.Kinh nghiệm từ Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 27)

1.5 .Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường EU

1.5.1 .Kinh nghiệm từ Thái Lan

Thái Lan là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới, hơn Việt Nam cả về số lượng và

giá trị và cho đến nay vẫn chưa có nước nào thay thế được vị trí này. Thái Lan là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam. Xuất khẩu gạo hằng năm của Thái Lan chiếm khoảng 30% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.

Chất lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan được đánh giá cao hơn gạo Việt Nam và một số nước xuất khẩu khác, trong đó gạo có chất lượng cao luôn chiếm tỉ trọng lớn và được trả giá cao trên thị trường. Thái Lan đang thực hiện chính sách xuất khẩu hướng vào chất lượng, đặc biệt là gạo cao cấp để có giá bán cao. Thái Lan đã xây dựng được thương hiệu gạo của mình trên thế giới. Thái Lan không những là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Thái Lan cịn thành cơng trong việc xây dựng gạo Hom Mali Thái trở thành “loại gạo ngon nhất thế giới”. Hom Mali còn được gọi là gạo hoa nhài, một giống gạo nguyên thủy được phát triển bởi những người nông dân Thái. Ngày nay, tên Hom Mali không hề xa lạ với người tiêu dùng gạo trên thế giới với ấn

16

tượng về chất lượng cao, hạt dài, thon trịn và bóng, mùi thơm gần giống lá nếp. Đây là loại gạo tạo nên thương hiệu của người Thái. Để duy trì được chất lượng của sản phẩm, trong hàng chục năm Bộ nông nghiệp và người nông dân Thái đã thay đổi, cải tiến nhiều khâu sản xuất để đạt được thương hiệu bền vững. Chính phủ nước này cũng đã ban hành nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt như gạo phải được trồng ở Thái Lan và có chứng nhận của cơ quan nơng nghiệp, mỗi hạt có chiều dài khơng dưới 7mm, chiều rộng khơng nhỏ hơn 3mm hay như hàm lượng tinh bột phải nằm trong khoảng từ 12% đến 19% và độ ẩm không được vượt q 14%. Tất cả chỉ vì mục đích khẳng định, duy trì và bảo tồn loại gạo làm nên thương hiệu này. Ngồi ra, Thái Lan cịn tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm gạo: gạo trắng Thái, gạo tấm trắng Thái, gạo đồ Thái, gạo lứt Thái…Chính phủ Thái Lan kiên định thực hiện chính sách tự do hóa thương nghiệp và giá cả dựa trên cơ chế thị trường, song vẫn tham gia điều tiết khi giá lúa gạo biến động bất lợi cho nông dân, đồng thời cho nông dân vay thế chấp bằng gạo để họ giữ gạo chờ đến khi giá gạo có lợi cho họ. Chính nhờ những điều trên mà thương hiệu gạo của Thái Lan luôn ở những vị trí dẫn đầu và có khả năng cạnh tranh cao so với các đối thủ trên thị trường .

Cơ chế quản lý thị trường gạo của Thái Lan minh bạch và cơng bằng lợi ích với người nơng dân và doanh nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thái Lan đã xây dựng chiến lược phát triển hạt gạo của riêng mình theo cách tổ chức rất khoa học: Chính phủ cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần tạo các kho với tiêu chuẩn quốc gia về kho chứa gạo. Khi nông dân thu hoạch, họ chuyển hàng tới kho gần nhất. Các kho gạo cấp cho nông dân giấy tờ xác nhận về khối lượng, chất lượng, loại gạo mà họ gửi ở kho. Bản thân các kho cũng đưa thông tin cập nhật về gạo lên sàn giao dịch chung, công khai và minh bạch. Các thương nhân, doanh nghiệp đăng kí mua bán theo giá cả thị trường trên sàn giao dịch đó và người nơng dân quyết định bán gạo theo cách chào giá này. Như vậy, ở bất kỳ thời điểm nào, quản lý Nhà nước của Thái Lan cũng nắm chắc chắn số lượng gạo sản xuất, mua bán, giá cả và tồn kho trong nội bộ nền kinh tế. Bản thân các nông dân của Thái Lan được tiếp cận với hệ thống thông tin đầy đủ, không bị ép giá và khơng bị tình trạng đầu cơ thao túng. Hơn nữa, ngay cả khi chưa bán được gạo, với chứng nhận cử họ tại kho gạo, nơng dân có thể tiếp cận ngân hàng địa phương để chiết khấu tiền cho sinh hoạt, tái tổ chức sản xuất cho vụ mùa tiếp theo. Với mơ hình này, Thái Lan đã tạo ra được một thị trường gạo với thông tin đầy đủ, cân xứng, minh bạch và vì lợi ích của tất cả các bên, đặc biệt là của người nông dân.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng đề cao vai trò của Hiệp hội các nhà xuất khẩu nhằm giúp đỡ và ủng hộ các công ty xuất khẩu. Hiệp hội là trung gian giữa các doanh nghiệp

17

tư nhân và nhà nước về xuất khẩu gạo. Hiệp hội đề xuất những vấn đề có liên quan đến thương mại lúa gạo giúp tăng hiệu quả cạnh tranh xuất khẩu hoặc kiến nghị chính phủ giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Bộ phận quản lý Nhà nước Thái Lan sẽ cùng thảo luận với hiệp hội khi chính phủ đề ra những chính sách hoặc quy định về thương mại lúa gạo. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Thái Lan ra toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)