2.4.2.1.Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam đạt được khi xuất khẩu gạo sang EU vẫn còn tồn tại một số những hạn chế:
Thứ nhất, chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chưa cao. Hiện nay, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo có chất lượng cao sang EU nhưng chất lượng gạo này chưa thể so sánh được với chất lượng gạo của Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia. Hơn nữa, các quốc gia này đều đã xây dựng thương hiệu cho mặt hàng gạo xuất khẩu còn Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu gạo nên cịn gặp nhiều khó khăn bất lợi khi cạnh tranh với gạo của các nước này.
Thứ hai, hệ thống phân phối gạo hiện nay của Việt Nam hầu như phải trải qua nhiều khâu trung gian từ sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng nên lợi ích của người nông dân không được đảm bảo. Việc gạo trải qua nhiều khâu trung gian làm cho chất lượng gạo khơng được đảm bảo, có thể làm mất uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng với chất lượng kém.
Thứ ba, các hoạt động quảng bá cho mặt hàng gạo còn non yếu, họat động tiếp thị riêng lẻ, rời rạc chưa có sự đồng bộ nhất quán giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Các phương thức quảng bá truyền thống như tổ chức triển lãm, tham gia hội chợ quốc tế chưa được các doanh nghiệp chú trọng.
2.4.2.2.Nguyên nhân
Chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chưa cao nguyên nhân là do khâu chế biến, bảo quản của cả nông dân và cả thương lái. Ngoài ra, chất lượng hạt gạo kém cịn do nơng dân thiếu hiểu biết phơi lúa ngoài đồng hay để lúa chín quá mới thu hoạch. Đối với sản xuất lúa hàng hóa, khi phơi qua đêm, độ ẩm gạo tăng do hút sương rồi ban ngày nắng, nhiệt độ cao làm cho độ ẩm giảm đột ngột quá mức làm cho hạt gạo bị rạn vỡ từ trong vỏ trấu. Vì thế khi xay xát, gạo bị vỡ vụn rất nhiều. Gạo trước khi đến tay nhà xuất khẩu thường qua công đoạn xay xát, phơi sấy hong khô của nông dân hoặc những người bán bn. Tuy nhiên, q trình này khơng được thực hiện đúng tiêu chuẩn,
43
máy móc thiết bị, các quy trình kỹ thuật đều chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng làm cho hạt gạo thành phẩm có chất lượng kém. Bên cạnh đó, khi gạo qua tay những người bán bn thì có thể gạo đã bị trà trộn những loại gạo kém chất lượng đến khi tới tay nhà xuất khẩu khơng kiểm sốt được chất lượng.
Gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU phải thông qua nhiều khâu trung gian gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu và người tiêu dùng cuối cùng do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về thị trường này. Do thiếu thông tin nên các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro khi thực hiện hợp đồng nhất là khâu thanh tốn. Trong khi đó, các trung gian xuất khẩu gạo lại rất am hiểu về thị trường EU, có hệ thống phân phối gạo trên thị trường này. Do vậy, mặc dù biết xuất khẩu qua trung gian thì sẽ khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh nhưng đấy là phương án giảm thiểu rủi ro nhiều nhất cho các doanh nghiệp.
Các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như xây dựng thương hiệu gạo còn nhiều hạn chế là do các cơ quan có thẩm quyền cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc quảng bá cũng như xây dựng thương hiệu cho mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường EU. Qua đó chưa có được các chiến lược cũng như tầm nhìn cụ thể cho việc xúc tiến thương mại tại thị trường này, làm cho các hoạt động quảng bá hình ảnh gạo Việt Nam bị rời rạc và chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
44
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO
CỦA VIỆT NAM SANG EU GIAI ĐOẠN 2018-2021