Các tiêu chí khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển công nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

3.2. Phân tích năng lực cơng nghệ của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và

3.2.7. Các tiêu chí khác

Các tiêu chí khác được đề cập trong mục này là các chỉ tiêu về ISO 9000, ISO 14000 và các chỉ tiêu về xử lý mơi trường.

Tỷ lệ các doanh nghiệp có thực hiện ISO 9000 trong các doanh nghiệp được điều tra chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (25,5%). Trong lĩnh vực cơ khí, tỷ lệ này là 50%, lĩnh vực vật liệu xây dựng gần 30%, may mặc là 30%. Các doanh nghiệp có được cấp chứng chỉ ISO 14000 cịn ít hơn nữa, chỉ là 5,9%.

Các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhất thuộc ngành sản xuất xi măng (thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng) bằng cơng nghệ lị đứng và trên thực tế khảo sát, mơi trường bụi và khói tại các doanh nghiệp này là quá mức chịu đựng của người lao động và nhân dân quanh vùng. Qua thực tế gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp, cảm nhận chung là các doanh nghiệp Việt Nam đều chủ yếu chạy theo đáp ứng yêu cầu trước mắt của sản xuất và thị trường mà chưa chú ý tới các tiêu chí này, tuy rằng đó chính là những tiêu chí phản ánh sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai.

Năng lực cơng nghệ sản xuất có thể được coi là yếu tố nội sinh của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nếu khơng có năng lực nội sinh về cơng nghệ thì doanh nghiệp đó khơng vận hành được dây chuyền và thiết bị công nghệ cho dù dây chuyền và thiết bị cơng nghệ đó có đơn giản đến đâu. Bằng kết quả điều tra và xử lý tổng hợp về năng lực công nghệ các lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp có thể thấy được các mặt mạnh, yếu về năng lực công nghệ của từng doanh nghiệp cũng như những điểm còn yếu của từng lĩnh vực sản xuất, thể hiện qua các tiêu chí sau đây:

a. Năng lực vận hành - bao gồm các chỉ tiêu:

1) Năng lực sử dụng và kiểm tra kỹ thuật, vận hành ổn định dây chuyển sản xuất theo các quy trình, quy phạm về cơng nghệ.

2) Năng lực quản lý sản xuất, bao gồm: xây dựng kế hoạch sản xuất và tác nghiệp, đảm bảo thông tin trong sản xuất, kiểm tra chất lượng, kiểm kê, kiểm soát.

3) Năng lực tiến hành bảo dưỡng thường xuyên thiết bị sản xuất và ngăn ngừa sự cố.

4) Năng lực khắc phục sự cố có thể xẩy ra.

b. Năng lực tiếp thu công nghệ: bao gồm các chỉ tiêu:

1) Năng lực tìm kiếm đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp với yêu cầu của sản xuất, kinh doanh.

3) Năng lực đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

4) Năng lực học tập, tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao.

c. Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ- bao gồm các chỉ tiêu:

1) Năng lực chủ trì dự án tiếp thu cơng nghệ

2) Năng lực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho vận hành, tiếp thu và đổi mới công nghệ.

3) Năng lực tìm kiếm quỹ vốn cho phát triển cơng nghệ.

4) Năng lực xác định thị trường mới cho sản phẩm và đảm bảo đầu vào cho sản xuất.

d. Năng lực đổi mới - bao gồm các chỉ tiêu:

1) Năng lực thích nghi cơng nghệ được chuyển giao bằng những thay đổi nhỏ về sản phẩm, thay đổi nhỏ về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu.

2) Năng lực lắp lại (duplicating) qui trình cơng nghệ đã có.

3) Năng lực thích nghi cơng nghệ mới được chuyển giao bằng những thay đổi, cải tiến nhỏ về qui trình cơng nghệ.

4) Năng lực thích nghi cơng nghệ được chuyển giao bằng những thay đổi cơ bản về sản phẩm, về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu.

5) Năng lực thích nghi cơng nghệ được chuyển giao bằng những thay đổi cơ bản về quy trình cơng nghệ.

6) Năng lực tiến hành nghiên cứu và triển khai thực sự, thiết kế các q trình cơng nghệ dựa trên kết quả nghiên cứu và triển khai.

7) Năng lực sáng tạo các sản phẩm hoàn toàn mới, bao gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: thích nghi cơng nghệ được chuyển giao bằng những thay đổi nhỏ về thiết kế sản phẩm và ngun liệu hoặc lắp lại quy trình cơng nghệ đã nhận được;

- Giai đoạn 2: thích nghi cơng nghệ được chuyển giao bằng những thay đổi, cải tiến nhỏ về quy trình cơng nghệ hoặc thay đổi nhiều về thiết kế sản phẩm và nguyên liệu;

- Giai đoạn 3: Thay đổi cơ bản về quy trình cơng nghệ (3);

- Giai đoạn 4: Tiến hành nghiên cứu và triển khai thực sự để có được quy trình cơng nghệ của mình cũng như các sản phẩm hoàn toàn mới.

Như vậy, qua khảo sát định lượng và định tính (thơng qua phỏng vấn sâu) cho thấy thực hiện chính sách “thị trường kéo” góp phần vào việc nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển công nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)