CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
2.2. Đề tài áp dụng công nghệ sấy và xử lý gỗ bán thành phẩm để khử độ co ngót,
2.2.4. Phát triển công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm
Việc phát triển (nhân rộng) công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm được tiến hành thơng qua các hình thức:
- Tuyên truyền phổ biến nhân rộng kết quả của đề tài là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc thành công của đề tài, để đạt được mục tiêu ban đầu đã đề ra hỗ trợ cơng nghệ, thiết thực góp phần phát triển làng nghề.
- Tến hành sấy thử và chuyển giao công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm cho các cơ sở sản xuất;
- Mở hội nghị tại làng nghề Đông Giao với sự tham gia của sở Khoa học và công nghệ, sở Tài Chính, sở Cơng nghiệp, phóng viên báo chí và truyền hình của tỉnh, phịng Cơng nghiệp huyện Cẩm Giàng, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề mộc Đông Giao. Trong hội nghị đã phát tài liệu và thuyết trình:
+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của công nghệ sấy và xử lý gỗ trong việc sản xuất, chế biến gỗ;
+ Giới thiệu cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề hiểu được nguyên lý, cấu tạo và kinh phí đầu tư cho việc xây dựng lị sấy;
+ Trình bầy và giảng giải quy trình cơng nghệ cho các cơ sở sản xuất có nhu cầu tiếp thu chuyển giao công nghệ.
- Cùng với việc mở hội nghị tuyên truyền, nhân rộng kết quả tại làng nghề Đông Giao, kết quả của đề tài trên cũng đã được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đã đăng trên 2 số báo Hải Dương, 2 lần trên đài truyền hình và 2 lần trên đài phát thanh của tỉnh.
Tuy nhiên, bằng phương pháp quan sát, tác giả Luận văn nhận thấy:
Dạng 1. Cơ sở sản xuất có ứng dụng cơng nghệ xử lý gỗ bán thành
phẩm (nhưng đã cải tiến bằng cách sử dụng nhiên liệu bằng khí gaz), bao gồm các cơ sở sản xuất sử dụng gỗ nguyên liệu dạng nhỏ, các sản phẩm gỗ làm ra có kích thước nhỏ bé có giá trị kinh tế cao.
Dạng 2. Cơ sở sản xuất không ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành
phẩm, bao gồm các cơ sở sản xuất sử dụng gỗ nguyên liệu dạng lớn, các sản phẩm gỗ làm ra có kích thước lớn.
Bằng phương pháp thống kê, tác giả Luận văn nhận thấy:
- Thống kê tại các làng nghề gỗ trên phạm vi 2 huyện (Cẩm Giàng, Ninh Giang) và khu vực thành phố Hải Dương thì tỷ lệ doanh nghiệp dạng 1 (có ứng dụng cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm)/doanh nghiệp dạng 2 (không ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm) là 15%.
- Như vậy, có thể nói việc phát triển cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm thành công ở mức độ không cao.
2.2.5. Phân tích đề tài cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm
2.2.5.1. Phân tích trước khi tiến hành đề tài
Hải Dương là tỉnh có nhiều làng nghề mộc nổi tiếng như: Đông Giao (Cẩm Giàng), Cúc Bồ (Ninh Giang), Đức Minh (thành phố Hải Dương)... Cơ sở sản xuất nhà xưởng nói chung tất cả cịn trong tình trạng nghèo nàn, cơi nới, chắp vá. Máy móc lạc hậu chưa có điều kiện đầu tư cơng nghệ thiết bị hiện đại. Cả hai làng nghề Cúc Bồ và Đông Giao hiện tại chưa cơ sở sản xuất nào có dây truyền sấy gỗ, chỉ một cơ sở đã tiến hành sấy thủ công đơn giản và 2 cơ sở có hệ thống luộc gỗ. Trình độ cơng nghệ đã kém, năng lực tiếp nhận cơng nghệ càng kém hơn vì tất cả các cơ sở sản xuất đều chưa có nhà xưởng kiên cố, xây dựng thì khơng có quy hoạch cụ thể, hơm nay làm mai phá, cơi nới, tuềnh tồng, tạm bợ rất khó sắp xếp tổ chức sản xuất cho có hiệu quả. Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư công nghệ phát triển sản xuất lâu dài, gây lãng phí cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề.
Từ lý do trên, để phát triển các làng nghề mộc trong tỉnh, khẳng định thương hiệu của mình thì cần phải đầu tư áp dụng công nghệ, nhất là cơng nghệ xử lý gỗ. Chính vì vậy sở Cơng nghiệp Hải Dương đề xuất đề tài: "Áp dụng công nghệ sấy và xử lý gỗ bán thành phẩm để khử độ co ngót cong vênh, nấm mốc nâng cao chất lượng sản phẩm đồ gỗ, đáp ứng yêu cầu thị
trường trong nước và xuất khẩu, phát triển làng nghề" đề tài đã được UBND
Như vậy, việc phân tích trước khi tiến hành đề tài đã cho thấy sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu và triển khai công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm. Kết quả nghiên cứu và triển khai đã cho thấy thành cơng.
2.2.5.2. Phân tích sau khi tiến hành đề tài
Như trên đã nêu, vào thời điểm hiện tại chỉ thấy các cơ sở sản xuất sử dụng gỗ nguyên liệu dạng nhỏ, các sản phẩm gỗ làm ra có kích thước nhỏ bé có giá trị kinh tế cao là có ứng dụng cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm, cơ sở sản xuất sử dụng gỗ nguyên liệu dạng lớn, các sản phẩm gỗ làm ra có kích thước lớn khơng ứng dụng cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm.
Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu 5 cơ sở sản xuất đồ gỗ
không ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm, câu hỏi: Xin Ông/bà
cho biết tại sao cơ sở sản xuất của Ơng/Bà khơng ứng dụng công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm? Luận văn đã thu được các câu trả lời có thể coi là đại diện như sau:
Trả lời: Cơ sở sản xuất của chúng tôi chuyên sản xuất đồ gỗ nội
thất, gỗ nguyên liệu lớn, trong khi thể tích của lị sấy của Tỉnh (chỉ cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm đang xét – tác giả Luận văn chú thích) lại nhỏ, mỗi mẻ sấy chỉ khoảng 4-5 khối gỗ, hơn nữa nếu sử dụng lị sấy của Tỉnh thì chi phí tiền điện q lớn, giá thành sản phẩm cao, không thể cạnh tranh nổi trên thị trường.
(Nam, 43 tuổi, chủ cơ sở sản xuất gỗ nội thất) Trả lời: Trong thực tế các doanh nghiệp chúng tôi đã phải xử lý
gỗ nguyên liệu trước khi tạo thành phẩm bằng cách pha gỗ trước để ngoài trời hoặc luộc dầu. Chúng tôi không thể ứng dụng lị sấy như anh nói, vì tiền chi phí cho điện q cao, vẫn biết là cách xử lý gỗ bán thành phẩm như chúng tôi đang làm gây ô nhiễm môi trường khi mỗi lần luộc dầu… Chúng tôi ước ao, nếu Nhà nước cho nghiên cứu cơng nghệ có thể giúp chúng tôi xử lý gỗ bán thành phẩm chi phí nhỏ, không gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi sẵn sàng bỏ tiền ra mua công nghệ.
Như vậy, công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm mà Luận văn đang xét không thể ứng dụng cho các cơ sở sản xuất gỗ như vừa phân tích trên đây, trong khi đó doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ với tiêu chí: khơng gây ơ nhiễm mơi trường, chi phí vừa phải để cịn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
2.2.6. Đánh giá chính sách “KH&CN đẩy” qua đề tài công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm
Tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý để kiểm nghiệm chính sách “KH&CN đẩy” thơng qua đề tài cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm.
Câu hỏi: Tại sao có một bộ phận lớn doanh nghiệp khơng ứng dụng kết
quả nghiên cứu công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm?
Trả lời: Khi xây dựng nhiệm vụ KH&CN này, chúng tôi chỉ khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất sử dụng gỗ nguyên liệu loại nhỏ nên đã thiết kế và xây dựng lị sấy có thể tích nhỏ, bởi vậy các doanh nghiệp sử dụng gỗ nguyên liệu lớn không thể ứng dụng được.
(Nam, 51 tuổi, kỹ sư, thành viên nhóm nghiên cứu) Câu hỏi: Xin Ông cho biết, tại sao các doanh nghiệp ứng dụng kết quả
nghiên cứu công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm lại buộc phải cải tiến cơng nghệ, chi phí cho q trình cải tiến là khơng nhỏ, tại sao các nhà quản lý khơng dự tính tương lai của thị trường nhiên liệu, khi công nghệ này phải sử dụng nhiên liệu không nhỏ, cũng khơng dự tính đến yếu tố ơ nhiễm môi trường khi sử dụng than và củi?
Trả lời: Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu thì giá điện thấp, phù hợp
với giá thành sản phẩm, lúc đó cịn ít cơ sở sản xuất gỗ, nên yêu cầu về giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã không được đặt ra.
(Nam, 46 tuổi, cử nhân kinh tế, nhà quản lý) Như vậy, qua phân tích đề tài cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm, có thể nói rằng nó được tiến hành theo chính sách “KH&CN đẩy”, việc này có ngun nhân từ các lỗi sau đây:
- Khơng căn cứ vào nhu cầu thực tế của đại đa số các doanh nghiệp (chỉ khảo sát nhu cầu của một bộ phận doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ).
- Không dự kiến được giá điện sẽ tăng cao (vào thời điểm nghiên cứu thì giá điện phù hợp), chi phí cho nhiên liệu quá lớn, làm giá thành sản phẩm cao, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Khơng tính đến sự mất ổn định của lưới điện nông thôn, khi triển khai cơng nghệ thì được tiến hành trong điều kiện lý tưởng (vào mùa thu, lưới điện ổn định). Trong khi đó, vào mùa hè thì lưới điện nơng thơn (ngay cả khu vực thành phố nữa) thường không ổn định.
- Không dự kiến yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nên đã sử dụng nhiên liệu khơng thích hợp (củi và than).
Tóm lại, đề tài nghiên cứu cơng nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm được tiến hành theo chính sách “KH&CN đẩy” chỉ thành công ở mức độ rất thấp như đã phân tích.
2.3. Dự án nghiên cứu, hồn thiện lị sấy cải tiến gián tiếp và xây dựng mơ hình chế biến bảo quản tiêu thụ nơng sản
2.3.1. Khái quát về dự án
Tên dự án: Nghiên cứu, hồn thiện lị sấy cải tiến gián tiếp và xây dựng
mơ hình chế biến bảo quản tiêu thụ nông sản (hành, tỏi, cà rốt, rau gia vị …) nâng cao chất lượng, giảm chi phí giá thành sản phẩm. Phục vụ thị trường trong và ngoài nước, giảm thiểu độc hại tới sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
Để tên dự án ngắn gọn, Luận văn xin gọi tắt là cơng nghệ lị sấy
- Cơ quan chủ trì: Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Hải Dương - Đơn vị thực hiện: Phịng chế biến Nơng lâm sản và NNNT
- Cơ quan phối hợp chính:
+ Sở Khoa học, cơng nghệ và mơi trường tỉnh Hải Dương + Viện Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và PTNT + Viện rau quả trung ương Bộ Nông nghiệp và PTNT
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu, hoàn thiện, thiết kế lò sấy cải tiến (sấy theo phương pháp gián tiếp) và quy trình cơng nghệ sấy hành tỏi cà rốt, rau gia vị,... nhằm giảm chi phí nguyên nhiên liệu, thời gian sấy, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu độc hại tới sức khoẻ con người và môi trường sinh thái ở nông thôn.
- Xây dựng mơ hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật lị sấy cải tiến gián tiếp và tiếp thu cơng nghệ trong chế biến, bảo quản nông sản.
- Triển khai nhân rộng mơ hình chế biến, bảo quản nơng sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Điều tra hiện trạng về lị sấy, cơng nghệ sấy nông sản ở Trung ương, tỉnh bạn và trong tỉnh để lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Nghiên cứu thiết kế, hồn thiện lị sấy gián tiếp và công nghệ sấy hành tỏi, cà rốt, rau gia vị, ... Trên lị sấy đó để đáp ứng được u cầu của thị trường, giảm thiểu độc hại tới sức khoẻ con người và môi trường ở nông thôn. - Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho cơ sở nắm vững được kỹ thuật xây lò cải tiến, điều chỉnh nhiệt độ và công nghệ sấy mới, làm nòng cốt nhân rộng tiến bộ kỹ thuật tại địa phương với số lượng là 10 - 15 người.
2.3.2. Kết quả nghiên cứu cơng nghệ lị sấy
Xuất phát từ khảo sát của Viện công nghệ sau thu hoạch, Viện rau quả, Cục chế biến nông - lâm sản - ngành nghề nông thôn và đánh giá: các Viện đã nghiên cứu ra nhiều thiết bị sấy nhưng kết cấu đều bằng kim loại, dùng điện, do vậy giá thành rất cao, năng suất thấp người dân khó chấp nhận được (giá máy thấp nhất để sấy long nhãn 15 kg/mẻ là 5.000.000 đ/máy).
Tại Hải Dương, qua điều tra sấy vải ở xã Thanh Sơn (Thanh Hà), sấy hành ở xã Nam Trung, Nam Chính (Nam Sách), sấy cà rốt ở xã Đức Chính, Cẩm Văn (Cẩm Giàng) thì 100% các hộ sấy bằng lị thủ cơng cấp nhiệt trực tiếp, lị được xây trong nhà bếp, đây là kiểu lị cổ truyền có nhiều nhược điểm như:
- Thời gian sấy kéo dài, phải đảo nhiều lần 24 - 25 lần/mẻ, chi phí nhiên liệu cao (3,0 kg than/1 kg hành khô) sản phẩm nhiều khi bị cháy do
không chủ động điều chỉnh được nhiệt độ trong buồng sấy, màu sắc không đẹp, không đồng đều.
- Người lao động phải đảo và thêm than rất vất vả, bụi than và hơi nóng của lị phả vào người.
Nhiệm vụ của dự án là phải nghiên cứu thiết kế kiểu lò sấy cải tiến gián tiếp mới giải quyết được những nhược điểm của lò sấy thủ công truyền thống và phát huy được những ưu điểm của nó và có giá thành phù hợp với các hộ nông dân hiện nay.
Sau khi tham quan lò sấy do sở Công nghiệp thiết kế xây dựng năm 1999, dự án đã xác định được ưu điểm, nhược điểm của lò sấy này:
- Nguyên lý cấp nhiệt gián tiếp sẽ nâng được chất lượng sản phẩm (không bị bụi, khói lị), đảm bảo vệ sinh cho mơi trường lao động.
- Tuy nhiên cần phải khắc phục những nhược điểm lớn của lị: độ thốt ẩm và khả năng tích nhiệt kém, nhiên liệu tiêu tốn/kg thành phẩm cao, không điều chỉnh được nhiệt độ đồng đều trong buồng đốt cũng như buồng sấy,v.v..
Qua đó, dự án thống nhất lựa chọn phương án tổng hợp nghiên cứu thiết kế lò sấy cải tiến gián tiếp gồm các bước:
- Xây lò mẫu theo thiết kế - Sấy thử nơng sản trên lị mẫu
- Theo dõi giản đồ sấy từng loại (hành thái lát, cà rốt thái sợi) ứng với các lần sấy thử để hồn chỉnh lị mẫu kiểu lị sấy thủ cơng theo phương pháp gián tiếp đảm bảo :
+ Khả năng truyền nhiệt và tích nhiệt tốt (tấm truyền nhiệt phải bằng kim loại).
+ Kết cấu đơn giản.
+ Vận hành và điều chỉnh nhiệt độ dễ dàng. + Độ thoát ẩm tốt.
+ Đủ cơng suất lị và xây dựng giản đồ sấy nâng cao chất lượng sản phẩm một số nông sản.
Về nguyên lý hoạt động: than được đốt trong lò đốt, cung cấp khí, khói có nhiệt độ cao cho buồng trao đổi nhiệt, đốt nóng các ống và tấm dẫn nhiệt, các phần tử khí tiếp xúc với thành ống và mặt trên của tấm được đốt nóng các phần tử khí này nhẹ hơn di chuyển lên buồng sấy. Khơng khí ở ngồi lị sấy đi theo các ống dẫn nhiệt và cửa gió vào buồng sấy lại tiếp tục được đốt nóng đi lên buồng sấy, q trình diễn ra liên tục tạo thành dịng khơng khí nóng đối lưu trong buồng sấy đi từ dưới lên trên làm tác nhân sấy. Tác nhân sấy đốt nóng vật sấy, vật sấy thải ẩm ra buồng sấy đẩy lên trên qua trần lò và van thốt ẩm làm khơ vật sấy. Khói bụi lị bị tấm dẫn nhiệt cản lại giữ không cho lên buồng sấy, đi ra 4 góc buồng trao đổi nhiệt, van ống khói đi lên trên lị sấy ra ngồi.
Kiểm tra trước khi vận hành: Kiểm tra sơ bộ trong và ngồi lị sấy xem
có hư hỏng sau khi xây: Tường lị nứt, nóc lị cong vênh, khơng kín, giàn đỡ khay sấy khơng vững chắc... phải khắc phục rồi mới tiến hành sấy.
Sấy lò: Là giai đoạn cần thiết phải tiến hành sau khi xây dựng lò mới
hoặc các lò sấy cũ đã qua một vài vụ, sau một thời gian dài ngừng sấy.