phầ n t ră m Ảnh hưởng lớn Vừa phải Không đáng kể Không ảnh hưởng
Qua biểu đồ thống kê trên, có thể nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đều chịu ảnh hưởng của các chính sách nhà nước và chính quyền địa phương. Trong đó phải kể đến hai ngành là Dệt
may - Da giày 25,4% và Điện tử đạt 23,1%. Ngành bị ảnh hưởng ở mức độ lớn thấp nhất là ngành dịch vụ 17,6% nhưng ở mức vừa phải thì ngành Dịch vụ lại chịu ảnh hưởng cao chiếm tới 39,3%. Đối với khả năng ảnh hưởng khơng đáng kể thì tỷ lệ cao nhất là ngành nơng sản, thực phẩm chiếm 47,4% và thấp nhất là ngành điện tử đạt 22,6%. Đối với khả năng khơng bị ảnh hưởng gì thì vật liệu xây dựng lại chiếm tỷ lệ cao nhất 28,7%.
3.2.3. Điểm yếu về tỷ lệ thiết bị hiện đại của doanh nghiệp
Qua khảo sát về chỉ số thiết bị hiện đại (viết tắt là Ihđ) của các doanh nghiệp trong diện được khảo sát, nhận thấy:
- 63,4% có chỉ số này ở mức dưới 50%.
- Chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp có Ihđ trên 80%.
Như vậy Ihđ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất công nghiệp trong diện khảo sát thuộc vào hạng thấp. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý doanh nghiệp.
Câu hỏi: Tại sao chỉ số Ihđ của doanh nghiệp do Ông/Bà quản lý lại được cho là thấp?
Trả lời: Chúng tôi cũng rất muốn nhập cơng nghệ có chỉ số
Ihđ cao, nhưng năng lực tài chính của doanh nghiệp có hạn, năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ của nhân lực thấp, bởi vậy công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng bị coi là có chỉ số Ihđ thấp.
(Nam, 45 tuổi, phụ trách kỹ thuật doanh nghiệp) Câu hỏi: Làm thế nào để chỉ số Ihđ của doanh nghiệp được nâng cao?
Trả lời: Để chỉ số Ihđ được nâng cao, ngồi năng lực tài
chính, trình độ nhân lực… thì cần nghiên cứu nhu cầu của thị trường,