2.1 .Tổng quan về thị trường gạo EU
2.1.2.1 .Quy định chung
26
được xem xét và điều chỉnh lại hai lần một năm.
Bảng 2.4. Biểu thuế nhập khẩu gạo của EU
Đơn vị: €/Tấn
Loại gạo Mã HS Mức thuế
Gạo chưa xay 100610 211
Gạo lứt 100620 30/42,5/65
Gạo đã xay xát 100630 145/175
Gạo tấm 100640 65
Nguồn: EPA Monitoring, 2019
Trong biểu thuế này, có 2 loại gạo nhiều hơn 1 mức áp thuế đó là gạo lứt-gạo mới xát bỏ trấu và gạo đã xay xát. Đối với gạo lứt-gạo tách trấu có 3 mức áp thuế:
Thứ nhất, nếu số lượng nhập khẩu (ngoại trừ gạo lứt Basmati) dưới mức 382.226 tấn/năm tương đương 191.113 tấn/6 tháng đầu thì mức thuế €30/tấn sẽ được áp dụng trong kì thuế tiếp theo.
Thứ hai, nếu số lượng nhập khẩu vượt quá mức 517.130 tấn/ năm tương đương 258.565 tấn/6 tháng đầu tiên thì mức thuế sẽ được cố định ở mức €65/tấn.
Thứ ba, nếu số lượng nhập khẩu nằm ở giữa hai mức trên thì mức thuế sẽ được cố định ở mức €42,5/tấn.
Đối với tất cả các loại gạo đã xay xát cũng có 2 mức thuế áp: Nếu số lượng nhập khẩu dưới mức 387.743 tấn/năm tương đương với 182.239 tấn/6 tháng đầu tiên thì mức thuế sẽ áp là €145/ tấn và nếu số lượng trên mức này thì thuế nhập khẩu sẽ áp là €175/ tấn.
Các thỏa thuận quốc tế theo WTO hoặc các đàm phán song phương, hạn ngạch thuế quan cho phép nhập khẩu gạo với mức thuế thấp hơn hoặc bằng 0 được quy định tại các thỏa thuận khác nhau giữa các nước EU. Các nước sau được hưởng hạn ngạch nhập khẩu gạo vào thị trường EU với mức thuế 0%: Bangladesh: 4000 tấn gạo các loại ngoại trừ gạo lứt; Trung Mỹ: 22.000 tấn gạo các loại ngoại trừ gạo đã xay xát; Peru: 40.800 tấn gạo các loại trừ gạo đã xay xát.
Bên cạnh đó, Liên minh EU dành ưu đãi cho các nước kém phát triển theo chương trình EBA ( Everything But Arms), theo đó EU miễn thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng
27
hóa từ các nước kém phát triển vào thị trường EU trừ vũ khí. Campuchia và Myanmar là hai quốc gia xuất khẩu gạo vào thị trường EU được hưởng ưu đãi này tuy nhiên, trong chương trình này có một điều khoản bảo vệ theo đối tác ưu đãi có thể bị đình chỉ tạm thời. Một cuộc điều tra đưa ra hồi tháng 3 năm 2018 đã cho thấy sự gia tăng đáng kể nhập khẩu gạo Indica từ Campuchia và Myanmar đã gây ra sự cạnh tranh đối với người dân sản xuất loại gạo này ở châu Âu. Cụ thể lượng gạo Indica nhập khẩu từ cả hai quốc gia này cộng lại đã tăng 89% trong năm mùa trồng lúa vừa qua, đồng thời giá thấp hơn đáng kể so với giá thị trường EU. Sự gia tăng nhập khẩu với giá thấp này đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho các nhà sản xuất gạo của EU đến mức thị phần của họ tại EU giảm đáng kể từ 61% xuống 29%. Do đó, từ ngày 18/01/2019 Ủy ban Châu Âu đã quyết định áp lại thuế nhập khẩu sẽ giảm dần trong thời gian ba năm đối với gạo nhập khẩu €175/tấn, sau đó giảm dần xuống €150/tấn vào năm thứ hai và €125/tấn vào năm thứ ba.
Về quy định an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất lượng
gạo:
Thứ nhất, an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong luật thực phẩm châu Âu và được điều chỉnh bởi Luật thực phẩm chung (General Food Law). Để xuất khẩu gạo sang EU, nhà xuất khẩu phải đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm. Luật thực phẩm chung quy định về an toàn thực phẩm trong khu vực Liên minh châu Âu và luật này cũng áp dụng cho tất cả các loại gạo. Nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn gắt gao này thì lơ hàng đó sẽ bị từ chối, trả về và sẽ tổn thất rất nhiều chi phí cho việc đó.
Thứ hai, nồng độ tối đa của chất arsenic có trong gạo như sau: gạo trắng: 0,2 mg/kg, gạo lứt: 0,25 mg/kg, gạo làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: 0,1 mg/kg, các sản phẩm làm từ gạo: 0,3 mg/kg.
Thứ ba, giới hạn dư lượng tối đa (Maximum Residue Limits) về thuốc bảo vệ thực vật là điều kiện mà các nhà xuất khẩu phải vượt qua để có thể xuất khẩu một lơ hàng thành công vào thị trường EU. Nhà xuất khẩu có thể tìm thấy giới hạn dư lượng tối đa về thuốc trừ sâu đối với gạo trên trang EU Pesticide Database, có khoảng 500 chất với giới hạn chủ yếu ở mức 0,01 mg/kg. Gần như chỉ có sản xuất lúa hữu cơ mới đủ đạt được yêu cầu khắt khe này của EU.
28
phấn: 1,5 – 2,0%, hạt đỏ: 1,0%; hạt đốm: 0,5%; hạt bị nhiễm bẩn: 0,25%, hạt vàng: 0,02%. Ngoài ra, các nhà nhập cần đáp ứng yêu cầu về dán nhãn, đóng gói sản phẩm nhưng những yêu cầu này dễ dàng được đáp ứng bởi tất cả các nhà xuất khẩu.
Đối với gạo Việt Nam, các chỉ tiêu về mức độ an toàn trong chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo vì chưa có một QCVN gạo riêng nên các chỉ tiêu về tiêu chuẩn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo được quy định tại: QCVN 8-2:2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm. QCVN 8-2:2011/BYT và QCVN 8-1:2011/BYT sẽ quy định lượng kim loại nặng tối đa, và độc tố vi nấm trong thực phẩm cũng được áp dụng dành cho gạo. Bên cạnh đó là những quy định bổ sung về kim loại nặng và độc tố vi nấm theo TCVN 11888: 2017 cho gạo được quy định như bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu về mức độ an toàn trong chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo
Kim loại nặng Kim loại nặng
Chỉ tiêu (mg/kg) Mức tối đa Chỉ tiêu xét nghiệm
( Ijg/kg) Hàm lượng tối đa
Hàm lượng Cadimi Nhỏ hơn 0.4 Hàm lượng chất
aflatoxin Nhỏ hơn 5
Hàm lượng asen Nhỏ hơn 1,0 Hàm lượng chất
aflatoxin tổng số Nhỏ hơn 10
Hàm lượng chì Nhỏ hơn 0,2
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2022 Như vậy, qua bảng đánh giá về mức độ an toàn trong chỉ tiêu kiểm nghiệm gạo thì gạo
Việt Nam đạt tiêu chuẩn an tồn thực phẩm khi xuất khẩu.