Khái niệm năng lực công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển công nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.5. Năng lực cạnh tranh và năng lực công nghệ

1.5.2. Khái niệm năng lực công nghệ

Khái niệm năng lực công nghệ đã xuất hiện vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nó như một làn sóng mới trong q trình nhận thức về con đường phát triển công nghệ ở các nước đang phát triển.

Trước đó, các cơng trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào lựa chọn kỹ thuật và nhập thiết bị kỹ thuật sau đó lựa chọn và nhập cơng nghệ. Hậu quả tiêu cực của nhận thức đó là sự trả giá quá đắt cho công nghệ mua do khả năng nhận biết, nắm vững và triển khai cịn q yếu, cơng nghệ được sử dụng khơng thích ứng với nguồn lực, điều kiện, nơi áp dụng và dẫn đến hiệu quả quá thấp.

Do cơng nghệ là hàng hố đặc biệt, có tính chất ẩn, độ bất định cao, để triển khai và làm chủ công nghệ nhập từ bên ngoài vào, bên nhận phải có trình độ nhận thức, năng lực để giải quyết các hoạt động tự lập, giải quyết sự cố một cách chủ động mà khơng hồn tồn dựa vào bên bán.

Trong nhiều năm qua, năng lực công nghệ đã được nhiều tổ chức, nhiều chuyên gia quan tâm và có nhiều cơng trình đã nghiên cứu về vấn đề này. Nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề trước mắt không phải chỉ quan tâm đưa ra được một định nghĩa tổng qt, mà chính là phải tìm ra những nhân tố nào quyết định năng lực công nghệ.

- Tổ chức phát triển công nghệ của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã xác

định các yếu tố để xây dựng năng lực công nghệ, bao gồm: Khả năng đào tạo nhân lực; Khả năng tiến hành nghiên cứu cơ bản; Khả năng thử nghiệm các phương tiện kỹ thuật; Khả năng tiếp nhận và thích nghi các cơng nghệ; Khả năng cung cấp và xử lý thông tin.

- Ngân hàng thế giới (WB) trong cơng trình nghiên cứu đã đề xuất phân

chia năng lực công nghệ theo ba nhóm độc lập: 1) Năng lực sản xuất, bao gồm: Quản lý sản xuất, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng, bảo quản tư liệu sản xuất, tiếp

thị sản phẩm; 2) Năng lực đầu tư, bao gồm: Quản lý dự án, thực hiện dự án,

năng lực mua sắm, đào tạo nhân lực; 3) Năng lực đổi mới, bao gồm: Khả năng sáng tạo và tổ chức thực hiện đưa kỹ thuật mới vào các hoạt động kinh tế.

- C.M. Fransman, một chuyên gia trong cơng trình của mình đã nêu

lên rằng, đối với thế giới thứ ba việc đánh giá năng lực công nghệ phải bao gồm các yếu tố sau:

+ Năng lực tìm kiếm các cơng nghệ để thay thế, lựa chọn cơng nghệ thích hợp để nhập khẩu.

+ Năng lực nắm vững cơng nghệ nhập khẩu và sử dụng có hiệu quả. + Năng lực thích nghi cơng nghệ nhập khẩu với hồn cảnh và điều kiện địa phương tiếp nhận.

+ Năng lực cung cấp cơng nghệ đã có và năng lực đổi mới.

+ Năng lực thể chế hố việc tìm kiếm những đổi mới và những đột phá quan trọng nhờ phát triển các phương tiện nghiên cứu và triển khai trong nước.

+ Tiến hành nghiên cứu cơ bản để tiếp tục nâng cấp cơng nghệ.

Qua các cơng trình trên chúng ta rút ra một điều, năng lực công nghệ là kết quả phức hợp của nhiều tác động tương tác. Nhưng cần làm rõ và đánh giá được hai yếu tố cơ bản của năng lực công nghệ là khả năng đồng hố cơng nghệ nhập khẩu và năng lực nội sinh tạo ra cơng nghệ. Trong đó nhấn mạnh:

a. Năng lực đồng hố cơng nghệ nhập khẩu, là khả năng nắm vững và thích

nghi cơng nghệ nhập, tất nhiên phải theo bốn thành phần cơng nghệ. Ví dụ:

- Không thể làm chủ công nghệ nếu chỉ thụ động nhập phần kỹ thuật. Muốn đạt được điều này phải biết thích nghi và nâng cấp phần kỹ thuật với nỗ lực bản thân. Mặc dù phần kỹ thuật có thể mua được trên thị trường quốc tế, song khó mua được loại hiện đại phù hợp và sao chép lại ở trong nước.

- Phần con người cũng có thể nhập khẩu tạm thời, song kết quả có được năng lực cơng nghệ hay khơng cịn phụ thuộc vào khả năng lĩnh hội ở trong nước

- Phần thơng tin mà các nhà nhập khẩu có được khơng vượt q những hướng dẫn thao tác đơn giản, hướng dẫn các hoạt động đơn giản. Những thơng tin có giá trị, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao không được bán hay chia sẻ với người nhập khẩu.

- Phần tổ chức khơng dễ dàng dập khn như ở nước ngồi mà phải sửa đổi, điều chỉnh đáng kể để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nước.

b. Năng lực phát triển công nghệ nội sinh, là khả năng tổng hợp trong nước để có thể thích nghi, cải tiến và sáng tạo cơng nghệ. Điều này có nghĩa là có khả năng:

+ Triển khai công nghệ đã biết ở một địa điểm nào đó + Cải tiến cơng nghệ đã áp dụng.

+ Sáng tạo cơng nghệ hồn tồn mới.

Tuy nhiên, trong các cơng trình nghiên cứu về năng lực cơng nghệ chỉ có S.Lall đưa ra được định nghĩa mang tính tổng quát và phù hợp. Đó là, “Năng lực cơng nghệ quốc gia (ngành, cơ sở) là khả năng triển khai những cơng nghệ đã có một cách có hiệu quả và đương đầu được với những thay đổi công nghệ lớn”.

Theo định nghĩa này có hai mức hoạt động phát triển công nghệ, cũng là hai cơ sở để phân tích năng lực cơng nghệ, đó là:

- Sử dụng có hiệu quả cơng nghệ sẵn có. - Thực hiện đổi mới công nghệ thành công.

Khái niệm này cũng đã khái quát được hai mặt cơ bản của năng lực công nghệ mà nhiều chuyên gia đã đề cập là khả năng đồng hố cơng nghệ và khả năng phát triển công nghệ nội sinh. [6]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển công nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)