3.1.1.Định hướng thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam vào EU
Đa dạng hóa nhiều loại gạo với các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường EU. Thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường EU theo các định hướng sau đây:
Tăng cường thâm canh tăng năng suất lúa gạo, kết hợp với khai hoang, tăng vụ ở những nơi có điều kiện, trong đó tập trung vào định hướng có tính chiến lược lâu dài là thâm canh tăng năng suất lúa. Định hướng này bảo đảm mục tiêu lớn nhất là an ninh lương thực quốc gia, sau đó là dư gạo để xuất khẩu. Bên cạnh đó có thể chuyển đổi các loại lúa canh tác trong thời vụ hiệu quả nhằm đem lại năng suất cao nhất, góp phần tăng sản lượng gạo phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Đa dạng hóa sản xuất lúa gạo xuất khẩu vào thị trường EU bao gồm chủng loại gạo, phẩm chất các giống lúa gạo và người sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu. Theo định hướng này thì đa dạng hóa phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường trên cơ sở nhu cầu và biến động của thị trường quốc tế để sản xuất ra những sản phẩm thích hợp.
Tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vừa tăng năng suất và sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, vừa không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái. Yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái khi áp dụng khoa học kỹ thuật là hồn tồn cần thiết vì nếu khơng tính đến yếu tố này sẽ rất dễ gây nên tình trạng ứng dụng không hợp lý các thành tựu công nghệ hiện đại, tăng năng suất lúa nhưng phá hoại môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người, nhất là trong tương lai.
Chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của thị trường EU. EU là thị trường khó tính nên cần phải đảm bảo các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Xác định các thị trường trọng điểm để tạo bước đột phá xuất khẩu, tận dụng những ưu đãi về thuế và phi thuế mà các nước trong khu vực dành cho nhau để tạo cầu nối mở rộng trao đổi thương mại với các quốc gia khác, phấn đấu đạt mức tăng trưởng xuất khẩu 20% mỗi năm.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như vận động và tổ chức các đoàn mua hàng của EU vào Việt Nam tham dự hội chợ triển lãm, tiến hành hội thảo giao
45
thương, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, hội thảo quốc tế tại khu vực để giao dịch trực tiếp với người mua.
3.1.2.Mục tiêu
Tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường EU. Không chỉ là tăng trưởng mà cần ổn định khối lượng và kim ngạch xuất khẩu theo từng năm, sẵn sàng ứng phó với các biến động của thị trường. Nâng cao chất lượng cho mặt hàng gạo xuất khẩu sang thị trường EU để tăng lợi nhuận cho nhà xuất khẩu và đảm bảo lợi ích của người nơng dân. Đặc biệt xây dựng các thương hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam đồng thời cải thiện giá sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh với mặt hàng gạo từ các quốc gia khác.
Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, đến năm 2025, tỷ trọng gạo trắng cấp thấp và trung bình khơng vượt q 20% tổng lượng gạo xuất khẩu, gạo trắng cấp cao chiếm khoảng 25%, tỷ trọng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 30%, gạo nếp chiếm khoảng 20%, các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo hữu cơ, gạo đồ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5%. Đến năm 2030, tỷ trọng gạo trắng thường chiếm tỷ trọng khoảng 25%, trong đó gạo cấp thấp và trung bình khơng vượt q 10% tổng lượng gạo xuất khẩu; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 40%, gạo nếp chiếm khoảng 25%; tăng dần tỷ trọng các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo hữu cơ, gạo đồ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 10%.
Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới. Đến năm 2015, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 2%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 5%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 8%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 3%. Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 25%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 6%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 10%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
3.2.Cơ hội và thách thức xuất khẩu mặt hàng gạo sang EU trong bối cảnh hiệp định EVFTA
46
3.2.1 Cơ hội
Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có
hiệp định thương mại tự do với EU, điều này giúp khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. EVFTA là Hiệp định tồn diện, chất lượng cao, cân bằng lợi ích giữa hai bên và mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã ký kết từ trước tới nay. Đây cũng chính là cơ hội mở đường cho Việt Nam tiếp cận với thị trường EU đầy tiềm năng. Rất nhiều mặt hàng xuất khẩu được hưởng lợi khi hiệp định này chính thức có hiệu lực trong đó khơng thể khơng kể đến mặt hàng gạo xuất khẩu với hạn ngạch 80.000 tấn cho các loại gạo.
Tận dụng ưu đãi hạn ngạch nhập khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo
Việt trong thị trường EU: Với hạn ngạch thuế quan 80.000 tấn gạo/năm ( gồm 30.000
tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm) mà EU dành cho mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam và đặc biệt EU sẽ tự do hóa hồn tồn đối với gạo tấm, cam kết này có thể giúp Việt Nam xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo vào EU hàng năm. Như vậy, thuế nhập khẩu hiện tại mà EU áp với gạo Việt là ưu đãi cực kì lớn, thuế nhập khẩu về 0% làm tăng lượng và kim ngạch xuất khẩu lên đáng kể. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo vào thị trường EU có tăng thêm 65% vào năm 2025.
Hơn nữa, với hạn ngạch xuất khẩu, thuế nhập khẩu 0%, gạo VN tăng được khả năng cạnh tranh với gạo Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia trong thị trường nội địa nhập khẩu. Về chất lượng gạo thì phải nâng cao để đáp ứng được yêu cầu của thị trường và giá cả lại càng có sức cạnh tranh hơn do được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu. Như vậy, Việt Nam có thể đặt niềm tin rằng gạo Việt có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn và sẽ chinh phục được người tiêu dùng EU.
Cơ hội phục hồi xuất khẩu gạo: Giai đoạn 5 năm gần đây, xuất khẩu gạo Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm mạnh về lượng cũng như kim ngạch so với giai đoạn 5 năm trước đó (2010 -2012), Việt Nam đã đánh mất vị trí thứ nhất về xuất khẩu gạo trên thế giới về tay Thái Lan và Ấn Độ. Không chỉ tăng lượng xuất khẩu ở mỗi thị trường EU mà chắc chắn sẽ tăng lượng xuất khẩu vào nhiều thị trường khác do danh tiếng của thị trường EU mang lại. Tổng thể thì sẽ tăng khối lượng xuất khẩu của cả nước lên một cách đáng kể. Đây chính là cơ hội để Việt Nam hồi phục được ngành xuất khẩu gạo và cũng là cơ hội lớn Việt Nam có thể tận dụng để vượt qua Thái Lan và Ấn Độ để giành lại vị trí xuất khẩu lớn nhất thế giới đã đánh mất.
47
Nâng cao hình ảnh, thương hiệu gạo Việt đến với bạn bè quốc tế: Đây là cơ hội để
Việt Nam có những chính sách trong việc nâng cao chất lượng, xây dựng hình ảnh thương hiệu gạo mà bao năm vẫn chưa thành cơng. Bên cạnh đó, việc có mặt ở những thị trường địi hỏi cao nhất chính là cơ hội cho gạo Việt Nam quảng bá thương hiệu vào được nhiều thị trường khác. Dù lượng hạn ngạch được cấp trong ưu đãi không quá nhiều, nhưng việc chinh phục được thị trường khắt khe khó tính bậc nhất như EU thì chắc chắn sẽ tạo được danh tiếng trên thị trường gạo thế giới. Gạo Việt Nam sẽ khơng cịn được định vị trên thị trường giá rẻ, chất lượng thấp và trung bình mà sẽ được nhắc đến với những loại gạo cao cấp, tạo nên hình ảnh, thương hiệu trong mắt bạn bè quốc tế.