2.1 .Tổng quan về thị trường gạo EU
2.1.2.2 .Quy định đối với nhập khẩu gạo của Việt Nam
Quy định về thuế quan: EU cam kết xóa bỏ thuế với các mặt hàng gạo của Việt Nam
như sau: Đối với các sản phẩm từ gạo: đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm; Tự do hóa hồn tồn đối với gạo tấm. Cam kết cắt 50% thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ thuế dần đều sau 5 năm; Thông qua cơ chế hạn ngạch thuế quan, trong đó, lượng nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ được hưởng mức thuế suất 0%: EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm); Áp dụng hạn ngạch thuế quan với 9 giống lúa thơm xuất khẩu
29
sang EU, gồm: Jasmine 85, ST 5, ST 20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451 và Tài nguyên Chợ Đào; Các lô hàng gạo đáp ứng quy định hạn ngạch này cần đi kèm giấy chứng nhận đúng chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các loại gạo được nêu trên và bắt buộc cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan.
Quy định về xuất xứ: Theo quy định của Hiệp định EVFTA (Mã HS 1006) thuộc nhóm hàng hóa có quy tắc xuất xứ thuần túy. Nhóm này bao gồm các hàng hóa được hình thành một cách tự nhiên trong lãnh thổ Việt Nam.
Sản phẩm gạo có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ được hưởng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA khi xuất trình được các chứng từ chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin), EVFTA có 2 thủ tục chứng nhận xuất xứ bao gồm: Thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thống (Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình) và Thủ tục nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ ( REX system).
Về thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thống thì đã quá quen thuộc theo các quy định của các FTA mà Việt Nam đã ký kết trước đó. Nhưng thủ tục nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ là hệ thống mới mà châu Âu áp dụng. Việt Nam bắt đầu áp dụng hệ thống REX từ ngày 01/01/2019. Các doanh nghiệp muốn được công nhận đủ điều kiện từ chứng nhận thì phải nộp hồ sơ cho Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để cơ quan này xét duyệt. Nếu được thơng qua thì sẽ được cấp một mã số REX. Từ đó doanh nghiệp xuất khẩu sẽ khai báo tên xuất xứ trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào thể hiện hàng hóa được xuất xứ với đủ thơng tin để xác định được hàng hóa đó.
Như vậy, gạo xuất khẩu của Việt Nam gần như đáp ứng được yêu cầu xuất xứ tại quy định này của Hiệp định EVFTA nếu đảm bảo quy trình thu mua từ chính người nơng dân Việt Nam.
2.2.Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018-2021 2.2.1.Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường EU
2.2.1.1.Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
Đến nay, gạo của Việt Nam đã thâm nhập được vào một số nước thị trường EU nhưng chiếm thị phần rất nhỏ trong lượng nhập khẩu gạo của EU từ các nước khác.
30
Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khu vực EU có thể kể đến là Pháp, Đức, Hà Lan và Ba Lan.
Hình 2.1.Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018-2021
Nguồn:Tác giả tự tổng hợp, 2022
Trong giai đoạn 2018 – 2021, ta thấy được sự tăng trưởng số lượng gạo xuất sang EU và cũng thấy sự vực dậy đáng ngoạn mục vào năm 2019. Năm 2018, lượng gạo xuất sang EU chỉ đạt 25.187 tấn tương đương với 13.339 nghìn USD do chất lượng gạo Việt Nam còn thấp, chưa thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường EU. Đến năm 2019, tăng mạnh cả về lượng lẫn kim ngạch, lượng gạo Việt xuất sang EU tăng lên rõ rệt đạt 58.767 tấn gấp 2,33 lần so với sản lượng năm 2018. Có được con số ngoạn mục này là do năm 2019 gạo thơm ST25 của Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới.
Năm 2020, lượng gạo xuất sang EU tăng lên không đáng kể chỉ tăng lên 612 tấn so với năm 2019 với kim ngạch đạt 35.359 nghìn USD cũng là bước khởi đầu đánh dấu Hiệu lực của Hiệp định EVFTA năm 2020. Sang đến năm 2021, sản lượng gạo xuất khẩu sang thị trường EU vượt trên mức 60 nghìn tấn cho thấy ngành gạo Việt Nam xuất sang EU đang có sự tăng trưởng vượt bậc cũng là nhờ ưu đãi của Hiệp định EVFTA.Đây là cơ hội để vực dậy tiềm năng xuất khẩu của gạo Việt Nam sang EU giai đoạn này. 2.2.1.2.Cơ cấu thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong khu vực EU
25187 58767 59739 62783 13339 30730 35359 54512 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
31
Mặc dù luôn nằm trong top những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng thị
trường xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua ít được mở rộng mà vẫn chủ yếu xuất khẩu sang những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, châu Phi,.. Do đó,khi Trung Quốc thay đổi quy định chính sách về nhập khẩu gạo sang thị trường này thì lượng gạo Việt Nam xuất sang thị trường này bị giảm đi đáng kể, năm 2020 lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 447.127 tấn, giảm 64,2% so với năm 2019. Các nước thuộc khu vực EU là những thị trường vô cùng tiềm năng mà Việt Nam cần hướng tới.
Bảng 2.6.Xuất khẩu gạo Việt Nam sang khu vực EU năm 2021
ĐVT: Tấn, nghìn USD
Quốc gia Khối lượng (tấn) Giá trị (nghìn USD)
Ba Lan 6.205 4.097 Hà Lan 6.657 5.199 Đức 8.370 7.923 Italia 6.427 6.283 Cộng hòa Séc 7.313 6.599 Pháp 17.477 13.243 Thị trường khác trong EU 10.334 11.168 Tổng 63.783 54.512 Nguồn: Trademap, 2021
Qua bảng trên cho thấy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang khu vực EU đang có xu hướng tăng lên dần đều. Trong 27 quốc gia thuộc khu vực EU thì Việt Nam năm 2021 xuất khẩu nhiều sang các quốc gia: Ba Lan, Hà Lan, Đức, Italia, Cộng hòa Séc, Pháp. Theo Trademap, trong năm 2021, tổng khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU là 62.783 tấn chỉ chiếm 1,43% tổng khối lượng xuất khẩu gạo. Đây là một con số quá nhỏ chứng tỏ gạo Việt Nam vẫn chưa chinh phục được thị trường gạo khó tính như EU.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang hầu hết các nước EU đều ghi nhận mức tăng trưởng bình quân cao trong giai đoạn 2018-2021. Ba Lan, Hà Lan, Đức, Italia, Cộng hòa Séc, Pháp hiện là các thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, chiếm tỷ trọng lần lượt là 9,88%, 10,6%, 13,33%, 10,23%, 11,64%, 27,83%, 16,45%.
32
ĐVT: %
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2022
Trong các quốc gia nhập khẩu gạo Việt Nam thuộc khu vực EU thì Pháp là quốc gia nhập khẩu lớn nhất, với khối lượng đạt 17.477 tấn và kim ngạch đạt 13.243 nghìn USD chiếm 27,83% trong cơ cấu thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam. Tiếp theo là đến Đức, với khối lượng đạt 8.370 tấn và kim ngạch đạt 7.923 nghìn USD chiếm 13,33% trong cơ cấu thị trường nhập khẩu gạo Việt. Các quốc gia cịn lại cũng có hoạt động nhập khẩu đều qua các tháng nhưng với số lượng khơng q nhiều. Có thể thấy lượng gạo Việt xâm nhập vào thị trường EU đang có xu hướng tăng lên, cố gắng làm hài lịng được thị trường gạo khó tính này với những ưu đãi mà hiệp định thương mại tự do EVFTA mang lại.
2.2.1.3.Cơ cấu chủng loại gạo của Việt Nam xuất khẩu sang EU
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu là gạo đã xát toàn bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ; gạo lứt và gạo tấm. Thóc chiếm thị phần ít hơn các loại gạo này trong thị trường EU:
Bảng 2.7. Chủng loại gạo nhập khẩu của EU từ Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021
ĐVT: Tấn Ba Lan 9.88 Hà Lan 10.6 Đức 13.33 Italia 10.23 CH Séc 11.64 Pháp 27.83 TT khác trong EU 16.45
33 Năm Chủng loại 2018 2019 2020 2020 100610 (Thóc) 1 11 3 97 100620 (Gạo lứt) 7.335 15.762 2537 2537 100630 (Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ) 13.344 32.000 49.698 59.633 100640 (Tấm) 2.838 754 936 416 Tổng 23.519 48.527 48.527 62.683 Nguồn: Trademap, 2021
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, trong những năm gần đây xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU đã đạt được những kết quả tăng trưởng đáng ghi nhận, tuy nhiên mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1%) trong tổng xuất khẩu gạo của cả nước. Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam cũng còn khiêm tốn, thấp hơn so với các nước ASEAN khác chỉ tương đương với 1/6 so với Thái Lan, 1/10 so với Myanmar và 1/4 so với Campuchia. Gạo Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là gạo đã xay xát tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2018 – 2021, năm 2018 lượng gạo đã xay xát xuất sang EU là 13.344 tấn nhưng đến năm 2021, lượng gạo tăng vượt mức đạt 59.633 tấn. Tuy nhiên, sản lượng thóc xuất sang thị trường EU đạt con số rất nhỏ chỉ vài chục tấn, năm 2018 chỉ xuất khẩu với một lượng cực kỳ nhỏ sang EU là 1 tấn, đạt mức xuất khẩu cao nhất là năm 2021 là 97 tấn thóc.
Lượng gạo lứt xuất sang EU đạt đỉnh cao năm 2019, sau đó giảm dần đến năm 2021 chỉ cịn 2537 tấn gạo lứt xuất sang EU. Sản lượng gạo tấm xuất khẩu sang EU cũng giảm dần qua các năm đến năm 2021 chỉ xuất sang EU 416 tấn gạo tấm do nhu cầu tiêu dùng của người dân EU thay đổi qua các năm.
Sản lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng giảm không đồng đều qua các năm. Một trong những nguyên nhân cản trở đà xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua là bởi thuế suất mà EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao, cụ thể là thuế tuyệt đối 175 EUR/tấn với gạo xay xát, 65 EUR/tấn với gạo tấm, 211 EUR/tấn
34
với lúa... Nhiều loại gạo thơm thuộc dòng ST20, ST25 đoạt giải gạo ngon nhất thế giới xuất khẩu vào thị trường EU với giá 700 USD/tấn nhưng chịu thuế nhập khẩu 45%. Chính vì vậy, giá bán cao hơn 1.000 USD/tấn, làm giảm khả năng cạnh tranh. Riêng một số nước áp thuế 100% thì giá gạo thơm lên tới 1.400 USD/tấn. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo sang thị trường EU phải đối mặt với sự cạnh tranh khá lớn giữa các nhà cung ứng. Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ… từ lâu đã tìm được chỗ đứng tại thị trường EU và khá quen thuộc với người tiêu dùng châu Âu.
Tỷ trọng của gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ (HS: 100630) cao nhất trong các chủng loại gạo xuất sang EU.
Hình 2.3.Cơ cấu chủng loại gạo của Việt Nam xuất khẩu sang EU GĐ 2018-2021
ĐVT: %
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2022
Gạo của Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là loại gạo trắng (gạo đã xay xát),
chiếm 95,13% trong tổng cơ cấu gạo của Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2021. Cơ 0.03
32.48 65.94
1.55
Năm 2019
Thóc Gạo lứt Gạo trắng Gạo tấm
0.02 23.57 75.00
1.41
Năm 2020
Thóc Gạo lứt Gạo trắng Gạo tấm
0.15 4.04
95.13 0.66
Năm 2021
Thóc Gạo lứt Gạo trắng Gạo tấm
0.03 31.18 56.73
12.06
Năm 2018
35
cấu của gạo lứt xuất khẩu vào EU tăng giảm rõ rệt qua các năm do nhu cầu của người dân EU về loại gạo này thay đổi. Năm 2019, lượng gạo lứt xuất sang EU tăng cao nhất trong giai đoạn 2018 – 2021 đạt 32,48% do gạo lứt có thành phần dinh dưỡng cao hơn và tốt cho sức khỏe hơn so với gạo trắng đã xay xát nên người dân ưa chuộng loại gạo này hơn. Nhưng sang đến năm 2021, do nhu cầu của người dân EU thay đổi nên sản lượng gạo lứt giảm đi chiếm 4,04% tổng cơ cấu gạo xuất sang EU.
Phần trăm gạo trắng trong tổng cơ cấu gạo xuất khẩu giai đoạn 2018 - 2021 tăng dần. Năm 2021, thì lượng gạo trắng tăng so với năm 2020. Lượng thóc xuất khẩu sang thị trường EU giảm dần qua các năm 2018, 2019, 2020 và 2021 lần lượt là: 0,03%, 0,03%, 0,02% và 0,15%. Người dân EU không ưa chuộng tiêu dùng gạo tấm nên sản lượng gạo tấm EU nhập khẩu của Việt Nam không đáng kể, năm 2021 chỉ nhập khẩu 0,66% lượng gạo lứt từ Việt Nam. Như vậy cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân EU thay đổi theo từng năm. Mặt khác, EU là một thị trường khó tính với những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu và đặc biệt nghiêm ngặt với các mặt hàng nông sản thực phẩm với mục đích để bảo vệ sức khoẻ con người, điển hình như các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, yêu cầu về đóng gói, dán nhãn; cơng cụ phịng vệ thương mại được áp dụng thường xuyên. Đối với các mặt hàng gạo, vấn đề truy xuất nguồn gốc được đặc biệt quan tâm và chứng nhận GlobalGAP là điều kiện tiên quyết. Do đó có thể lượng gạo Việt Nam xuất sang EU bị giảm đi.
2.3.Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU
2.3.1.Thực tiễn thúc đẩy xuất khẩu gạo sang EU giai đoạn 2018-2021
Để thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường tiềm năng EU, Chính phủ Việt Nam đã
đưa ra các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu gạo sang EU. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô lớn, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng. Vì vậy, chiến lược của Việt Nam là tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu. Khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường, thúc đẩy xuất khẩu góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân, thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo.
36
Tăng tỷ lệ xuất khẩu gạo: Chiến lược phấn đấu điều chỉnh giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng vẫn giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo; chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam. Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU năm 2021 dù chưa ghi nhận sự gia tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu và trị giá thu về đã tăng lên đáng kể với 53.910 tấn, trị giá 38,07 triệu USD, so với năm 2020 chỉ tăng 0,8% về lượng nhưng trị giá thu về tăng tới 21,6%.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021.
Mặc dù EU hiện chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam (chiếm 1% về lượng và 1,3% về kim ngạch) nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về