.Xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 63 - 65)

3.3 .Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU

3.3.4 .Xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam

Những năm gần đây, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng

gạo xuất khẩu tồn thế giới. Đến nay, gạo Việt Nam đã có mặt ở gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ với các sản phẩm khá đa dạng như: gạo hạt dài, gạo hạt ngắn, gạo thơm, gạo đồ, gạo hữu cơ…Đáng chú ý, gạo Việt Nam bước đầu thâm nhập được vào những thị trường có yêu cầu cao: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu… Xuất khẩu gạo có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng thẳng thắn nhìn nhận, nhiều năm qua gạo Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu. Chủ yếu người tiêu dùng cuối cùng sử dụng gạo Việt Nam nhưng không thông qua một thương hiệu khác. Mặc dù cơ cấu xuất khẩu gạo có nhiều thay đổi tích cực, nhưng gạo trắng cấp thấp vẫn chiếm hơn 30%.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, thị trường yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn, ngành lúa gạo muốn phát triển bền vững, có thương hiệu địi hỏi sản phẩm phải có chất lượng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Do đó, cần phải có giải pháp tổng thể; cụ thể, phải xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất, tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói…theo quy trình sạch, gạo hữu cơ.

Trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa chọn ra được một giống lúa tốt chủ lực, đang xuất khẩu rất nhiều loại gạo khác nhau. Điều này sẽ hạn chế tính cạnh tranh, xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, ở các nước, việc xây dựng một loại gạo mang tính cạnh tranh cao được quan tâm hàng đầu. Điển hình như Campuchia, mặc dù đi sau Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu gạo, nhưng hiện nay, Campuchia đã có gạo thơm Phka Romdoul nổi

54

tiếng thâm nhập thị trường khó tính như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Có được sự thành công này là do Campuchia biết cách làm thương hiệu thơng qua chọn một vài dịng sản phẩm chất lượng cao để tập trung sản xuất chứ không làm đại trà. Campuchia xác định mục tiêu khách hàng là ai và nỗ lực tạo sự tin tưởng về chất lượng và tính chuyên nghiệp.

Ngồi việc phát triển nguồn giống, từ góc nhìn của doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất và xuất khẩu gạo, để gạo Việt Nam có thương hiệu và cạnh tranh được trên thị trường phải áp có các giải pháp:

Tạo ra loại gạo đặc sản của riêng Việt Nam: Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp người dân trong quá trình sản xuất tạo ra những loại gạo đặc sản sẽ tăng sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, đặc biệt sẽ chiếm ưu thế hơn so với gạo Thái. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ bà con nơng dân về giống cây trồng, phân bón vi sinh và các khóa đào tạo kỹ thuật về chăm sóc sản xuất các giống lúa thơm. Đây là một trong những bước quan trọng, góp phần giúp người nơng dân tạo ra những loại gạo đặc sản để đưa được thương hiệu gạo Việt vào thị trường EU một cách chính thống và bền vững. Với sự thành công trong việc tạo ra giống thơm ST25- gạo ngon nhất thế giới thì cơng việc tiếp theo của các kỹ sư cần phổ cập những giống mới này đến với người nông dân. Thông qua sách báo, tivi hãy truyền đạt thông tin kỹ thuật canh tác, điều kiện phù hợp để giống lúa này được nhân rộng hơn, tạo thành một lợi thế cạnh tranh, thương hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu để tạo ra những giống gạo đặc sản khác, để tăng chủng loại gạo đặc sản trên thị trường.

Người nông dân đẩy mạnh sản xuất các loại gạo thơm đặc sản. Hiện nay, không chỉ EU đòi hỏi những loại gạo thơm cao cấp đặc sản hầu như xu hướng tiêu dùng trên thế giới cũng ưa chuộng những loại gạo cao cấp này. Vì vậy để cạnh tranh được, thâm nhập và mở rộng được nhiều thị trường hơn nữa thì chúng ta cần thay đổi giống lúa gạo đáp ứng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân toàn cầu.

Các chính sách xây dựng thương hiệu gạo: Nhà nước có thể xây dựng thương hiệu,

nâng cao hình ảnh gạo Việt thông qua việc tổ chức các hội chợ trong nước và quốc tế nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu gạo Việt Nam đến doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác chung giữa các cơ quan xúc tiến thương mại với doanh nghiệp xuất khẩu để quảng bá, khẳng định hình ảnh, chất lượng gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng thời hỗ trợ, khuyến

55

khích các doanh nghiệp đẩy mạnh việc sử dụng thương hiệu gạo Việt trong quá trình xuất khẩu.

Khơng chỉ có những chính sách của Nhà nước nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam mà các doanh nghiệp cũng đóng vai trị quan trọng trong việc đưa hình ảnh gạo Việt Nam ra với bạn bè quốc tế thông qua các hoạt động marketing, tạo dựng mối quan hệ với các đối tác. Với việc trực tiếp đưa gạo Việt đến với thị trường thế giới thì doanh nghiệp là người thực hiện và tạo dựng hình ảnh, định vị thương hiệu nhanh và hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động quảng bá trực tiếp thông qua việc dán các logo thương hiệu gạo của Việt lên bao bì, nhãn mác để tăng tính nhận diện thương hiệu hoặc xúc tiến qua các hội chợ triển lãm tại thị trường các nước đối tác. Thơng qua các hoạt động đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận trực tiếp được với người tiêu dùng, tìm hiểu được nhu cầu và sở thích để đáp ứng được tốt nhất theo thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó, sẽ có những hoạt động marketing và các sản phẩm phù hợp với thị trường đó. Mọi hoạt động thực hiện tốt đều sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam và tạo dựng thành cơng hình ảnh thương hiệu gạo Việt Nam trong lịng người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)